MONDIACULT 2022 : Các quốc gia phê chuẩn Tuyên bố lịch sử về Văn hóa

Thứ hai - 13/11/2023 06:18
MONDIACULT 2022 : Các quốc gia phê chuẩn Tuyên bố lịch sử về Văn hóa

MONDIACULT 2022 : States adopt historic Declaration for Culture

30 September 2022; Last update:20 April 2023

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/mondiacult-2022-states-adopt-historic-declaration-culture

Bài được đưa lên Internet ngày: 30/09/2022; Cập nhật mới nhất: 20/04/2023

Một trăm năm mươi quốc gia đã nhất trí phê chuẩn Tuyên bố về Văn hóa đầy tham vọng vào hôm thứ sáu ở cuối của hội nghị 3 ngày do UNESCO triệu tập. Văn bản đó khẳng định văn hóa như là “lợi ích công cộng toàn cầu” (global public good). Nó phản ánh sự đồng thuận của các quốc gia về lộ trình chung nhằm tăng cường cho các chính sách công trong lĩnh vực này.

UNESCO/Juan Luis M. Acevez

MONDIACULT 2022, hội nghị lớn nhất thế giới chuyên dành cho văn hóa trong 40 năm qua, đã tập hợp gần 2.600 người tham gia trong 3 ngày ở Thành phố Mexico. Theo lời mời của UNESCO và Mexico, 150 quốc gia đã cử các đoàn đại biểu tham dự hội nghị, 135 trong số họ đã cửa các bộ trưởng văn hóa tham dự.

“Văn hóa có vai trò cơ bản trong các xã hội của chúng ta. Thông qua văn hóa mọi người có thể khám phá nhân loại chung của họ và trở thành các công dân tự do và giác ngộ. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ, nó vẫn chưa có được vị trí xứng đáng trong các chính sách công và hợp tác quốc tế. MONDIACULT 2022 là một tín hiệu mạnh mẽ để thay đổi điều này. Tuyên bố được thông qua hôm nay là một cam kết hành động.”

Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO

Tuyên bố này, thành quả của 10 tháng thương lượng đa phương do UNESCO dẫn dắt, các quốc gia khẳng định lần đầu tiên rằng văn hóa là “lợi ích công cộng toàn cầu”. Hệ quả là, các quốc gia kêu gọi văn hóa phải được đưa vào “như một mục tiêu cụ thể theo đúng nghĩa của nó” trong Mục tiêu Phát triển Bền vững tiếp theo của Liên hiệp quốc.

Văn bản đó xác định một tập hợp các quyền văn hóa cần phải được tính đến trong các chính sách công, trải từ các quyền kinh tế và xã hội của các nghệ sỹ, tới quyền tự do nghệ thuật, quyền của các cộng đồng bản địa để bảo vệ và truyền lại kiến thức tổ tiên của họ, và bảo vệ và thúc đẩy di sản văn hóa và thiên nhiên của họ.

Nó cũng kêu gọi quy định chặt chẽ lĩnh vực kỹ thuật số, đặc biệt là các nền tảng chính, vì lợi ích của sự đa dạng văn hóa trực tuyến, quyền sở hữu trí tuệ của nghệ sĩ và quyền truy cập công bằng vào nội dung cho tất cả mọi người.

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu tài sản văn hóa

Trong Tuyên bố, các chính phủ cũng cam kết tăng cường cuộc chiến chống buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm văn hóa với sự hợp tác quốc tế ngày càng tăng. Họ kêu gọi những người điều hành thị trường nghệ thuật không chào bán những đồ vật không được chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Việc nhấn mạnh vào các đồ vật “không được chứng minh nguồn gốc xuất xứ” kêu gọi bảo vệ các địa điểm khảo cổ dễ bị tổn thương vì chúng không được liệt kê và tìm cách ngăn chặn việc khai quật và cướp bóc bất hợp pháp. Tuyên bố yêu cầu UNESCO đề xuất các công cụ thiết lập tiêu chuẩn để đáp ứng những thách thức này.

Cùng chủ đề, bà Azoulay tuyên bố UNESCO và INTERPOL sẽ thành lập một bảo tàng ảo về tài sản văn hóa bị đánh cắp. Nó sẽ phục vụ như một công cụ giáo dục và sư phạm để các công dân có thể tìm hiểu về lịch sử của những tác phẩm này và giúp mọi người nghiên cứu nguồn gốc của những tác phẩm mà họ không chắc chắn. Bảo tàng ảo sẽ hoạt động vào năm 2025.

Gặp gỡ bốn năm một lần

Các kết quả khác của MONDIACULT bao gồm việc thành lập Diễn đàn Thế giới về Chính sách Văn hóa, từ năm 2025 trở đi, do UNESCO tổ chức bốn năm một lần. Các cuộc tranh luận của Diễn đàn sẽ được thông báo bằng Báo cáo Thế giới về Chính sách Văn hóa mà Tổ chức sẽ sản xuất.

Văn hóa như một động lực phát triển

Theo dữ liệu của UNESCO, lĩnh vực văn hóa và sáng tạo là một trong những động lực phát triển mạnh mẽ nhất trên toàn thế giới. Nó tạo ra hơn 48 triệu việc làm trên toàn cầu - gần một nửa trong số đó do phụ nữ nắm giữ - chiếm 6,2% tổng số việc làm hiện có và 3,1% GDP toàn cầu. Đây cũng là lĩnh vực tạo việc làm và tạo cơ hội cho số lượng thanh niên dưới 30 tuổi lớn nhất.

Các số liệu của MONDIACULT

  • 2.600 người tham gia

  • 135 Bộ trưởng Văn hóa

  • 85 tổ chức phi chính phủ (NGO)

  • 32 tổ chức liên chính phủ

  • 9 cơ quan của Liên hiệp quốc

Liên hệ báo chí truyền thông

Lucía Iglesias Kuntz

Biên tập viên tiếng Tây Ban Nha

Phone: +33145681702

One hundred-fifty States unanimously adopted an ambitious Declaration for Culture on Friday at the end of a three-day conference convened by UNESCO. The text affirms culture as a “global public good”. It reflects countries’ agreement on a common roadmap to strengthen public policies in this field.

MONDIACULT 2022, the largest world conference devoted to culture in the last 40 years, brought together nearly 2,600 participants over three days in Mexico City. At UNESCO’s and Mexico’s invitation, 150 States sent delegations to the conference, 135 of them were represented at the highest level by ministers of culture.

“Culture has a fundamental role in our societies. Through culture people can discover their common humanity and become free and enlightened citizens. Yet, despite progress, it still does not have the place it deserves in public policies and international cooperation. MONDIACULT 2022 is a powerful signal to change this. The Declaration adopted today is a commitment to action.”

Audrey Azoulay, UNESCO Director-General

In the Declaration, the fruit of ten months of multilateral negotiations led by UNESCO, States affirm for the first time that culture is a “global public good”. Consequently, States call for culture to be included “as a specific objective in its own right” among the next United Nations Sustainable Development Goals.

The text defines a set of cultural rights that need to be taken into account in public policies, ranging from the social and economic rights of artists, to artistic freedom, the right of indigenous communities to safeguard and transmit their ancestral knowledge, and the protection and promotion of cultural and natural heritage.

It also calls for substantial regulation of the digital sector, notably of the major platforms, for the benefit of online cultural diversity, artists’ intellectual property rights and fair access to content for all.

Stepping up the fight against illicit trafficking in cultural property

In the Declaration, governments also commit to intensify the fight against illicit trafficking in cultural goods with increased international cooperation. They call on art market operators not to offer for sale objects whose provenance is not proven.

The emphasis on “unprovenanced” objects calls for the protection of archaeological sites that are vulnerable because they are not listed, and seeks to prevent illegal excavations and looting. The Declaration mandates UNESCO to propose standard-setting instruments to meet these challenges.

On the same subject, Ms Azoulay announced the creation by UNESCO and INTERPOL of a virtual museum of stolen cultural property. It will serve as an educational and pedagogical tool so that citizens can learn about the history of these works, and help people research the provenance of pieces about which they are unsure. The virtual museum will up and running by 2025.

Rendezvous every four years

Other outcomes of MONDIACULT include the establishment, from 2025 onwards, of a World Forum on Cultural Policies, to be organized by UNESCO every four years. The debates of the Forum will be informed by a World Report on Cultural Policies which the Organization will produce.

Culture as a driver of development

According to UNESCO data, the cultural and creative sector is one of the most powerful engines of development worldwide. It accounts for more than 48 million jobs globally –almost half of which are held by women – representing 6.2% of all existing employment and 3.1% of global GDP. It is also the sector that employs and provides opportunities for the largest number of young people under the age of 30.

MONDIACULT in figures

  • 2,600 participants

  • 135 Ministers of Culture

  • 83 NGOS

  • 32 intergovernmental organisations

  • 9 UN agencies

Press Contact

Lucía Iglesias Kuntz

Spanish editor

Phone: +33145681702

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay6,588
  • Tháng hiện tại508,899
  • Tổng lượt truy cập38,035,723
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây