Các sinh viên có thể bắt đầu đóng góp cho phần mềm nguồn mở như thế nào

Thứ năm - 28/01/2016 06:09

How students can get started contributing to open source software

Posted 08 Jan 2016 by Chris Aniszczyk

Theo: https://opensource.com/education/16/1/how-students-get-started-open-source

Bài được đưa lên Internet ngày: 08/01/2016

 

Là sinh viên, việc tham gia vào nguồn mở là cách tuyệt vời để cải thiện các kỹ năng lập trình của bạn. Từ kinh nghiệm của tôi, nó thậm chí có thể giúp khởi động sự nghiệp của bạn. Nhưng bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Và làm thế nào bạn tham gia vào được?

 

Tôi đã bắt đầu con đường nguồn mở của mình trong những ngày học ở trường phổ thông trung học khi tôi đã có nhiều thời gian rỗi trong tay (và đã sống với IRC). Qua kinh nghiệm đó tôi đã học được cách đóng góp vào nguồn mở thông qua phương tiện truyền thông như IRC và Usenet. Nguồn mở đã phát triển kể từ những ngày xa xưa đó, và bây giờ có các cách thức chính quy hơn để tham gia vào với nguồn mở như là một sinh viên.

 

Các chương trình cho các sinh viên đại học

Google Summer of Code (Mùa hè lập trình của Google)

Google Summer of Code (GSOC) là chương trình toàn cầu chào các sinh viên tiền thù lao để viết mã cho các dự án nguồn mở. Các sinh viên tham gia sẽ đi cùng với những người hướng dẫn dự án nguồn mở để tạo ra phần mềm. Cùng với việc được trả tiền, họ xây dựng các mối liên kết trong cộng đồng nguồn mở. Từ kinh nghiệm của tôi, các mối liên kết đó có thể dẫn tới các cơ hội việc làm trong tương lai.

 

Có hơn 100 tổ chức nguồn mở tham gia trong GSOC, từ Quỹ Phần mềm Apache (Apache Software Foundation) cho tới Mozilla và hơn thế nữa. Tôi thấy nó là một trong những chương trình tốt nhất ngoài đó cho các sinh viên để làm quen với nguồn mở. Nếu bạn có quan tâm trong việc tham gia trong GSOC, thì cửa sổ nhận đơn cho năm 2016 mở vào ngày 14/03.

 

Outreachy (trước kia là Chương trình Outreach dành cho phụ nữ)

Outreachy đưa mọi người từ các nhóm còn chưa được thể hiện trong phần mềm tự do nguồn mở và chỉ dẫn họ qua sự đóng góp đầu tiên của họ. Chương trình cung cấp một cộng đồng có tính hỗ trợ cho việc bắt đầu đóng góp và chào các cơ hội giáo sinh có trọng tâm 2 lần trong năm với một số tổ chức phần mềm tự do. Các đơn xin cho chương trình năm 2016 sẽ mở vào ngày 09/02 và đóng vào ngày 22/03.

 

Rails Summer of Code (Mùa hè lập trình Rails)

Rails Girls Summer of Code là chương trình tình bạn toàn cầu nhằm mang sự đa dạng hơn vào nguồn mở. Các ứng viên nữ thành công được trả tiền thù lao theo tháng (từ tháng 7 tới tháng 9) để làm việc trong các dự án nguồn mở theo lựa chọn của họ. Chương trình năm 2015 từng thành công vang dội, với 16 đội tham gia.

 

Facebook Open Academy (Viện Mở Facebook)

Chương trình Facebook Open Academy (FOA) thúc đẩy sự cộng tác giữa các trường đại học và các tổ chức nguồn mở. FOA là tương tự như tinh thần của GSOC, nhưng các sinh viên kết thúc việc tham gia bằng việc vào một khóa học thông thường ở trường đại học. Khóa học bắt đầu với sự kiện khởi động mà ở đó tất cả các bên cùng nhau tham gia các ngày cuối tuần tăng cường học và lập trình. Sau cuộc khởi động đó, các sinh viên trở về các trường đại học của mình và tiếp tục làm việc trong các đội ảo. Các hướng dẫn viên tiếp tục hỗ trợ các đội trong phần còn lại của dự án. Vài người hướng dẫn đưa ra loạt bài giảng để cung cấp các cơ hội học tập tiếp theo cho các sinh viên. Cuối chương trình, các sinh viên nhận được chứng chỉ.

 

Các Câu lạc bộ và Chương trình đại học

Một điều nhận thấy nếu bạn ở trong trường đại học thì hãy xem liệu có bất kỳ câu lạc bộ nguồn mở có liên quan nào hay không. Ví dụ, Đại học Bang Oregon - OSU (Oregon State University) có Câu lạc bộ Nguồn Mở OSU (OSU Open Source Club) và thậm chí một Phòng thí nghiệm Nguồn Mở OSU (OSU Open Source Lab); các trường đại học khác có thể có các câu lạc bộ tương tự để giúp bạn tham gia vào với nguồn mở. Một vài trường đại học thậm chí đang thành lập các vị thành niên xung quanh nguồn mở, ví dụ, trong năm 2014, RIT đã khởi xướng mức vị thành niên đầu tiên trong phần mềm nguồn mở.

 

Các chương trình cho các sinh viên chưa tốt nghiệp đại học

Google Code-in

Đối với đám người trẻ hơn, Google Code-in là cuộc thi lập trình thường niên cho phép các sinh viên độ tuổi 13-17 thi các bài thi được các tổ chức nguồn mở khác nhau đưa ra. Các tổ chức đó trải từ Drupal tới KDE và thậm chí cả Quỹ Wikimedia (Wikimedia Foundation). Trong 5 năm qua, 2.233 sinh viên từ 87 quốc gia đã hoàn thành 12.495 bài thi nguồn mở thông qua cuộc thi.

 

Các sinh viên nào hoàn thành một nhiệm vụ sẽ có được chứng chỉ, và các sinh viên nào hoàn thành 3 nhiệm vụ sẽ có thêm áo T-shirt. Vào cuối kỳ thi, từng tổ chức sẽ chọn ra 2 sinh viên là những người đoạt giải thưởng lớn và họ sẽ tới thăm trụ sở chính của Google.

 

Cuộc thi Google Code-in năm nay đang diễn ra và sẽ kết thúc vào ngày 25/01.

 

Các hội nghị và các học bổng du lịch

Việc tham dự một hội nghị có liên quan tới nguồn mở là cách tốt để tham gia vào với dự án và cộng đồng nguồn mở. Thường có một phiên cho những người bắt đầu ở các hội nghị để giúp cho những người đóng góp lần đầu. Bạn cũng có cơ hội kết nối mạng với những người đệ trình mã nguồn (committers) và các thành viên cộng đồng.

 

Một mặt, như một sinh viên, tài chính hầu hết là khó khăn. Mặt khác, có các hội nghị chào các khoản tài trợ du lịch cho các sinh viên và các nhóm còn chưa nổi. PyCon, ví dụ, có chương trình hỗ trợ tài chính, và StrangeLoop có các trợ cấp cơ hội. Đối với phụ nữ, Hội nghị Grace Hopper Conference đưa ra tài trợ học bổng mà bạn có thể xin theo từng năm. Nếu bạn trong lĩnh vực Linux, mỗi hội nghị LinuxCon đều có các vé trợ cấp - giảm giá cho các sinh viên và một chương trình học bổng đa dạng.

 

Chúng chỉ là một ít trong số các hội nghị ưa thích chào sự hỗ trợ du lịch hoặc các học bổng. Có thể thấy nhiều thông tin hơn trong danh sách OpenHatch wiki.

 

Tìm những người hướng dẫn và các vấn đề của những người bắt đầu

Một cách khác để tham gia vào nguồn mở là tìm kiếm người chỉ dẫn tốt. Trong các tổ chức nguồn mở lớn nhất định, có các chương trình hướng dẫn chính quy mà bạn có thể tham gia vào. Ví dụ, dự án Fedora có một danh sách những người hướng dẫn chào sự trợ giúp phụ thuộc vào các mối quan tâm của bạn. Mozilla có một site của những người tự nguyện cho những ai muốn đóng góp các kỹ năng thiết kế và dịch nếu bạn không phải là lập trình viên.

 

Cũng có vài dự án nguồn mở đánh dấu các vấn đề như là thân thiện với những người bắt đầu. Để tìm chúng, tôi rất khuyến cáo viếng thăm trang các vấn đề của OpenHatch hoặc site Up For Grabs, hoặc tìm issuehub.io đối với các vấn đề của những người bắt đầu trên GitHub. Như là một phần thưởng, hãy tự do kiểm tra sáng kiến 24 Pull Requests, nó liệt kê các dự án bạn có thể đóng góp vào cuối mỗi năm học, trong các kỳ nghỉ.

 

Trả trước

Là quan trọng để nhớ alf chúng tôi tất cả đều đã từng là sinh viên một lúc nào đó và bất kỳ ai cũng đã bắt đầu con đường nguồn mở của họ ở đâu đó. Nếu bạn đang đọc điều này khi là một sinh viên, tôi hy vọng bạn thấy các nguồn đó hữu ích để bắt đầu (xin lưu ý có nhiều chương trình hơn ngoài đó so với những gì tôi đã liệt kê). Nếu bạn đang đọc điều này như một lập trình viên nguồn mở có kinh nghiệm, hãy nhớ trả trước, chúng ta còn nợ nó đối với thế hệ tương lại các lập trình viên nguồn mở để bỏ thời gian hướng dẫn họ và làm giảm các rào cản cho sự đóng góp.

 

As a student, getting involved in open source is a great way to improve your programming skills. From my experience, it can even help kickstart your career. But where do you begin? And how do you get involved?

I started my open source journey during my high school days when I had a lot more free time on my hands (and lived on IRC). It was through that experience that I learned how to contribute to open source through communication media like IRC and Usenet. Open source has grown since those olden days, and there are now more formal ways to get involved with open source as a student.

Programs for university students

Google Summer of Code

Google Summer of Code (GSOC) is a global program that offers students stipends to write code for open source projects. Student participants get paired with open source project mentors to create software. On top of getting paid, they build connections within the open source community. From my experience, these connections could lead to future employment opportunities.

There are over 100 open source organizations that take part in GSOC, from the Apache Software Foundation to Mozilla and more. I find it to be one of the best programs out there for students to get started in open source. If you're interested in participating in GSOC, the 2016 application window opens March 14.

Outreachy (formerly known as Outreach Program for Women)

Outreachy takes people from groups underrepresented in free and open source software and guides them through their first contribution. The program provides a supportive community for beginning to contribute and offers focused internship opportunities twice a year with a number of free software organizations. Applications for the 2016 program will open February 9 and close March 22.

Rails Summer of Code

Rails Girls Summer of Code is a global fellowship program aimed at bringing more diversity into open source. Successful female applicants are paid a monthly stipend (July-September) to work on open source projects of their choice. The 2015 program was a roaring success, with 16 teams participating.

Facebook Open Academy

The Facebook Open Academy (FOA) program promotes collaboration between universities and open source organizations. FOA is similar in spirit to GSOC, but students end up participating by taking a normal university course. The course begins with a kickoff event in which all parties come together for an intensive weekend of learning and hacking. After the kickoff, students return to their home universities and continue work in virtual teams. The mentors continue to support the teams during the rest of the project. The course instructors at each university meet with student teams at regular intervals to review progress. Some instructors overlay a lecture series to provide further learning opportunities to students. At the end of the program, students receive a grade.

University Clubs and Programs

One thing to look out for if you're at university is to see if there are any associated open source clubs. For example, Oregon State University (OSU) has the OSU Open Source Club and even a OSU Open Source Lab; other universities may have similar clubs to help you get involved with open source. Some universities are even formalizing minors around open source, for example, in 2014, RIT launched the first minor degree in open source software.

Programs for pre-university students

Google Code-in

For the younger crowd, Google Code-in is an annual programming competition that allows students aged 13-17 to complete tasks specified by various open source organizations. These open source organizations range from Drupal to KDE and even the Wikimedia Foundation. Over the past five years, 2,233 students from 87 countries have completed 12,495 open source tasks through the competition.

Students who complete one task earn a certificate, and students who complete three tasks earn an extra T-shirt. At the end of the competition, each organization will choose two students as the grand prize award winners and they will visit Google HQ.

This year's Google Code-in competition is already underway and ends January 25.

Conferences and travel scholarships

Attending an open source related conference is a great way to get involved with an open source project and community. There is usually a beginner track at conferences to help first time contributors. You also have the opportunity to network with committers and community members.

On the downside, as a student, finances are most likely tight. On the bright side, there are conferences offering travel grants for students and underrepresented groups. PyCon, for example, has a financial assistance program, and StrangeLoop has opportunity grants. For women, the Grace Hopper Conference offers scholarship grants you can apply for every year. If you're into Linux, every LinuxCon has deeply discounted tickets for students and a diversity scholarship program.

These are just a few of my favorite conferences that offer travel assistance or scholarships. For a more thorough list see the OpenHatch wiki.

Finding mentors and beginner issues

Another way to get involved in open source is to find a great mentor. In certain large open source organizations, there are formal mentoring programs you can take part in. For example, the Fedora project has a list of mentors offering help depending on your interests. Mozilla has a great website on how to contribute and find mentors to get involved. Furthermore, Mozilla has a great volunteer site for those who want to contribute design or translation skills if you're not a programmer.

There are also some open source projects that mark issues as beginner-friendly. To find them, I highly recommend visiting the OpenHatch issues page or Up For Grabs site, or search issuehub.io for beginner issues on GitHub. As a bonus, feel free to check out the 24 Pull Requests initiative, which provides a listing of projects you can contribute to at the end of each year during the holidays.

Pay it forward

It's important to remember that we were all students at one time and everyone starts their open source journey somewhere. If you're reading this as a student, I hope you find these resources useful to get started (please note there are more programs out there than I listed). If you're reading this as an experienced open source developer, remember to pay it forward, we owe it to the future generation of open source developers to spend time mentoring them and lowering the barriers to contribution.

 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay16,268
  • Tháng hiện tại589,130
  • Tổng lượt truy cập37,390,704
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây