Câu trả lời của cộng đồng cho lời kêu gọi của ORFG cải thiện việc theo dõi kết quả đầu ra của nghiên cứu

Thứ sáu - 21/10/2022 06:19

Community Responds to ORFG’s Call to Improve Research Output Tracking

September 22, 2022

Theo: https://www.orfg.org/news/2022/9/19/community-responds-to-orfgs-call-to-improve-research-output-tracking

Bài được đưa lên Internet ngày: 22/09/2022

Vào tháng 6 năm nay, như một phần của các nỗ lực của Nhóm Làm việc về Theo dõi Tuân thủ & Kết quả đầu ra của Nhóm các Nhà cấp vốn Nghiên cứu Mở (ORFG), chúng tôi đã xuất bản thư ngỏ (bản dịch sang tiếng Việt) - lời kêu gọi hành động (bản dịch sang tiếng Việt) đối với các bên có quan tâm khắp hệ sinh thái nghiên cứu để tham gia, triệu tập, và cộng tác trong dịch vụ theo dõi kết quả đầu ra nghiên cứu tốt hơn. Như là bước đầu tiên, chúng tôi đã tung ra một khảo sát ngắn của cộng đồng. Hôm nay, chúng tôi đưa ra báo cáo của chúng tôi về các phát hiện của khảo sát đó, nó có thể đọc được ở đây (bản dịch sang tiếng Việt).

Vài nét nổi bật từ các phát hiện bao gồm:

  • Các câu trả lời từ các tác nhân khác nhau: Khảo sát đã nhận được 26 câu trả lời phong phú, chi tiết từ các tác nhân khắp hệ sinh thái nghiên cứu, bao gồm nội dung (mã, dữ liệu, preprint) từ các nhà cung cấp kho, các nhân viên hàn lâm chuyên nghiệp, các nhà cấp vốn nghiên cứu, các nhà xuất bản học thuật, và các lập trình viên phần mềm và công cụ, trong số những người khác.

  • Tầm quan trọng của các mã nhận diện thường trực và siêu dữ liệu được cải thiện: Những người trả lời đã nhất quán nêu bật nhu cầu về các mã nhận diện thường trực - bao gồm DOI, PID của tác giả như ORCID, và ID Đăng ký của Tổ chức Nghiên cứu (ROR) - được chỉ định cho cả các kết quả đầu ra và các trợ cấp nghiên cứu, và bao gồm siêu dữ liệu có liên quan. Các nhà cấp vốn và các nhà xuất bản đã được nhắc tới như là các tác nhân chính để thúc đẩy sử dụng PID, thông qua các chính sách mạnh hơn và các hạ tầng hỗ trợ (như, các hệ thống đệ trình trợ cấp và bài báo). Những người trả lời cũng đã kêu gọi siêu dữ liệu mở, máy đọc được chất lượng cao với thông tin cấp vốn.

  • Nhiều lời kêu gọi cộng tác: Trong khi đã có các lời kêu gọi hành động nhất định đối với các khu vực nhất định, việc cấp vốn và xuất bản đang được nhắc tới nhiều nhất, những người trả lời cũng đã nhấn mạnh nhu cầu thảo luận và cộng tác được chia sẻ nhiều hơn khắp hệ sinh thái. Trong số các tác nhân được nêu có các tác giả, những người nhận trợ cấp/các nhà nghiên cứu, các nhà tổng hợp nội dung, các nhà cung cấp phần mềm, các văn phòng chương trình của các trường đại học, các hệ thống của các nhà bán hàng, và hơn thế nữa. Một trong những mục tiêu của ORFG là tập hợp các tác nhân đó để cùng tạo thuận lợi cho các thảo luận được chia sẻ thông qua các cuộc triệu tập ảo của chúng tôi (bên dưới).

  • Thiện chí tham gia: Một trong những khía cạnh khuyến khích nhất từng là thiện chí của những người trả lời để tham gia, thảo luận hơn nữa với ORFG và các tác nhân khác, và làm việc cùng nhau để cải thiện việc theo dõi các kết quả đầu ra nghiên cứu. Vài người trả lời đã nhắc tới các nỗ lực xuyên khắp các khu vực và việc xây dựng cộng đồng hiện đang diễn ra hoặc được lên kế hoạch, và chúng tôi đang hồ hởi khai phá những nơi các nỗ lực đó có thể giao cắt nhau trong việc tham gia vào một cuộc triệu tập trong tương lai về chủ đề này, đa số áp đảo những người trả lời nói ‘có’. Lời kêu gọi cộng đồng mở trên trực tuyến đầu tiên của chúng tôi sẽ được tổ chức vào ngày 27/09/2022 lúc 8h PT/10h CT/11h ET.

Thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát cộng đồng này phong phú hơn nhiều so với những gì có thể được trình bày trong các gạch đầu dòng ở trên. Vì thế, chúng tôi khuyến khích bạn hãy đọc báo cáo đầy đủ (bản dịch sang tiếng Việt) của chúng tôi và liên hệ với chúng tôi nếu bạn có các bình luận hay câu hỏi. Nếu bạn muốn tham dự cuộc triệu tập ảo của chúng tôi về theo dõi các kết quả đầu ra nghiên cứu, vui lòng đăng ký ở đây.

In June of this year, as part of the efforts of the ORFG’s Compliance & Output Tracking Working Group, we published an open letter – a call to action for interested parties across the research ecosystem to engage, convene, and collaborate in service of better research output tracking. As a first step, we launched a short community survey. Today, we release our report on the survey findings, which can be read in full here.  

Some highlights from the findings include:

  • Responses from a variety of actors: The survey received 26 rich, detailed responses from actors across the research ecosystem, including content (code, data, preprint) repository providers, professional academics, research funders, scholarly publishers, and software or tool developers, among others. 

  • Importance of persistent identifiers and improved metadata: Respondents consistently highlighted the need for persistent identifiers (PIDs) –  including DOIs, author PIDs like ORCIDs, and Research Organization Registry (ROR) IDs – to be assigned to both research outputs and grants, and included in associated metadata. Funders and publishers were mentioned as key actors to promote PID use, through stronger policies and supportive infrastructure (e.g., grant and article submission systems). Respondents also called for open, machine-readable, high-quality metadata with funding information. 

  • Multiple calls for collaboration: While there were calls for specific actions by particular sectors, funding and publishing being the most commonly mentioned, respondents also emphasized the need for more shared discussions and collaboration across the ecosystem. Among the actors mentioned were authors, grantees/researchers, content aggregators, software providers, university program offices, vendor systems, and more. One of the ORFG’s goals is to bring these actors together and facilitate these shared discussions through our virtual convenings (see below).  

  • Willingness to engage: One of the most encouraging aspects was the overall willingness of respondents to engage, discuss further with the ORFG and other actors, and work together to improve research output tracking. Several respondents mentioned cross-sector and community-building efforts currently in place or planned, and we are eager to explore where these efforts might intersect or complement one another. When asked whether they would be interested in participating in a future convening on this subject, an overwhelming majority of respondents said ‘yes’. Our first online open community call will be held on September 27th, 2022 at 8am PT / 10am CT / 11am ET.

The information gleaned from this community survey is far richer than can be represented in the bullets above. Therefore, we encourage you to read our full report and reach out to us if you have comments or questions. If you would like to attend our virtual convening on research output tracking, please register here

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay17,633
  • Tháng hiện tại149,824
  • Tổng lượt truy cập37,676,648
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây