Giới thiệu Bảng điều khiển Truy cập Mở Lai (HOAD)

Thứ sáu - 06/10/2023 06:41
Giới thiệu Bảng điều khiển Truy cập Mở Lai (HOAD)

Introducing the Hybrid Open Access Dashboard (HOAD)

17/08/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/introducing-the-hybrid-open-access-dashboard-hoad/

Bài được đưa lên Internet ngày: 17/08/2023

Chúng tôi vui mừng giới thiệu Bảng điều khiển Truy cập Mở Lai - HOAD (Hybrid Open Access Dashboard), một công cụ phân tích dữ liệu sẵn sàng mở được thiết kế cho các thư viện hàn lâm và các hội đoàn của họ. Được phát triển ở Thư viện Bang và Đại học Göttingen và được cấp vốn từ Quỹ Nghiên cứu của Đức - DFG (German Research Foundation), HOAD kết hợp dữ liệu mở từ Crossref, OpenAlex, và Công cụ Kiểm tra Tạp chí của Liên minh S. Bằng cách làm như vậy, bảng điều khiện này minh họa sự chuyển đổi hiện hành các hồ sơ tạp chí lai được đưa vào trong các thỏa thuận chuyển đổi quá độ sang truy cập mở đầy đủ.

Nó làm việc như thế nào?

HOAD cung cấp các đồ thị và bảng biểu tương tác để khám phá tính mở của hơn 12.500 tạp chí lai bao gồm trong hơn 400 thỏa thuận chuyển đổi quá độ. Chúng bắt nguồn từ dữ liệu được giám tuyển và sẵn sàng công khai cho Công cụ Kiểm tra Tạp chí của Liên minh S. HOAD cho phép người sử dụng giành được tổng quan chung và phân tích các các hồ sơ tạp chí lai của các nhà xuất bản được lựa chọn. Thông qua bảng điều khiển này, người sử dụng có thể so sánh bức tranh tạp chí lai toàn cầu với tình trạng ở nước Đức từ năm 2017.

Như một khía cạnh quan trọng, người sử dụng có thể khám phá truy cập mở lai xuyên suốt các giấy phép Creative Commons qua thời gian và so sánh các dạng giấy phép được các nhà xuất bản chào. Nổi bật, các tạp chí của Springer Nature hầu hết đã áp dụng giấy phép CC BY, được điều chỉnh cho phù hợp với các ưu tiên của Kế hoạch S (Plan S), trong khi các tạp chí lai của Elsevier và Wiley vẫn sử dụng giấy phép CC BY-NC-ND hạn chế hơn cho phần lớn các bài báo (xem Hình).

Người sử dụng cũng có thể khám phá các biến thể trong áp dụng truy cập mở giữa các quốc gia khác nhau. Xem các quốc gia có năng suất hàng đầu cho thấy rằng các tác giả dẫn dắt từ nước Mỹ, Trung Quốc, và Ấn Độ đã xuất bản truy cập mở trên các tạp chí lai với mức độ ít hơn nhiều so với các đối tác châu Âu của họ. Ngược lại, các quốc gia như Thụy Điển, Hà Lan, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Đức đã đạt được phần truy cập mở lớn hơn đáng kể, có khả năng vì sự triển khai rộng khắp các thỏa thuận chuyển đổi quá độ.

Một khía cạnh quan trọng khác được HOAD đánh giá là tính sẵn sàng của siêu dữ liệu truy cập mở. Người sử dụng có thể xác định các nhà xuất bản mà cung cấp siêu dữ liệu toàn diện cho các bài báo truy cập mở của họ thông qua Crossref. Việc đánh giá siêu dữ liệu bao gồm các giấy phép mở, các tóm tắt, thông tin về khai thác văn bản và dữ liệu - TDM (Text and Data Mining), ORCID của các tác giả, và việc cấp vốn. Bằng việc nêu bật các khoảng trống, HOAD hỗ trợ các hội đoàn thư viện để giám sát và thương thảo về các cải thiện cho siêu dữ liệu mở trong các thỏa thuận chuyển đổi quá độ.

Chụp màn hình chỉ ra hình Bảng điều khiển Truy cập Mở Lai - HOAD về các giấy phép Creative Commons qua thời gian của nhà xuất bản. Người sử dụng có thể chuyển giữa việc xem toàn cầu và việc xem các thỏa thuận của hội đoàn ở Đức. Điều hướng ở biên cho phép tìm kiếm và duyệt các hồ sơ tạp chí lai cụ thể ở Đức và nhà xuất bản cụ thể

Phản hồi có được

Trong tháng 3/2023, chúng tôi đã công bố bản beta của HOAD qua các danh sách thư chuyên nghiệp và đã tiến hành các webinar công khai để giới thiệu công cụ này và đã thu được phản hồi từ các nhóm người sử dụng tiềm năng và các bên liên quan khác.

Trong quá trình đó, chúng tôi đã nhận được đầu vào có giá trị từ các nhà xuất bản hỏi về cách để cải thiện siêu dữ liệu của họ, đặc biệt liên quan tới các giấy phép mở. Với các bản cập nhật dữ liệu thường xuyên của chúng tôi, chúng tôi đảm bảo rằng các cải tiến siêu dữ liệu đó được kết hợp kịp thời vào trong HOAD. Ngoài ra, vài nhà xuất bản đã giúp chúng tôi xác định các tạp chí đã không còn là một phần của hồ sơ tạp chí lai của họ nữa vì sự thay đổi nhà xuất bản. Điều này đã nhấn mạnh nhu cầu tiến hành chuyển đổi các tạp chí giữa các nhà xuất bản minh bạch hơn trong các phát hành trong tương lai.

Chúng tôi vui mừng tham gia không chỉ với các hội đoàn của Đức, mà còn với các đại diện từ các quốc gia khác. Các hội đoàn thư viện quốc gia, các bên đã và đang tích cực giám sát các thỏa thuận chuyển đổi quá độ của các hội đoàn, đã nêu bất HOAD như một công cụ hữu ích cho việc định chuẩn sự tiến bộ của họ với xu thế chung này. Họ đã thể hiện mối quan tâm trong việc kết hợp dữ liệu tạp chí được giám tuyển của riêng họ, và đã gợi ý phân tích bổ sung về sử dụng truy cập mở xanh, thừa nhận việc cấp vốn, và chi tiêu truy cập mở. Các khía cạnh đó, hiện không được HOAD bao trùm, nêu bật các lĩnh vực có hứa hẹn phát triển trong tương lai.

Cả các nhà xuất bản và các thư viện đã có các yêu cầu khác nhau về dữ liệu. Vài bên đã yêu cầu các lựa chọn sử dụng lại dữ liệu dễ dàng, trong khi các bên khác tìm cách làm rõ về phương pháp luận của chúng tôi. Để đáp lại, chúng tôi đã triển khai một lựa chọn tải về đối với các bảng biểu và đồ thị để tạo thuận lợi cho việc sử dụng lại dữ liệu. Để đảm bảo tính minh bạch và khả năng tái tạo lại, dữ liệu của HOAD là sẵn sàng mở, cùng với các bước tính toán có liên quan trong việc biên dịch dữ liệu đó. Ngoài ra, chúng tôi đã ủy quyền sự so sánh dữ liệu của chúng tôi với Scopus và hướng tới việc chia sẻ các kết quả trong tương lai gần.

Tiếp theo là gì?

Như Liên minh S thông báo việc kết thúc hỗ trợ tài chính cho các thỏa thuận chuyển đổi quá độ vào năm sau và sự tiến bộ chậm chạp của truy cập mở trong các tạp chí chuyển đổi quá độ vẫn tồn tại, các cách tiếp cận giám sát toàn diện như HOAD thậm chí đang trở nên quan trọng hơn. Trong khi việc cấp vốn của dự án này từ Quỹ Nghiên cứu Đức đã tiến hành, chúng tôi vẫn cam kết giữ cho dữ liệu đó được cập nhật. Chúng tôi mời sự tham gia của cộng đồng thông qua Github và chào đón các thảo luận với các hội đoàn thư viện quốc gia và các bên liên quan khác để tiếp tục tùy chỉnh HOAD cho các nhu cầu cụ thể. Vui lòng liên hệ Najko Jahn.

Inke Achterberg

Inke Achterberg đã tham gia trong nhiều dự án liên quan tới Truy cập Mở ở Thư viện Bang và Đại học Göttingen từ 2017 như một thành viên nhân viên của dự án. Cô đã làm việc về HOAD (Bảng điều khiển Truy cập Mở Lai) và EOSC Future (Đám mây Khoa học Mở châu Âu) trong năm 2023. Trước đó, cô đã có vài năm với FID GEO (Fachinformationsdienst Geowissenschaften), nâng cao nhận thức và kiến thức về xuất bản Truy cập Mở và dữ liệu FAIR trong cộng đồng khoa học địa lý ở Đức và quản lý kho Truy cập Mở GEO-LEOe-docs.

Xem tất cả các bài đăng của Inke Achterberg

Najko Jahn

Najko Jahn làm việc như một nhà phân tích dữ liệu ở thư viện Bang và Đại học Göttingen, nơi ông là phó trưởng nhóm Knowledge Commons (Những điều chung về Kiến thức). Ở đó ông quản lý vài dự án phân tích dữ liệu tập trung vào chuyển đổi xuất bản tạp chí học thuận sang truy cập mở và phát triển dữ liệu học thuật mở.

Xem tất cả các bài đăng của Najko Jahn

We are pleased to introduce the Hybrid Open Access Dashboard (HOAD), an openly available data analytics tool designed for academic libraries and their consortia. Developed at the State and University Library Göttingen and funded by the German Research Foundation (DFG), HOAD combines open data from Crossref, OpenAlex, and the cOAlition S Journal Checker Tool. By doing so, the dashboard illustrates the ongoing transition of hybrid journal portfolios included in transformative agreements to full open access.

How does it work?

HOAD provides interactive charts and tables for exploring the openness of over 12,500 hybrid journals included in 400+ transformative agreements. These are derived from curated and publicly available cOAlition S Journal Checker Tool data. HOAD allows users to gain a general overview and analyse hybrid journal portfolios of selected publishers. Throughout the dashboard, users can compare the global hybrid journal landscape with the situation in Germany since 2017.

As an important aspect, users can explore hybrid open access across Creative Commons licences over time and compare licence types offered by publishers. Notably, Springer Nature journals predominantly adopted the CC BY licence, aligned with the preferences of Plan S, whereas Elsevier and Wiley hybrid journals still use the more restrictive CC BY-NC-ND licence for a substantial share of articles (see Figure).

Users can also explore variations in open access adoption among different countries. The view on the top productive countries shows that lead authors from the United States, China, and India published open access in hybrid journals to a much lesser extent compared to their European counterparts. In contrast, countries like Sweden, the Netherlands, Switzerland, the United Kingdom and Germany have achieved substantially larger open access shares, likely due to the wide implementation of transformative agreements.

Another important aspect assessed by HOAD is the availability of openly accessible metadata. Users can identify publishers that provide comprehensive metadata for their open access articles via Crossref. The metadata assessment includes open licences, abstracts, information about Text and Data Mining (TDM), authors’ ORCID, and funding. By highlighting gaps, HOAD supports library consortia in monitoring and negotiating improvements for open metadata in transformative agreements.

Screenshot showing the Hybrid Open Access Dashboard (HOAD) view on Creative Commons licences over time by publisher. Users can switch between the global view and the view on the consortia agreements for Germany. The side navigation allows searching and browsing of publisher-specific and Germany-specific hybrid journal portfolios.

Feedback gained

In March 2023, we announced the beta launch of HOAD through professional mailing lists and conducted public webinars to introduce the tool and gather feedback from potential user groups and other stakeholders.

During this process, we received valuable input from publishers asking about how to improve their metadata, specifically regarding open licences. With our regular data updates, we ensure that these metadata improvements are promptly incorporated into HOAD. Additionally, some publishers helped us to identify journals that were no longer part of their hybrid journal portfolios due to a change of publisher. This underlined the need to make transfers of journals between publishers more transparent in future releases.

We were delighted to engage not only with German consortia but also with representatives from other countries. National library consortia, who have been actively monitoring consortial transformative agreements, highlighted HOAD as a handy tool for benchmarking their progress with the general trend. They expressed interest in incorporating their own curated journal data, and suggested additional analytics about the use of green open access, funding acknowledgement, and open access spending. These aspects, not currently covered by HOAD, highlight promising areas of future development.

Both publishers and libraries had various inquiries regarding the data. Some requested easy data reuse options, while others sought clarification on our methodology. In response, we have implemented a download option for tables and charts to facilitate data reuse. To ensure transparency and reproducibility, HOAD data is openly available, along with the computational steps involved in compiling the data. Furthermore, we have commissioned a comparison of our data with Scopus and look forward to sharing the results in the near future.

What’s next?

As cOAlition S announces the end of financial support for transformative agreements by next year and the slow progress of open access in transformative journals persists, comprehensive monitoring approaches like HOAD are becoming even more crucial. While the project’s funding from the German Research Foundation has concluded, we remain committed to keeping the data up to date. We invite community engagement through Github and welcome discussions with national library consortia and other stakeholders to further customise HOAD to specific needs. Feel free to contact Najko Jahn.

Inke Achterberg

Inke Achterberg has been involved in various Open Access related projects at Göttingen State and University Library since 2017 as a project staff member. She worked on HOAD (Hybrid Open Access Dashboard) and EOSC Future (European Open Science Cloud) in 2023. Before that, she spent several years with FID GEO (Fachinformationsdienst Geowissenschaften), raising awareness and knowledge regarding OA publishing and FAIR data in the geoscience community in Germany and managing the OA repository GEO-LEOe-docs.

View all posts by Inke Achterberg

Najko Jahn

Najko Jahn works as a data analyst at the State and University Library Göttingen, where he is the deputy head of the Knowledge Commons group. There he manages several data analytics projects focusing on the transition of scholarly journal publishing to open access and the development of open scholarly data.

View all posts by Najko Jahn

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay23,280
  • Tháng hiện tại403,127
  • Tổng lượt truy cập34,966,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây