Tính trung lập thị trường và định dạng tài liệu mở ODF

Thứ bảy - 09/06/2007 09:02

Tính trung lập thị trường” và định dạng tài liệu mở.

A. Định dạng tài liệu mở ODF (Open Document Format) là gì?

Hàng ngày, hầu như ai trong chúng ta cũng đều có thói quen soạn thảo các tệp văn bản, bảng tính hoặc tạo một tệp trình diễn. Các tệp đó được gọi chung là các tệp tài liệu. Ngày nay, khi Internet và thư điện tử trở nên phổ biến, chúng ta sử dụng chúng để làm phương tiện trao đổi các tệp tài liệu đó cho nhau trong một phạm vi rộng khắp toàn thế giới.

Hiện đang tồn tại nhiều bộ phần mềm văn phòng giúp ta có thể làm những công việc như vậy, đó là các bộ phần mềm văn phòng như Microsoft Office, Corel WordPerfect Office, IBM Lotus Smart Suite, Sun Star Office và Open Office.

Về giá thành các bộ sản phẩm cũng rất khác nhau, từ vài trăm USD cho 1 bộ cho tới có thể tải xuống từ Internet để sử dụng mà không phải trả chi phí nào, theo đúng trật tự đã được sắp xếp ở trên.

Công việc bình thường hàng ngày nêu trên sẽ không có điều gì phải nói nếu như mọi người đều có thể mở được và đọc được các tệp tài liệu từ đâu đó gửi tới cho mình, bất luận là mình sử dụng bộ phần mềm văn phòng nào hoặc bất luận các tệp tài liệu đó được tạo ra từ bộ phần mềm văn phòng nào. Và đây chính là lý do tiêu chuẩn ODF được sinh ra.

Một bộ phần mềm văn phòng tuân thủ chuẩn ODF là bộ phần mềm tạo ra các tệp tài liệu có định dạng chuẩn ODF và ngược lại chúng cũng có thể mở được bất cứ tài liệu nào được tạo ra từ bộ phần mềm văn phòng bất kể nào mà tuân thủ chuẩn ODF. Nói một cách khác là sdụng định dạng tài liệu mở ODF sẽ giải phóng các tài liệu khỏi các ứng dụng gốc sinh ra chúng, cho phép chúng có thể trao đổi được, tìm kiếm được và soạn sửa được bằng bất kỳ công cụ nào thích hợp với tiêu chuẩn này.

Hiện tại, bộ phần mềm văn phòng Open Office 2.0.4 hỗ trợ chuẩn ODF như định dạng tài liệu ngầm định của mình (Xem: http://www.conficio.com/about/pressrelease/pr20061114.html hoặc http://www.intelligententerprise.com/showArticle.jhtml?articleID=196603901 ).

Ngày 30/11/2006, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO (International Standard Organization) đã công nhận chuẩn ODF là một chuẩn quốc tế, chuẩn ODF/ISO 26300. Thông tin chi tiết ở địa chỉ: http://www.iso.org/iso/en/CatalogueDetailPage.CatalogueDetail?CSNUMBER=43485&COMMID=&scopelist=PROGRAMME .

Điều đáng nói là tại một số quốc gia hiện nay đang tồn tại những nhóm vận động hành lang tuyên truyền cho việc phản đối kịch liệt sự chấp thuận phần mềm tự do và nguồn mở FOSS (Free and Open Source Software) và sau đó là cả việc phản đối sự chấp thuận chuẩn ODF/ISO 26300 trong các chính phủ trên toàn thế giới. Những nhóm như vậy đấu tranh yêu cầu chính phủ các nước phải tuân thủ “tính trung lập thị trường”, loại bỏ mọi ưu tiên đối với các phần mềm và cả các tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng để phát triển phần mềm trong việc lựa chọn và mua sắm của chính phủ. Họ cho rằng để tăng cường tính cạnh tranh thì cần phải có đổi mới liên tục và chính phủ phải cho phép thị trường hướng tới việc lựa chọn các giải pháp và việc các chính phủ đưa ra những ưu tiên trong chính sách mua sắm phần mềm sẽ làm giảm tính cạnh tranh, giảm tính đổi mới và dẫn tới chi phí sẽ lớn hơn.

Điều quan ngại của những nhóm này sẽ chỉ đúng nếu tiêu chuẩn được các chính phủ ưu tiên lựa chọn là một tiêu chuẩn đóng, không được thiết kế cho tính tương hợp (interoperability), không được chọn lựa trên tính ưu việt của nó và được kiểm soát chỉ bởi một nhà cung cấp. Nếu cái tiêu chuẩn như vậy lại được lựa chọn, tất nhiên là sau đó, nó sẽ làm cho có ít cạnh tranh hơn, sẽ triệt tiêu sự đổi mới và làm cho chi phí bị đội lên do chính tình trạng độc quyền của nó gây ra.

B. Vì sao Chính phủ phải lựa chọn tiêu chuẩn ODF/ISO 26300

ISO 26300 hoàn toàn là một tiêu chuẩn mở. Nó được phát hành một cách tự do cho mọi người để triển khai, mà không phải trả phí bản quyền hoặc không có phân biệt đối xử. Bất kể nhà cung cấp nào cũng hoàn toàn tự do xây dựng tính năng này, nếu họ thấy được giá trị trong đó, khi các khách hàng của họ yêu cầu. Như vậy, nó không hạn chế bất cứ nhà cung cấp nào trong việc cạnh tranh.

ISO 26300 đã được thiết kế để có tính tương hợp. Hàng loạt các nhà cung cấp như Sun, IBM, Corel, K Office, Gnumetric, Google và nhiều nhà cung cấp khác đảm bảo làm việc tận tâm hướng tới tính tương hợp (interoperability) toàn phần khi họ tuân thủ tiêu chuẩn này. Với sự đảm bảo từ các nhà cung cấp, người sử dụng sẽ có được nhiều lựa chọn hơn, họ có thể mua từ nhiều nhà cung cấp hơn. Việc cạnh tranh các giải pháp trên thị trường sẽ khuyến khích những đổi mới sâu hơn và tiết kiệm chi phí nhiều hơn cho người sử dụng.

Tiêu chuẩn mở chất lượng này sẽ đem lại nguồn lợi vô cùng lớn cho các quốc gia chấp thuận sử dụng chúng. Với ISO 26300, chúng ta sẽ không bao giờ còn bị khóa chặt vào một sản phẩm từ một nhà cung cấp nữa. Chúng ta phải có những bước đi nhằm thoát khỏi tình trạng độc quyền mà chúng ta đang hứng chịu ngày hôm nay để hướng tới một tình trạng “trung lập thị trường” nơi mà người tiêu dùng được tự do lựa chọn những sản phẩm nào mà họ muốn.

Đối lập với mối quan ngại mà những nhóm vận động hành lang này đưa ra, ISO 26300 mở ra con đường cho sự cạnh tranh lành mạnh, tạo ra sự đổi mới và cắt giảm chi phí. Và như vậy, ISO 26300 khuyến khích “tính trung lập thị trường” và phải được chính phủ chấp thuận ngay lập tức để thu được những lợi ích to lớn sau này.

Trần Lê

PS: Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số 01/2007

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay38,226
  • Tháng hiện tại487,005
  • Tổng lượt truy cập36,545,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây