CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Thứ tư - 20/06/2012 06:05
Các tiêuchuẩn được sử dụng trong các hệ thống thông tin Chínhphủ điện tử (CPĐT), được coi như các luật chi phốicác hoạt động trong các hệ thống thông CPĐT tin đó.
TạiViệt Nam, chúng ta đã quen với việc các cơ quan quản lýnhà nước đưa ra danh sách các tiêu chuẩn để sử dụngtrong các cơ quan nhà nước khi xây dựng các hệ thốngthông tin, có khả năng là cho phần cứng, phần mềm, cácthiết bị viễn thông và cả thông tin, dữ liệu của hệthống thông tin đó, bao gồm cả các hệ thống thông tincho các ứng dụng - dịch vụ CPĐT. Nhiều khi, chúng ta,những người hàng ngày làm việc trong giới công nghệthông tin và truyền thông tự hỏi, qui trình - cách thức- và làm thế nào có được các tiêu chuẩn phù hợp nhấtđể sử dụng chúng hiệu quả trong thực tế hàng ngàykhi xây dựng hệ thống CPĐT Việt Nam?
Bài viếtnày đề cập tới cách tiếp cận của nước Đức trongviệc phân loại và lựa chọn các tiêu chuẩn để sửdụng trong hệ thống CPĐT, kể từ đầu những năm 2000và luôn được cải tiến cho tới nay. Qua đó hy vọng đưara được những nhận xét so sánh với mong muốn tìm rađược cách tiếp cận phù hợp cho các tiêu chuẩn đượcsử dụng khi xây dựng hệ thống CPĐT Việt Nam.
Để xâydựng các ứng dụng - dịch vụ cho CPĐT sử dụng tạiĐức và tại tất cả các quốc gia trong Liên minh châuÂu, Chính phủ Đức đã xuất bản nhiều tài liệu cóliên quan, trong đó nổi bật nhất là tài liệu “Chuẩnvà Kiến trúc cho các ứng dụng CPĐT”, gọi tắt làSAGA, viết tắt từ các ký tự đầu bằng tiếng Anh của“Standards and Architectures for eGovernment Applications”, hiệnđang có phiên bản 5.0.
PHÂN LOẠI CÁCTIÊU CHUẨN
Các tiêuchuẩn được chia thành 3 chủng loại trong SAGA. Các tiêuchuẩn cạnh tranh mà không được tuyên bố sẽ không hoặcchỉ được sử dụng nếu tuyệt đối không thể tránhkhỏi.
  1. Đang được theo dõi:
Các tiêu chuẩn đang được theo dõi nếu chúng phù hợpvới xu thế phát triển dự kiến, được hoàn thành vàđáp ứng những yêu cầu tối thiểu cho tính mở của cáctiêu chuẩn (Định nghĩa về chuẩn mở được nêu trongbài: “Từnguồn mở đến công nghệ mở - Một hướng đi mặcđịnh”, tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng09/2011). Các tiêu chuẩn này có thể còn chưa chứng minhđược giá trị của chúng trong ứng dụng thực tế hoặcchưa đáp ứng được tất cả các mục tiêu của tàiliệu SAGA.
Trong trường hợp không tiêu chuẩn cạnh tranhbắt buộc hoặc được khuyến cáo nào tồn tại để bổsung cho các tiêu chuẩn đang được theo dõi, thì nhữngtiêu chuẩn đang được theo dõi như vậy có thể đượcsử dụng trong các ứng dụng CPĐT. Chỉ trong những trườnghợp ngoại lệ được chứng minh thì sự ưu tiên sẽđược đưa ra cho các tiêu chuẩn đang được theo dõi hơncác lựa chọn thay thế được phân loại cao hơn.
  1. Được khuyến cáo:
Các tiêu chuẩn được khuyến cáo nếu chúngđã được thử và kiểm thử trong ứng dụng thực tếnhưng nếu tồn tại một tiêu chuẩn bắt buộc, phù hợphơn hoặc nếu chúng không đáp ứng được tất cả cácmục tiêu của SAGA. Tuy nhiên, những yêu cầu tối thiểucho tính mở của các tiêu chuẩn phải được thỏa mãnvà an ninh đầu tư được đảm bảo.
Trong trường hợp không tiêu chuẩn cạnh tranhbắt buộc nào tồn tại ngoài các tiêu chuẩn đượckhuyến cáo, thì sự lệch khỏi các tiêu chuẩn đượckhuyến cáo sẽ chỉ được phép trong các trường hợpngoại lệ, chứng minh được.
Các tiêu chuẩncạnh tranh có thể được khuyến cáo song song nếu chúngcó những lĩnh vực ứng dụng rõ ràng khác nhau. Tiêuchuẩn là phù hợp nhất cho ứng dụng được đưa ra phảiđược áp dụng trong những trường hợp như vậy.
  1. Bắt buộc:
Các tiêu chuẩnlà bắt buộc nếu chúng đã được thử và kiểm thửtrong ứng dụng thực tế và đại diện cho giải phápđược ưu tiên. Chúng được thiết lập trên thị trườngvà đáp ứng được tất cả các mục tiêu của SAGA.Những tiêu chuẩn đó phải được xem xét và áp dụngvới sự ưu tiên.
Các tiêu chuẩncạnh tranh có thể là bắt buộc song song nếu chúng cócác lĩnh vực ứng dụng rõ ràng khác nhau. Trong nhữngtrường hợp như vậy, tiêu chuẩn nào phù hợp tốt nhấtcho ứng dựng được đưa ra phải được sử dụng.
Trong trường hợpcác tiêu chuẩn bắt buộc hoặc được khuyến cáo hoặccác tiêu chuẩn đang được theo dõi tồn tại song song,thì cái sau - các tiêu chuẩn đang được theo dõi - chỉnên được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ,chứng minh được.
Một tiêu chuẩnđược phân loại là bắt buộc không nhất thiết phảiđược sử dụng trong mọi ứng dụng CPĐT. Tiêu chuẩnbắt buộc chỉ nên được gắn vào nếu việc sử dụngcông nghệ hoặc chức năng có liên quan tới tiêu chuẩnđó là cần thiết hoặc hợp lý theo quan điểm các yêucầu ứng dụng đặc thù.
PHÂN LOẠI MỞRỘNG CÁC TIÊU CHUẨN
Cáctiêu chuẩn được phân loại trong 3 danh sách. Không tiêuchuẩn nào khác ngoài các tiêu chuẩn trong Danhsách đúng đang tiếp tục (Danh sách Xám trướckia) có thể được ưu tiên hơn so với các tiêu chuẩnđược phân loại trong tài liệu của SAGA (bắt buộc,được khuyến cáo, đang được theo dõi) - tuy nhiên, chỉkhi các hệ thống hiện có, trong đó các tiêu chuẩn nàyđã được sử dụng, đang được nâng cấp.
  1. Danh sách những gợi ý.
Danhsách những gợi ý đã được tạo ra đểđáp ứng kịp thời những phát triển mới, có khả nănggiao tiếp thông tin về chúng với bên ngoài. Trong quátrình phát triển tiếp tục tài liệu SAGA, Danhsách những gợi ý là cơ sở quan trọng để đưacác tiêu chuẩn vào SAGA.
Các tiêu chuẩnđược liệt kê trong Danh sách nhữnggợi ý nếu những đề xuất và ý tưởng đểđưa chúng vào trong SAGA đã được đệ trình cho các tácgiả của SAGA, nếu chúng có tiềm năng sử dụng trong cácứng dụng CPĐT và nếu những tiêu chuẩn đó còn chưađược phân loại tiếp.
Các tiêu chuẩntrong Danh sách những gợi ýsẽ được các tác giả của SAGA và nhóm các chuyên giaSAGA đánh giá. Kết quả của đánh giá này có thể cónghĩa chấp nhận các tiêu chuẩn đó vào phiên bản tiếpsau của tài liệu SAGA, định vị lại Danhsách từ chối hoặc tới Danhsách đúng đang tiếp tục hoặc cũng vẫn giữlại trong Danh sách những gợi ý,sao cho sự phát triển có thể được quan sát, ví dụ,trong trường hợp các tiêu chuẩn còn chưa được hoànchỉnh. Trước khi được xuất bản trong một phiên bảnSAGA mới, các tiêu chuẩn trong Danhsách những gợi ý một lần nữa được xem xétvề tính bền vững nếu đưa chúng vào.
  1. Danh sách đúng đang tiếp tục.
Các tiêu chuẩnđược bổ sung vào Danh sách đúngđang tiếp tục nếu chúng không còn được đưavào phiên bản SAGA hiện hành, nhưng nếu chúng đã có mộttình trạng “được khuyến cáo” hoặc “bắt buộc”trong một phiên bản SAGA trước đó và/hoặc nếu chúngđã từng được sử dụng rộng rãi trong thị trườngtrong quá khứ. Khi các hệ thống đang tồn tại đượccập nhật, những tiêu chuẩn đó sẽ được giữ có hiệulực và có thể tiếp tục được sử dụng. Tuy nhiên,những tiêu chuẩn đó sẽ không còn được sử dụng chonhững ứng dụng CPĐT mới nữa.
  1. Danh sách từ chối.
Trong quá trìnhthảo luận, các tiêu chuẩn nhất định nào đó mà đãbị từ chối rồi trong quá khứ sẽ được đề xuấtlặp đi lặp lại để đưa vào SAGA. Danhsách từ chối đã được thiết lập để làmcho các kết quả của những thảo luận đó minh bạch vàđể xác định những tiêu chuẩn nào có thể không cònđược mong đợi đưa vào trong SAGA nữa.
Các tiêu chuẩn được bổ sung tới Danhsách từ chối nếu chúng đã được xem xét vàbị từ chối từ cả các tác giả của SAGA lẫn nhóm cácchuyên gia SAGA. Các tiêu chuẩn đó không nên được sửdụng trong các ứng dụng CPĐT mới hoặc đang tồn tại.Sử dụng chúng chỉ có thể được phép nếu một giảipháp tuân thủ SAGA song song tồn tại. Các hình ảnh, vídụ, có thể được làm cho sẵn sàng ở định dạng BMP(Bitmap) thậm chí dù tiêu chuẩn này nằm trong Danhsách từ chối, nếu các hình ảnh đó cũng đượcchào cùng một lúc trong một định dạng tuân thủ SAGAnhư GIF.
Nếu một tiêu chuẩn trong Danh sáchtừ chối được phát triển tiếp và khác biệtvới phiên bản cũ trong các lĩnh vực đã bị chỉ tríchtrước đó, thì số phiên bản của tiêu chuẩn đượcliệt kê là từ chối đó phải được công bố. Khi nàysẽ không còn trở ngại nào cho phiên bản mới đượcđưa vào trong SAGA thông qua Danh sáchnhững gợi ý nữa.
QUITRÌNH TIẾN HÓA
  1. Các tiêu chuẩn trải qua một qui trình được xác định trước khi chúng có khả năng được đưa vào trong SAGA:
    1. Đề xuất các tiêu chuẩn trong diễn đàn thảo luận công khai, thông qua mẫu liên hệ, từ nhóm các chuyên gia SAGA, nhóm các dự án từ các khu tự trị, các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) chủ yếu từ nền hành chính trung ương hoặc các tác giả SAGA.
    2. Xem xét các đề xuất của các tác giả SAGA.
    3. Thảo luận trong nhóm các chuyên gia SAGA về các tiêu chuẩn đã thấy khả năng là phù hợp với các tác giả của SAGA.
    4. Chấp thuận các đề xuất trong một nghị quyết của cơ quan quản lý có thẩm quyền về SAGA trên cơ sở thảo luận giữa các tác giả của SAGA và nhóm chuyên gia SAGA.
    5. Đưa vào các tiêu chuẩn được chấp nhận trong SAGA từ các tác giả của SAGA ngay khi nghị quyết được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
SAGA được cập nhật theo các khoảng thờigian một cách thường xuyên, được bổ sung sửa đổi đểphản ánh những phát triển và phát hiện mới nhất vàđược xuất bản trên trang chủ của cơ quan quản lý cóthẩm quyền (phiên bản v1.1 được xuất bản vào tháng02/2003, v2.0 vào tháng 12/2003, v3.0 vào tháng 10/2006, v4.0 vàotháng 03/2008 và v5.0 vào tháng 05/2009).
Nếu vấn đề xảy ra không thể giải quyết được bằngviệc sử dụng các tiêu chuẩn được biết, thì các yêucầu đề xuất sẽ được gửi cho nhóm chuyên gia SAGA đểxác định các giải pháp có khả năng.
  1. Diễn đàn thảo luận công khai: Cơ quan hành chính có thẩm quyền về SAGA đã mở một diễn đàn công khai tại: http://www.kbst.bund.de/saga-forum, cho phép những người sử dụng Internet đăng ký và thảo luận các vấn đề có liên quan tới ứng dụng và sự phát triển SAGA tiếp sau. Các kết quả của các cuộc thảo luận được đánh giá, và nếu phù hợp, được xem xét trong phiên bản tiếp sau của tài liệu SAGA.
  2. Mẫu liên hệ: Trang chủ của SAGA đưa ra một mẫu liên hệ cho những người sử dụng SAGA. Mẫu biểu này có thể được sử dụng để gửi trực tiếp các ý tưởng và câu hỏi có cấu trúc tới các tác giả của SAGA.
  3. Nhóm chuyên gia SAGA: Cơ quan hành chính có thẩm quyền về SAGA đã thiết lập một nhóm chuyên gia bao gồm các đại diện từ giới doanh nghiệp, khoa học và hành chính và chỉ định các thành viên. Nhóm chuyên gia này có liên quan trong việc cập nhật qui trình một cách thường xuyên theo các khoảng thời gian hoặc bất kỳ khi nào có lý do liên quan.
  4. Nhóm các dự án tại các khu vực tự trị và các nhà cung cấp dịch vụ CNTT chủ chốt của hành chính liên bang: Ủy ban Hợp tác về Xử lý Dữ liệu Tự động cho Chính phủ Liên bang, Chính phủ các bang của Liên bang và các đại diện được ủy quyền của khu vực hành chính tự trị từ các bang của liên bang và các khu tự trị để đi cùng với sự phát triển tiếp sau của SAGA trong các hội thảo. Các tác giả của SAGA phác thảo một catalogue các câu hỏi cho những bổ sung sửa đổi được đề xuất sẽ được trả lời từ những người tham gia và được bổ sung từ những đề xuất của riêng họ. Tương tự như tiếp cận này, các yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ CNTT chủ chốt của hành chính liên bang được tập hợp trong các hội thảo và những thay đổi bằng văn bản và được xem xét, được tính tới trong việc cập nhật tài liệu.
  5. Báo cáo kiểm tra của SAGA: Những đề xuất được đặt ra cho các tác giả của SAGA trong diễn đàn công khai, thông qua mẫu liên hệ, trong nhóm chuyên gia SAGA, trong nhóm dự án SAGA của các khu tự trị và từ các nhà cung cấp dịch vụ CNTT chủ chốt của hành chính Liên bang được liệt kê trong báo cáo kiểm tra của SAGA và kết quả của sự kiểm tra được ghi thành tài liệu. Những lý do cho sự chấp thuận hoặc từ chối đều sẽ được giải thích.
Qui trìnhtiến hóa này được áp dụng không chỉ cho các tiêuchuẩn, mà còn cho các kiến trúc CPĐT.
VÒNG ĐỜI CỦACÁC TIÊU CHUẨN
Bên cạnhcác tiêu chuẩn được phân loại trong SAGA như được nêuở trên, các tiêu chuẩn khác được ghi lại trong 3 danhsách khác nhau. Trong khi sự phân loại các tiêu chuẩn như“bắt buộc”, “được khuyến cáo” và “đang đượctheo dõi” được xác định và cập nhật trong tài liệucủa SAGA, thì việc cập nhật các tiêu chuẩn hiện đangdiễn ra được triển khai trên website của SAGA tại:http://www.kbst.bund.de/saga-standards.
Các tiêuchuẩn có thể vượt qua được các giai đoạn khác nhautrong vòng đời của chúng như trong hình minh họa. Quátrình chuyển tiếp của một tiêu chuẩn giữa các danhsách trên trang chủ của SAGA tạihttp://www.kbst.bund.de/saga-standards và các lớp trong tài liệuSAGA được xác định như sau:
Vòng đờicủa các tiêu chuẩn SAGA với các bước chuyển tiếp
  1. Các tiêu chuẩn mới được đề xuất để phân loại từ các tác giả SAGA, các chuyên gia hoặc những người sử dụng được thực hiện theo “Qui trình tiến hóa” được trình bày ở trên. Nếu không có bất kỳ kiểm tra chuyên sâu nào hơn nữa, thì các tiêu chuẩn này ban đầu được biên soạn trong Danh sách những gợi ý. Những tiêu chuẩn như vậy còn chưa thỏa mãn các yêu cầu để đưa vào trong SAGA, vì chúng còn chưa hoàn chỉnh. Sự đưa vào của chúng được kiểm tra lại cho phiên bản SAGA tiếp sau. Trước khi hoàn tất một phiên bản SAGA mới, những bước 1 và 2 hoặc 1 và 3 cũng có thể diễn ra trong một lần.
  2. Các tiêu chuẩn sau khi kiểm tra mà không được đưa vào trong SAGA sẽ được bổ sung tới Danh sách từ chối như những tiêu chuẩn bị từ chối.
  3. Những tiêu chuẩn được chuyển từ Danh sách những gợi ý sang Danh sách đúng đang tiếp tục khi kiểm tra kỹ lưỡng gợi ý rằng những tiêu chuẩn này không nên được sử dụng trong các dự án mới, nhưng có thể vẫn được sử dụng trong các dự án đang hiện có.
  4. Sau khi kiểm tra tích cực các yêu cầu tương ứng, tiêu chuẩn được đưa vào trong SAGA với phân loại “đang được theo dõi”. Nếu các yêu cầu tương ứng được thỏa mãn, thì tiêu chuẩn đó cũng có thể được phân bổ trực tiếp tới một trong những lớp cao hơn, như “được khuyến cáo” hoặc “bắt buộc”. Các bước 4 và 5, hoặc 4, 5 và 6, tương ứng, sẽ được triển khai trong một lần.
  5. Sau khi kiểm tra thành công các yêu cầu tương ứng trong SAGA, các tiêu chuẩn với tình trạng “đang được theo dõi” sẽ được phân loại như “được khuyến cáo” trong SAGA. Nếu các yêu cầu được thỏa mãn, thì tiêu chuẩn đó cũng có thể được phân bổ trực tiếp tới lớp cao hơn, như “bắt buộc”. Các bước 5 và 6 sau đó sẽ được triển khai trong một lần duy nhất. Các tiêu chuẩn sau khi kiểm tra vẫn không đáp ứng được các yêu cầu phân loại cao hơn trong SAGA và không được chuyển tới Danh sách từ chối vẫn giữ lại sự phân loại “đang được theo dõi”.
  6. Sau khi kiểm tra thành công các yêu cầu tương ứng trong SAGA, các tiêu chuẩn với tình trạng “được khuyến cáo” được phân loại như là “bắt buộc”. Các tiêu chuẩn sau khi kiểm tra vẫn không đáp ứng được các yêu cầu phân loại cao hơn trong SAGA và không được chuyển tiếp tới Danh sách đúng dang tiếp tục vẫn giữ phân loại “được khuyến cáo”.
  7. Sau khi kiểm tra và đánh giá lại tương ứng trong SAGA, các tiêu chuẩn với tình trạng “bắt buộc” được phân loại như “được khuyến cáo”. Một tiêu chuẩn không còn được sử dụng nữa trong các dự án mới cũng có thể được chuyển trực tiếp sang Danh sách đúng đang tiếp tục. Các bước 7 và 8 sau đó được triển khai trong một lần duy nhất. Các tiêu chuẩn mà, sau khi kiểm tra, tiếp tục đáp ứng được các yêu cầu phân loại như “bắt buộc” vẫn duy trì tình trạng của chúng.
  8. Nếu, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các tiêu chuẩn với tình trạng “được khuyến cáo” không được sử dụng nữa trong các dự án mới, thì những tiêu chuẩn đó sẽ được chuyển tới Danh sách đúng đang tiếp tục.
  9. Các tiêu chuẩn lỗi thời trong Danh sách đúng đang tiếp tục mà vẫn được giữ đủ lâu trong Danh sách đúng đang tiếp tục và những tiêu chuẩn sẽ không được duy trì hơn nữa sẽ được chuyển tới Danh sách từ chối.
  10. Các tiêu chuẩn với tình trạng “đang được theo dõi” mà không còn bất kỳ cơ hội nào để được chuyển vào phân loại cao hơn sẽ được chuyển trực tiếp tới Danh sách từ chối.
Các tiêuchuẩn được kiểm tra trong phạm vi chuẩn bị một phiênbản SAGA mới có thể không chỉ dịch chuyển một bướctheo vòng đời được trình bày trước đó, mà chúng cũngcó thể giữ nguyên tình trạng hoặc đi qua vài bước chỉmột lần duy nhất.
CÁC TIÊU CHUẨNKHÔNG ĐƯỢC PHÂN LOẠI
Các tiêuchuẩn không được liệt kê trong SAGA gồm:
  1. Không đặc thù cho các ứng dụng CPĐT hoặc thương mại điện tử (TMĐT),
  2. Tham chiếu tới một mức chi tiết khác hơn so với các tiêu chuẩn xử lý ở đây với SAGA,
  3. Được đưa vào trong hoặc được tham chiếu bởi những tiêu chuẩn đã được nhắc tới ở trên,
  4. Là quá mới hoặc quá đối nghịch và vì thế chưa có khả năng trở thành một tiêu chuẩn trong tương lai gần.
  5. Không mong muốn vì chúng xung đột với các tiêu chuẩn đã được giới thiệu hoặc vì chúng hạn chế tính tương hợp.
NHỮNGBÀI HỌC CÓ THỂ RÚT RA TỪ VIỆC PHÂN LOẠI CÁC TIÊUCHUẨN
Từnhững thông tin ở trên, có thể rút ra được một sốđiều sau:
  1. Các tiêu chuẩn cho các ứng dụng CPĐT có vòng đời của chúng và được phân loại theo:
    1. 3 lớp là: “đang được theo dõi”, “được khuyến cáo” và “bắt buộc”.
    2. 3 danh sách là: “Danh sách những gợi ý”, “Danh sách đúng đang tiếp tục” và “Danh sách từ chối”.
  2. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với chiến lược được vạch ra từ trước về chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng CPĐT của quốc gia. Thậm chí những tiêu chuẩn không phù hợp sẽ không được phân loại.
  3. Qui trình để đưa các tiêu chuẩn vào sử dụng trong các ứng dụng CPĐT đòi hỏi cơ quan có trách nhiệm phải thiết lập ra bộ máy chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu, xây dựng tài liệu và đưa ra các quyết định có liên quan tới các tiêu chuẩn đó, từ tất cả các bên có liên quan trong xây dựng và ứng dụng CPĐT như (1) Đại diện các cơ quan hành chính ở tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương; (2) Đại diện các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ CNTT cho chính phủ, cụ thể gồm:
    1. Nhóm các chuyên gia chuyên nghiệp về chuẩn và kiến trúc
    2. Nhóm các tác giả chuyên xây dựng tài liệu chuẩn và kiến trúc
    3. Nhóm các dự án từ các địa phương
  4. Qui trình tiến hóa dành cho các tiêu chuẩn (và dành cả cho kiến trúc CPĐT) đòi hỏi phải có các công cụ cho sự tham gia đóng góp ý kiến cho các nhóm chuyên gia liên tục theo thời gian từ bất kỳ ai, kể cả các công dân dựa vào các công cụ trên Internet, như:
    1. Các website
    2. Các diễn đàn thảo luận
    3. Các mẫu liên hệ
  5. Tài liệu về chuẩn và kiến trúc được cập nhật và xuất bản với các phiên bản mới thường xuyên liên tục theo các khoảng thời gian nhất định và để làm được điều này, các thông tin từ các công cụ trên Internet được nhóm các chuyên gia và nhóm các tác giả tài liệu xem xét, rà soát và quyết định cũng tạo thành một dòng sản phẩm luôn biến đổi, tiến hóa cho phù hợp với sự thay đổi của nghiệp vụ, thị trường và công nghệ.
Vớimột vài bài học được rút ra từ cách tiếp cận vềchuẩn và kiến trúc được sử dụng trong CPĐT ở trên,có thể thấy rằng tiếp cận đó chưa tồn tại ở ViệtNam.
Cáctiêu chuẩn sử dụng trong CNTT của chúng ta là nằm trongmột qui trình tương đối tĩnh, ngược với qui trình chàxát sống động, liên tục, với tất cả các bên thamgia, các bên thụ hưởng với qui trình, tài liệu và bộmáy chuyên nghiệp với các nhóm chuyên gia được nêu ởtrên. Điều này giải thích vì sao chúng ta thực sự cầncó sự thay đổi tư duy về cách tiếp cận với tiêuchuẩn và kiến trúc được sử dụng trong CPĐT thì mớicó khả năng có được các ứng dụng - dịch vụ CPĐTnhư mong muốn trong tương lai. Điều này còn giải thíchvì sao, chúng ta thực sự rất cần xây dựng, trong môitrường mở và chuyên nghiệp với sự tham gia của tấtcả các bên liên quan, một khung chuẩn và kiến trúc chocác ứng dụng CPĐT ở cấp độ chính phủ càng sớm càngtốt.
TrầnLê
Bàiđăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng06/2012, trang 10-14.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay3,191
  • Tháng hiện tại643,420
  • Tổng lượt truy cập37,444,994
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây