5 năm Kế hoạch S: con đường hướng tới Truy cập Mở đầy đủ và tức thì

Thứ hai - 09/10/2023 06:06

Five years of Plan S: a journey towards full and immediate Open Access

04/09/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/five-years-of-plan-s-a-journey-towards-full-and-immediate-open-access/

Bài được đưa lên Internet ngày: 04/09/2023

Từ khi khởi xướng tới tác động toàn cầu

Vào tháng 9/2018, một nhóm các tổ chức cấp vốn nghiên cứu quốc gia, với sự ủng hộ của Ủy ban châu Âu, đã tập hợp lại để làm cho các xuất bản phẩm nghiên cứu truy cập mở được cho tất cả mọi người: Kế hoạch S. Các tổ chức có tầm nhìn xa này đã tới cùng nhau như là Liên minh S (cOAlition S), và đã thông qua một tập hợp 10 nguyên tắc có ý định hành động như chất xúc tác cho chuyển đổi tăng tốc sang Truy cập Mở đầy đủ và tức thì. Đối với hầu hết các thành viên của Liên minh S, các chính sách và công cụ hỗ trợ triển khai Kế hoạch S có hiệu lực vào năm 2021.

Mặc dù tác động đầy đủ của các chính sách đó vẫn phải mất vài năm mới phát huy được, nhưng đây là thời điểm tốt để suy ngẫm về những gì đã đạt được cho tới nay. Tôi đã ra nhập Liên minh S chính xác một năm sau khi nó được khởi xướng, như là Giám đốc Điều hành, và vì thế đã có ưu thế để tham gia vào lộ trình mà cộng đồng của Liên minh S - các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các đại sứ, những người ủng hộ, và Văn phòng - đã trải qua, và sự tiến bộ nổi bật chúng tôi đã cùng nhau đạt được.

Trong 5 năm, Liên minh S đã trưởng thành từ một tá tới một mạng 28 nhà cấp vốn. Điều nổi bật là tầm với này mở rộng ra ngoài châu Âu, xoay quanh các tổ chức từ nước Mỹ, Úc và Nam Phi. Sự mở rộng này đã tạo ra hiệu ứng gợn sóng, với thậm chí các nhà cấp vốn không thuộc về Liên minh S cũng phát triển các chính sách phần lớn phù hợp với Kế hoạch S. Điều này rõ ràng ở nước Mỹ với bản ghi nhớ Nelson tháng 8/2022 (bản dịch sang tiếng Việt), Canada, Ấn Độ, Đức và những nơi khác. Các chính phủ trong và ngoài châu Âu cũng đã lên tiếng nhiều hơn về Truy cập Mở tới các kết quả nghiên cứu, bằng chứng là trong các Kết luận của Hội đồng châu Âutuyên bố của các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ G7 vào tháng 5 năm ngoái. Kế hoạch S và Liên minh S chắc chắn đã đóng góp cho sự đồng thuận giữa các tổ chức cấp vốn nghiên cứu khắp trên thế giới rằng Truy cập Mở tới các kết quả nghiên cứu là một ưu tiên đòi hỏi sự liên kết quốc tế.

Trong 5 năm đó, các nhà xuất bản cũng đã thay đổi chiến lược. Họ dường như ngày càng nhận thấy rằng không còn có việc liệu họ có nên chuyển sang truy cập mở hay không, mà làm thế nào họ sẽ chuyển sang Truy cập Mở. Vài trong số họ đã thay đổi các chính sách của họ để tuân thủ với các nguyên tắc của Kế hoạch S, hoặc họ đang khám phá các mô hình mới như các mô hình Đăng ký tới Mở, Truy cập Mở Kim cương, và các mô hình không có các chi phí xử lý bài báo (non-APC models).

Điều hướng bức tranh Truy cập Mở: các con đường và các công cụ

Ngay từ đầu, Kế hoạch S đã áp dụng cách tiếp cận bất khả tri về các con đường Truy cập Mở. Liệu nó có đi qua xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở đầy đủ hay không, hay các tạp chí được làm cho sẵn sàng theo một Thỏa thuận chuyển đổi quá độ, hay làm cho Bản thảo Chấp nhận được sẵn sàng thông qua một kho, Liên minh S đưa ra các con đường đa dạng để tuân thủ.

Để giúp các tác giả chọn các lựa chọn xuất bản được chính sách Truy cập Mở của nhà cấp vốn của họ hỗ trợ, Liên minh S đã phát triển Công cụ Kiểm tra Tạp chí - JCT (Journal Checker Tool), một tài nguyên tin cậy bây giờ phục vụ cho 3.000 người sử dụng mỗi tháng. Để hỗ trợ cho Con đường Kho, chúng tôi đã phát triển chiến lược Giữ lại các Quyền; một chiến lược đã được nhiều trường đại học và viện nghiên cứu hồ hởi áp dụng.

Đáp lại lời kêu gọi của cộng đồng thư viện về minh bạch giá thành các dịch vụ xuất bản họ mua sắm, Liên minh S đã thiết kế và phát triển Dịch vụ So sánh Tạp chí - JCS (Journal Comparison Service), một nền tảng trên trực tuyến giúp những người sử dụng xác định liệu giá thành các dịch vụ xuất bản có là công bằng và hợp lý hay không.

Hướng tới sự công bằng hơn về Truy cập Mở

Khi bức tranh Truy cập Mở tiến hóa, Liên minh S cũng tiến hóa với nó. Dựa vào các báo cáo về sự tiến bộ và tỷ lệ thấp các tạp chí chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở, Liên minh S đã quyết định ngừng hỗ trợ tài chính của nó cho các Thỏa thuận chuyển đổi quá độ. Thay vào đó, nó sẽ hướng các nỗ lực của nó tới các sáng kiến xuất bản Truy cập Mở đổi mới sáng tạo hơn và do cộng đồng dẫn dắt hơn.

Cộng tác với các tổ chức quốc tế khác nhau, Liên minh S cũng theo đuổi công việc nhằm vào sự công bằng hơn về Truy cập Mở, thông qua một loạt các hội thảo, một nghiên cứu khai phá liệu Sức mua Tương đương có thể cải thiện sự bất bình đẳng APC hay không, và một nhóm làm việc khai phá các mô hình kinh doanh mới, không dựa vào APC.

Ngoài ra, Liên minh S nhận thấy nhu cầu gia tăng đối với các mô hình xuất bản lựa chọn thay thế, phi lợi nhuận, và nó tích cực tham gia trong các nỗ lực của châu Âu và toàn cầu về Truy cập Mở Kim cương: các dự án EC cấp tiền như DIAMASCRAFT-OA, Kế hoạch hành động về Truy cập Mở Kim cương, và Hội nghị thượng đỉnh Truy cập Mở Kim cương Toàn cầu.

Cuối cùng, Liên minh S đang đóng góp cho việc cải thiện đánh giá nghiên cứu bằng việc ra nhập Liên minh vì sự tiến bộ đánh giá nghiên cứu - CoARA (Coalition for Advancing Research Assessment), đặc biệt khuyến khích các bên tiến hành các bài tập đánh giá nghiên cứu, để chuyển khỏi các thước đo tạp chí và đánh giá tốt hơn việc xuất bản Truy cập Mở đối với các tác giả.

Con đường cộng tác

Bây giờ là thời điểm tốt để cảm ơn bất kỳ ai đã tham gia trong cộng đồng của Liên minh S. Trước nhất và trên hết, các chuyên gia đại diện cho các tổ chức cấp vốn của họ trong nhóm chuyên gia. Họ đã xử trí để xây dựng một cộng đồng chuyên gia cộng tác trên trực tuyến đồng sáng tạo xương sống của các chính sách chung của chúng tôi, và thường xuyên tư vấn cho nhau về triển khai chính sách và các thách thức. Nhóm này, không nghi ngờ gì, là vũ khí bí mật mạnh nhất của Liên minh S. Nhóm các nhà lãnh đạo được cảm ơn vì sự tin tưởng họ đã thể hiện về các nguyên tắc và sự triển khai Kế hoạch S. Cũng cảm ơn tới nhóm chỉ đạo điều hành của Liên minh S, những người họp hai tuần một lần để tư vấn và đưa ra quyết định về các vấn đề chính sách. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn Quỹ Khoa học châu Âu - Kết nối Khoa học (European Science Foundation – Science Connect) về nơi đặt Văn phòng của Liên minh S, và siêng năng quản lý các khía cạnh nhân sự và tài chính trong hoạt động của chúng tôi.

Hướng tới tương lai: Con đường xuất bản có trách nhiệm

Sứ mệnh của Kế hoạch S chắc chắn còn chưa hoàn thành. Nhìn về tương lai, chúng tôi tin tưởng có chỗ cho việc tăng tốc Truy cập Mở thậm chí nhiều hơn và làm cho nó công bằng hơn. Về điều này, chúng tôi đang làm việc về đề xuất “Hướng tới Xuất bản có trách nhiệm”, nó nhằm thúc đẩy hệ thống truyền thông dựa vào cộng đồng cho khoa học mở trong thế kỷ 21. Đề xuất này, sẽ được phát hành trong vòng 2 tháng tới, theo sau sẽ là tư vấn phạm vi rộng với cộng đồng nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi sẽ ủy quyền một rà soát lại độc lập đóng góp mà Kế hoạch S đã thực hiện đối với bức tranh xuất bản Truy cập Mở.

Để đánh dấu kỷ niệm 5 năm Kế hoạch S, chúng tôi đang tổ chức một webinar vào thứ năm ngày 2/11/2023, lúc 17.00 - 19.00 CET. Sự kiện này sẽ khám phá cách làm thế nào Kế hoạch S đã phát triển kể từ khi được khởi xướng cũng như những gì sẽ có trong tương lai của truyền thông học thuật. Chúng tôi mong được gặp bạn ở đó!

Johan Rooryck

Johan Rooryck là Giám đốc Điều hành của Liên minh S và là giáo sư ngôn ngữ học ở Đại học Leiden. Ông là tổng biên tập của tạp chí Truy cập Mở Công bằng Glossa: một tạp chí về ngôn ngữ chung kể từ năm 2016. Từ 1999 tới 2015, ông là giám đốc điều hành của Lingua (Elsevier), khi Nhóm Biên tập và Ban quản trị, cũng như cộng đồng độc giả và tác giả của nó, đã quyết định rời bỏ Lingua để tạo ra Glossa. Ông cũng là thành viên sáng lập và chủ tịch của Liên minh Truy cập Mở Công bằng - FOAA (Fair Open Access Alliance) và Ngôn ngữ theo Truy cập Mở - LingOA (Linguistics in Open Access). Ông là thành viên của Academia Europaea.

Xem tất cả các bài đăng của Johan Rooryck

From inception to global impact

In September 2018, a group of national research funding organizations, with the support of the European Commission, rallied behind an initiative to make research publications openly accessible to all:  Plan S. These visionary organizations came together as cOAlition S, and adopted a set of 10 principles that were intended to function as a catalyst for the accelerated transition to full and immediate Open Access. For most cOAlition S members, the policies and tools that support the implementation of Plan S came into effect in 2021. 

Although the full impact of these policies will still take several years to unfold, it is a good moment to reflect on what has been achieved so far. I joined cOAlition S exactly one year after its inception, as its Executive Director, and have therefore been privileged to participate in the journey that the cOAlition S community – Experts, Leaders, Ambassadors, Supporters, and Office –  have undertaken, and the remarkable progress we have achieved together.

In five years, cOAlition S has grown from a dozen to a network of 28 funders. What is remarkable is that this reach extends beyond Europe, encompassing agencies from the US, Australia and South Africa. This expansion has sparked a ripple effect, with even non-cOAlition S funders developing policies that are largely aligned with Plan S. This is evident in the US with the August 2022 Nelson memo, Canada, India, Germany and elsewhere. Governments in Europe and beyond have also become more vocal about Open Access to research results, as evidenced in the European Council Conclusions and the G7 Science and Technology Ministers declaration of last May. Plan S and cOAlition S have certainly contributed to a consensus among research funding agencies worldwide that Open Access to research results is a priority that requires international alignment.

During those five years, publishers have changed tack as well. They seem to increasingly recognise that it is no longer about whether they should flip to Open Access, but how they should flip to Open Access. Some of them have made changes to their policies to comply with Plan S principles, or they are exploring new models such as Subscribe to Open, Diamond Open Access, and other non-APC models.

Navigating the Open Access landscape: routes and tools

From the start, Plan S adopted an agnostic approach to Open Access routes. Whether it is via publication in full Open Access journals, or titles made available under a Transformative Arrangement, or making the Accepted Manuscript available through a repository, cOAlition S accommodates diverse routes to compliance

To help authors choose publishing options that are supported by their funder’s Open Access policy, cOAlition S developed the Journal Checker Tool (JCT), a trusted resource now serving 3000 users per month. In support of the Repository Route, we developed the Rights Retention strategy; a strategy that was enthusiastically adopted by many universities and institutions.

Responding to the library community’s calls for price transparency of the publishing services they procure, cOAlition S designed and developed the Journal Comparison Service (JCS), an online platform helping users to determine if prices for publishing services are fair and reasonable.

Towards more equity in Open Access

As the Open Access landscape evolves, cOAlition S evolves with it. Based on progress reports and the very low Open Access transformation rate of Transformative Journals, cOAlition S decided to end its financial support for Transformative Arrangements. Instead, it will direct its efforts to more innovative and community-driven Open Access publishing initiatives.

In collaboration with various international organizations, cOAlition S also pursues work for more equity in Open Access, via a series of workshops, a study exploring if Purchasing Power Parity could improve APC inequity, and a working group exploring new, non-APC-based business models. 

In addition, cOAlition S acknowledges the growing need for alternative, not-for profit publishing models, and is actively involved in European and global efforts for Diamond OA: the EC-funded DIAMAS and CRAFT-OA projects, the Action Plan for Diamond Open Access, and the Global Diamond Open Access Summit

Finally, cOAlition S is contributing to improving research assessment by joining the Coalition for Advancing Research Assessment (CoARA), specifically to encourage those who undertake research assessment exercises, to move away from journal metrics and to better value Open Access publishing by authors. 

A collaborative journey

This is also a good time to thank everyone who was involved in the cOAlition S community. First and foremost, the Experts who represented their funding organizations in the Expert group. They managed to build an online collaborative Expert community that co-created the backbone of our joint policies, and consult each other regularly about policy implementation and challenges. This group is without any doubt cOAlition S’s strongest secret weapon. The Leaders group should be thanked for the confidence they have shown in the Plan S principles and implementation. Thanks are also due to the cOAlition S Executive Steering Group, who meet fortnightly to advise and make decisions on policy matters. Finally, I would like to thank the European Science Foundation – Science Connect for hosting the cOAlition S Office, and diligently managing the human resources and financial aspects of our operations.

Looking forward: a path to Responsible Publishing

The Plan S mission is certainly not accomplished yet. Looking to the future, we believe there is room for accelerating Open Access even more and making it more equitable. For this, we are working on a “Towards Responsible Publishing” proposal, which aims to foster a community-based communication system for open science in the 21st century. This proposal,  set to be released within two months, will be followed by a large-scale consultation with the research community. Additionally, we will be commissioning an independent review of the contribution Plan S has made to the Open Access publishing landscape.

To mark the 5th anniversary of Plan S, we are organizing a webinar on Thursday 2nd November 2023, between 17.00 – 19.00 CET. The event will explore how Plan S has developed since its launch as well as what lies ahead for the future of scholarly communication. We are looking forward to seeing you there!

Johan Rooryck

Johan Rooryck is Executive Director of cOAlition S and a linguistics professor at Leiden University. He is the editor-in-chief of the Fair Open Access journal Glossa: a journal of general linguistics since 2016. From 1999 to 2015, he was the executive editor of Lingua (Elsevier), when its Editorial Team and Board, as well as its reader and author community, decided to leave Lingua to found Glossa. He also is a founding member and president of the Fair Open Access Alliance (FOAA) and Linguistics in Open Access (LingOA). He is a Member of the Academia Europaea.

View all posts by Johan Rooryck

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay27,275
  • Tháng hiện tại429,779
  • Tổng lượt truy cập36,488,372
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây