Thụy Sĩ sẽ nghiên cứu tiềm năng kinh tế của nguồn mở

Thứ sáu - 04/07/2014 05:42

Swiss to study economic potential of open source

Submitted by Gijs Hillenius on June 24, 2014

Theo: https://joinup.ec.europa.eu/community/osor/news/swiss-study-economic-potential-open-source

Bài được đưa lên Internet ngày: 24/06/2014

Chính phủ Thụy Sỹ sẽ khảo sát tiềm năng kinh tế đối với các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng phần mềm nguồn mở, và chính phủ liên bang sẽ rà soát lại chiến lược 2005 của mình về dạng các giải pháp phần mềm này, sau các câu hỏi của 2 thành viên Nhóm các nghị sỹ quốc hội Thụy Sỹ về Tính bền vững Số.

Thành viên nghị viện Edith Graf-Litscher, đại diện của Sozialdemokratische Partei der Schweiz (SP) cho thành phố Thurgau, muốn biết liệu chính phủ Liên bang có quan tâm cân nhắc các lựa chọn nguồn mở và sở hữu độc quyền hay không. Bà đã gửi một danh sách 7 câu hỏi, bao gồm cho 10 nhà bán hàng phần mềm sở hữu độc quyền hàng đầu, chỉ định lượng tiền được chi tiêu cho các giấy phép và duy trì. Nghị sỹ này cũng muốn biết chính phủ liên bang đang làm gì để cải thiện sự hợp tác với các cơ quan nhà nước khác trong việc sử dụng PMNM. “Chiến lược quản lý nào có thể được phát triển có liên quan tới tất cả các cơ quan hành chính nhà nước Thụy Sỹ?”

Trong một thông cáo báo chí được xuất bản thứ sáu tuần trước, Nhóm nghị sỹ Thụy Sỹ về Tính bền vững Số giải thích rằng chiến lược 2005 của chính phủ đã thất bại để làm cho các cơ quan hành chính nhà nước cân nhắc các giải pháp nguồn mở thay cho các phần mềm sở hữu độc quyền. Nhiều nơi tiếp tục sử dụng các giải pháp sở hữu độc quyền, và theo nhóm này, họ đang bỏ qua sự mua sắm nhà nước và phớt lờ tính tương hợp. Catalog tiêu chuẩn của chính phủ liên bang hầu hết chỉ nhắc tới các phần mềm sở hữu độc quyền, nhóm này viết, “dù trong hầu hết các chủng loại có các lựa chọn thay thế nguồn mở vững mạnh”.

Tiêu chuẩn bị bỏ qua

Nhóm này cũng chỉ ra rằng các cơ quan hành chính nhà nước bỏ qua sự hỗ trợ cho Định dạng Tài liệu Mở (ODF), ép những người khác sử dụng các sản phẩm sở hữu độc quyền để xử lý các tài liệu điện tử của chính phủ. Nghị sỹ quốc hội Christian Wasserfallen, đại diện FDP.Die Liberalen cho tỉnh Ben, muốn Hội đồng Liên bang báo cáo về tiết kiệm kinh tế mức tổng thể hiện tại và tiềm năng trong tương lai về PMNM. Ông cũng muốn biết những biện pháp nào chính phủ liên bang có thể tiến hành để tăng cường tiềm năng của dạng các giải pháp phần mềm này.

Nhóm này chỉ tới nghiên cứu năm 2006 ước tính rằng các cơ quan hành chính nhà nước châu Âu có thể tiết kiệm được khoảng 36% chi phí CNTT của họ bằng việc gia tăng sử dụng nguồn mở của họ. Một nghiên cứu năm 2012 đánh giá tiết kiệm hàng năm đạt được bằng việc sử dụng nguồn mở trong các nước châu Âu là 114 tỷ euro, với tổng đóng góp của nó cho nền kinh tế châu Âu khoảng 342 tỷ euro. “Các nghiên cứu đó chỉ ra tiềm năng kinh tế to lớn của nguồn mở”.

The Swiss government is to survey the economic potential of public administrations' use of open source software, and the federal government is to review its 2005 strategy on this type of software solutions, following questions by two members of the Swiss Parliamentarian Group on Digital Sustainability.

Parliament member Edith Graf-Litscher, representative of the Sozialdemokratische Partei der Schweiz (SP) for the Canton of Thurgau, wants to know if the Federal government has concerns weighing open source and proprietary alternatives. She sent a list of seven questions, including for the governments' top-ten proprietary software vendors, specifying amounts spent on licences and maintenance. The MP also wants to know what the federal government is doing to enhance cooperation with other public administrations on using open source software. "How could a management strategy be developed that involves all of Switzerland's public administrations?"

In a press release published last Friday, the Swiss Parliamentarian Group on Digital Sustainability explains that the government's 2005 strategy failed to get public administrations to consider open source solutions to proprietary software. Many continue to use proprietary solutions, and according to the group, thyy are bypassing public procurement and ignoring interoperability. The federal government's standard catalogue almost exclusively mentions proprietary software, writes the group, "although in most categories there are viable open source alternatives".

Neglected standard

The group also points out that public administrations neglect to support the Open Document Format (ODF), forcing others to use proprietary products to process the government's electronic documents.

MP Christian Wasserfallen, representing the FDP.Die Liberalen for the Canton of Bern, wants the Federal Council to report on the existing and potential future macro-economic savings of open source software. He also wants to know what measures the federal government could take to increase the potential of this type of software solutions.

The group points to a 2006 study estimating that Europe's public administrations could save around 36 per cent of their IT costs by increasing their use of open source. A 2012 study values the annual savings achieved by open source in European countries at 114 billion euro, with its total contribution to the European economy around 342 billion euro. "These studies show open source's enormous economic potential."

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay7,024
  • Tháng hiện tại579,886
  • Tổng lượt truy cập37,381,460
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây