Các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprints) là gì, và chúng có lợi như thế nào cho các tác giả?

Thứ hai - 10/08/2020 06:03
Các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprints) là gì, và chúng có lợi như thế nào cho các tác giả?

What are Preprints, and How Do They Benefit Authors?

By Ben Mudrak, PhD; Updated February 2020

Theo: https://www.aje.com/arc/benefits-of-preprints-for-researchers/

Bài được cập nhật trên Internet tháng 02/2020
 

Các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprints) là các tài liệu nghiên cứu được chia sẻ trước khi rà soát lại ngang hàng. Ở đây chúng tôi thảo luận về các lợi ích cho các tác giả bao gồm sự thừa nhận, tính trực quan và phản hồi nhanh chóng.

Hầu hết các nhà nghiên cứu không chia sẻ tác phẩm của họ cho tới khi nó được xuất bản trên tạp chí. Vì thời gian xuất bản dài, điều này có thể dẫn tới sự chậm trễ hàng tháng trời, đôi khi hàng năm. Các tác giả thất vọng vì mất nhiều thời gian để chia sẻ nghiên cứu của họ cũng như gặt hái những lợi ích của bài báo nghiên cứu được xuất bản và/hoặc được trích dẫn.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể đăng bản thảo của bạn lên trên trực tuyến để vừa có được rà soát lại ngang hàng sao cho các đồng nghiệp và bạn bè của bạn có thể thấy những gì bạn đang làm việc nhỉ? Đó chính là ý tưởng đằng sau các bản thảo nghiên cứu còn chưa được rà soát lại ngang hàng, và ngày càng nhiều hơn các nhà nghiên cứu sử dụng chúng cho chính xác mục đích này.
 

Định nghĩa bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng

Bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng là một tài liệu nghiên cứu phác thảo đầy đủ được chia sẻ công khai trước khi nó được rà soát lại ngang hàng.

Hầu hết các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng được gắn mã nhận diện đối tượng số - DOI (Digital Object Identifier) để chúng có thể được trích dẫn trong các tài liệu nghiên cứu khác.
 

Các lợi ích của bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng

Bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng đạt được nhiều mục tiêu xuất bản tạp chí, nhưng trong khung thời gian ngắn hơn nhiều. Các lợi ích lớn nhất nằm trong 3 khía cạnh: sự thừa nhận, phản hồi, và tính trực quan.

Sự thừa nhận

Khi bạn đăng một bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng với các kết quả nghiên cứu của bạn, bạn có thể khẳng định chắc chắn tác phẩm bạn đã làm. Nếu có bất kỳ thảo luận nào tiếp sau của những người đã tìm ra kết quả nhất định nào đó trước tiên, bạn có thể chỉ tới bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng đó như một hồ sơ công khai, thuyết phục về các dữ liệu của bạn. Hầu hết các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng được gắn với một mã nhận diện đối tượng số (DOI), nó cho phép tác phẩm của bạn trở thành môt phần vĩnh viễn của hồ sơ học thuật đó - điều có thể được tham chiếu tới trong bất kỳ tranh luận vào về việc ai đã phát hiện ra thứ gì đó trước tiên.

Vì các lý do đó, nhiều cơ quan cấp vốn nghiên cứu trên thế giới, như Viện Y tế Quốc gia MỹWellcome Trust, trong số các nhà cấp vốn khác, cho phép các nhà nghiên cứu trích dẫn các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng trong các đơn xin trợ cấp của họ.

Danh sách đầy đủ các chính sách của các nhà cấp vốn xem ở đây.

Phản hồi

Trong hệ thống truyền thống, bản thảo được đệ trình nhận được phản hồi từ 2 hoặc 3 người rà soát lại ngang hàng trước khi xuất bản. Với bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng, các nhà nghiên cứu khác có thể phát hiện ra tác phẩm của bạn sớm hơn, tiềm tàng chỉ ra các lỗi hoặc các khiếm khuyết quan trọng, gợi ý các nghiên cứu hoặc dữ liệu mới để tăng cường cho luận điểm của bạn hoặc thậm chí khuyến cáo cộng tác có thể dẫn tới xuất bản trên tạp chí có uy tín hơn. Phản hồi đó có thể được đưa ra công khai qua bình luận, hoặc riêng tư qua thư điện tử.

Đây là câu chuyện của một nhà khoa học về lợi ích của việc chia sẻ tác phẩm của ông như là một bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng:

Đây con đường của một tác giả khác từ nghi ngờ chuyển thành yêu quý các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng. Bằng việc đăng bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng, tác giả này đã có khả năng chia sẻ nghiên cứu của họ sớm hơn 10 tháng và nó đã được xem hơn 1.500 lần trong vòng 2 tháng đầu.

“Gửi tới tất cả các nhà nghiên cứu ngoài đó, tôi khuyến khích các bạn hãy dừng lo ngại và hãy yêu quý bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng. Hãy đệ trình các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng của các bạn, những cũng hãy đọc các bản thảo đó và hãy bình luận.”

Tính trực quan (và các trích dẫn)

Các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng thường chưa phải là dạng tài liệu nghiên cứu cuối cùng đối với hầu hết các tác giả. May thay, các bản thảo đó và các nhà cung cấp hạ tầng như Crossref liên kết tới bài báo cuối cùng được xuất bản bất cứ khi nào có thể, ngụ ý bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng của bạn có thể mang các độc giả mới tới tài liệu được xuất bản của bạn. Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ cho thấy sự gia tăng rõ ràng các trích dẫn và các điểm số Altmetric khi các tác giả đã đăng tác phẩm của họ trước hết như là một bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng.

Việc đăng bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể các điểm số chú ý Altmetric và các trích dẫn đối với tài liệu cuối cùng được xuất bản.

Hiệu ứng trích dẫn là nhỏ, và nhiều nghiên cứu hơn sẽ là cần thiết để khẳng định phát hiện này, nhưng bằng chứng về sự chú ý nhiều hơn trên các phương tiện xã hội và tin tức là mạnh mẽ (tăng gần 3 lần về các điểm số chú ý Altmetric). Càng nhiều nơi bạn có thể được các bạn đồng nghiệp và công chúng phát hiện ra, càng nhiều sự chú ý nghiên cứu của bạn có khả năng giành được.
 

Các kết luận

Các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng là một phần nhỏ nhưng đang gia tăng nhanh của truyền thông học thuật . Chúng đại diện cho vài ưu điểm mạnh để cải thiện cách thức nghiên cứu được chia sẻ - bao gồm sự thừa nhận tác phẩm của bạn, phản hồi sớm và tính trực quan gia tăng - và chúng tôi hy vọng bạn sẽ cân nhắc để thử chúng.

Research Square là nền tảng của các bản thảo chưa được rà soát lại ngang hàng cho phép các nhà nghiên cứu chia sẻ tác phẩm của họ sớm và giành được phản hồi trước khi đệ trình tới tạp chí. Để có thêm thông tin về Research Square, vui lòng xem ở đây.

Bài báo này đã được nhóm của chúng tôi cập nhật vào tháng 02/2020.

Preprints are research papers shared before peer review. Here we discuss the benefits to authors including rapid credit, visibility & feedback.

Most researchers don’t share their work until after it’s been published in a journal. Due to lengthy publication times, this can result in delays of months, sometimes years. Authors are understandably frustrated by the amount of time it takes to share their research & reap the benefits of a published, citable research article.

But what if you could put post your manuscript online while it’s going through peer review so that your peers and colleagues can see what you’re working on? That’s the idea behind preprints, and more and more researchers are using them for exactly this purpose.

Definition of a preprint

A preprint is a full draft research paper that is shared publicly before it has been peer reviewed. Most preprints are given a digital object identifier (DOI) so they can be cited in other research papers.

A preprint is a full draft of a research paper that is shared publicly before it has been peer reviewed.

Benefits of preprints

Preprints achieve many of the goals of journal publishing, but within a much shorter time frame. The biggest benefits fall into 3 areas: credit, feedback, and visibility.

Credit

When you post a preprint with your research results, you can firmly stake a claim to the work you’ve done. If there is any subsequent discussion of who found a particular result first, you can point to the preprint as a public, conclusive record of your data. Most preprints are assigned a digital object identifier (DOI), which allows your work to become a permanent part of the scholarly record - one that can be referenced in any dispute over who discovered something first.

For these reasons, the US National Institutes of Health and Wellcome Trust, among other funders, allow researchers to cite preprints in their grant applications.

For a complete list of funder policies see here.

Feedback

In the traditional system, a submitted manuscript receives feedback from 2 or 3 peer reviewers before publication. With a preprint, other researchers can discover your work sooner, potentially pointing out critical flaws or errors, suggest new studies or data that strengthen your argument or even recommend a collaboration that could lead to publication in a more prestigious journal. The feedback can be provided publicly through commenting, or privately through email. Here is one scientist’s story about the benefit of sharing his work as a preprint:

Here’s another author’s journey from skepticism to loving preprints. By posting a preprint, this author was able to share their research 10 months earlier & it was viewed over 1,500 times in the first 2 months.

“To all researchers out there, I encourage you to stop worrying and love the preprint. Submit your manuscripts, but also read preprints and make comments.”

Visibility (and citations)

Preprints are not the final form of a research paper for most authors. Thankfully, preprints and infrastructure providers like Crossref link to the final published article whenever possible, meaning that your preprint can serve to bring new readers to your published paper. A study in the Journal of the American Medical Association saw notable increases in citations and Altmetric scores when authors had posted their work first as a preprint.

Posting a preprint led to a significant increase in Altmetric attention scores and citations for the final published paper.

The citation effect is small, and more studies will be needed to confirm this finding, but the evidence for more attention in news and social media is strong (nearly a 3-fold increase in Altmetric attention scores). The more places you can be discovered by your peers and the public, the more attention your research is likely to get.

Conclusions

Preprints are a small but rapidly growing piece of scholarly communication. They present several strong advantages to improve the way research is shared - including credit for your work, early feedback & increased visibility - and we hope you will consider giving them a try.

Research Square is a preprint platform that lets researchers share their work early & gain feedback before submitting to a journal. Learn more about Research Square here.

This article was updated by our team February 2020.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay31,117
  • Tháng hiện tại433,621
  • Tổng lượt truy cập36,492,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây