EFF đề cập tới đảm bảo không đòi quyền lợi bằng sáng chế mở của Google

Thứ năm - 25/04/2013 02:40
P { margin-bottom: 0.21cm; }A:link { }

The EFF covers Google's open patent non-assertion pledge

Posted 17 Apr 2013 by Daniel Nazer

Theo: http://opensource.com/law/13/4/eff-google-open-patent

Bài được đưa lên Internet ngày: 17/04/2013

Lời người dịch: Hệ thống bằng sáng chế phần mềm tại Mỹ là một vấn đề khó giải quyết, nhiều chuyên gia cho rằng nó cản trở đổi mới sáng tạo hơn là khuyến khích nó: “vào năm 2011, Apple và Googe đã bỏ ra nhiều hơn cho kiện tụng bằng sáng chế và mua các bằng sáng chế hơn là họ đã bỏ ra cho nghiên cứu”. Hiện đã có một số sáng kiến được đưa ra để cải thiện điều này, dù không thể là triệt để. Trong số đó có sáng kiến 4 đề xuất của Google, “các bằng sáng chế phần mềm là tồi tệ cho đổi mới, nhưng nếu chúng sẽ trôi nổi ở khắp nơi, thì chúng tôi hỗ trợ những nỗ lực như của Google. Chúng tôi hy vọng thấy nhiều công ty hơn cam kết cạnh tranh trong thị trường thay vì tại các tòa án”.

Cơn lũ các bằng sáng chế phần mềm đã tạo ra một môi trường nơi mà các công ty sợ hãi rằng sự đổi mới va phải các vụ kiện bằng sáng chế. Mỗi USD bỏ ra chống lại các quỷ lùn bằng sáng chế và hoặc phát động cuộc chiến tranh bằng sáng chế là một USD khổng bỏ ra cho việc nghiên cứu, phát riển, và tạo công ăn việc làm. Tình huống đó là quá tệ tới mức, vào năm 2011, Apple và Googe đã bỏ ra nhiều hơn cho kiện tụng bằng sáng chế và mua các bằng sáng chế hơn là họ đã bỏ ra cho nghiên cứu. Vì thế không ngạc nhiên là một số công ty đang tìm kiếm các cách thức mới để dịch chuyển hệ thống bằng sáng chế trong khi thúc đẩy tính mở và đổi mới.

Những ví dụ trước đó đã bao gồm cam kết về bằng sáng chế của Red Hat (hứa hẹn kiềm chế ép tuân thủ các bằng sáng chế của hãng chống lại phần mềm nguồn mở) và thỏa thuận bằng sáng chế của các nhà đổi mới của Twitter (cam kết chỉ sử dụng các bằng sáng chế được các nhân viên sáng tạo ra để phòng vệ). Ngày nay Google ném cái mũ của hãng vào trong xới với cam kết bằng sáng chế mở của riêng hãng và 4 đề xuất cho việc cấp phép bằng sáng chế.

Trong cam kết bằng sáng chế của mình, Google hứa kiềm chế đòi quyền lợi 10 bằng sáng chế chống lại phần mềm tự do nguồn mở. Cam kết đó tuân theo 'sự hoàn thành phòng vệ' (nghĩa là nó sẽ được thu hồi đối với bất kỳ ai kiện Google trước). Các bằng sáng chế được cam kết tất cả có liên quan tới mô hình lập trình MapReduce của Google. Một trong số đó đã gây lo ngại trong cộng đồng nguồn mở. Rõ ràng, 10 bằng sáng chế đó chỉ là một phần nhỏ trong kho bằng sáng chế của Google. Google gợi ý hãng có thể bổ sung nhiều hơn các bằng sáng chế sau này vào cam kết đó. Chúng ta hy vọng hãng làm thế - trong thực tế chúng có muốn thấy các công ty cam kết rộng rãi giữ các kho bằng sáng chế của họ chỉ cho các mục đích phòng vệ.

Google cũng đã đưa ra 4 đề xuất cho việc cấp phép bằng sáng chế có ý định thúc đẩy nhanh đổi mới, thay vì bóp nghẹt nó. Ý tưởng chung là để thúc đẩy các dàn xếp cấp phép hỗ trợ cho sự phát triển các kho bằng sáng chế cho các mục đích phòng vệ trong khi giảm được khả năng các bằng sáng chế rơi vào tay các thực thể đòi quyền lợi bằng sáng chế (còn gọi là các quỷ lùn bằng sáng chế, các công ty mà không làm ra các sản phẩm nhưng thay vào đó mua các bằng sáng chế để tung ra các vụ kiện tụng).

Bạn có thể đọc nhiều hơn về từng đề xuất của Google trên site của hãng. Mỗi ý định hạn chế những gì một người nắm giữ bằng sáng chế có thể làm một khi nó sở hữu bằng sáng chế đó. Ví dụ, 2 đề xuất dựa vào Giấy phép Bằng sáng chế Phòng vệ, nó có thể liên quan tới các hứa hẹn đôi bên để đòi quyền lợi các bằng sáng chể chỉ cho lý do phòng vệ. 4 đề xuất đó là:

  1. Một Giấy phép trong Thỏa thuận Chuyển giao, theo đó những người tham gia đồng ý rằng khi một bằng sáng chế được chuyển giao thì nó tự động trở nên được cấp phép cho các công ty tham gia khác (nên những người tham gia được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công trong tương lai nếu bằng sáng chế đó sau này bị bán cho một quỷ lùn bằng sáng chế).

  2. Một Giấy phép Bằng sáng chế Phòng vệ 'Dính kèm' (hoặc không thể bãi bỏ) (dựa vào tài liệu này của Jennifer Shultz và cựu luật sư Jason Shultz của EFF).

  3. Một Giấy phép Bằng sáng chế Phòng vệ 'Không dính kèm' (hoặc có thể bãi bỏ).

  4. Một Giấy phép Liên các Lĩnh vực Sử dụng mà đưa ra một phí bản quyền, giấy phép liên bằng sáng chế cho một lĩnh vực sử dụng cụ thể (tương tự như liên giấy phép đang tồn tại của Mạng Sáng tạo Mở).

Goolge đang yêu cầu các ý kiến phản hồi về từng đề xuất. Chúng tôi khuyến khích bất kỳ ai có quan tâm trong việc thúc đẩy quản lý bằng sáng chế phòng vệ hãy đóng góp.

Các đề xuất như vậy sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề của hệ thống bằng sáng chế. Nhưng, chúng có thể giữ cho các bằng sáng chế rời khỏi tay của bọn quỷ lùn và thúc đẩy một văn hóa giữ các bằng sáng chế chỉ cho các mục đích phòng vệ. Chúng tôi nghĩ rằng các bằng sáng chế phần mềm là tồi tệ cho đổi mới, nhưng nếu chúng sẽ trôi nổi ở khắp nơi, thì chúng tôi hỗ trợ những nỗ lực như của Google. Chúng tôi hy vọng thấy nhiều công ty hơn cam kết cạnh tranh trong thị trường thay vì tại các tòa án.

The flood of software patents has cre-ated an environment whe-re companies are afraid that innovation leads to being hit by patent lawsuits. Every dollar spent fighting patent trolls and or waging patent wars is a dollar not spent researching, developing, and creating jobs. The situation is so bad that, in 2011, Apple and Google spent more on patent litigation and buying patents than they did on research. So it’s no surprise that some companies are looking for new ways to navigate the patent system while promoting openness and innovation.

Previous examples have included Red Hat’s patent pledge (promising to refrain f-rom enforcing its patents against open source software) and Twitter’s innovator’s patent agreement (committing to only use employee-invented patents defensively). Today Google throws its hat in the ring with its own open patent pledge and four proposals for patent licensing.

In its patent pledge, Google promises to refrain f-rom asserting ten patents against open source software. The pledge is subject to ‘defensive termination’ (i.e. it will be withdrawn as to anyone who sues Google first). The pledged patents all relate to Google’s MapReduce programming model. One of these had already caused concern in the open source community. Obviously, the ten patents are only a small part of the Google’s portfolio. Google suggests it may add more patents to the pledge later. We hope it does—in fact we would like to see companies broadly commit to holding their patent portfolios for defensive purposes only.

Google has also floated four proposals for patent licensing intended to foster innovation, instead of stifling it. The general idea is to promote licensing arrangements that support the development of patent portfolios for defensive purposes while reducing the likelihood of patents falling into the hands of patent assertion entities (aka patent trolls, the companies that don’t make products but instead buy patents to launch lawsuits).

You can read more about each of Google’s proposals on its site. Each attempts to limit what a patent holder can do once it owns the patent. For instance, two of the proposals are based on the Defensive Patent License, which would involve mutual promises to assert patents only defensively. The four proposals are:

  1. A License on Transfer Agreement, under which participants agree that when a patent is transferred it automatically becomes licensed to the other participating companies (so participants are protected f-rom future attacks if the patent is later sold to a patent troll).

  2. A ‘Sticky’ (or irrevocable) Defensive Patent License (based on this paper by Jennifer Shultz and former EFF staff attorney Jason Shultz).

  3. ‘Non-Sticky’ (revocable) Defensive Patent License.

  4. A Field-of-Use Cross License which provides a royalty-free, patent cross license for a particular field of use (similar to the existing Open Invention Network cross-license). 

Google is asking for feedback about each of the proposals. We encourage anyone interested in promoting defensive patent management to contribute.

Proposals like these will not solve all problems with the patent system. But, they can keep patents out of the hands of trolls and promote a culture of holding patents for defensive purposes only. We think that software patents are bad for innovation, but if they’re going to be floating around, we support efforts like Google’s. We hope to see more companies commit to competing in the marketplace instead of the courts.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm333
  • Hôm nay20,846
  • Tháng hiện tại470,287
  • Tổng lượt truy cập37,997,111
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây