Chuyển đổi các ứng dụng từ đóng sang mở.

Thứ tư - 21/07/2010 05:44

Chuỗihội thảo tại các tỉnh: Bình Dương (14/07), Đồng Nai(15/07) và Bà Rịa - Vũng Tàu (16/07) do VCCI và UBND và SởThông tin và Truyền thông các tỉnh phối hợp tổ chức.

Ngườitrình bày: Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com

Nộidung của bài trình bày gồm các phần:

  1. Vì sao phải chuyển đổi? Nhu cầu & Mục tiêu

  2. Chuyển đổi thế nào? - Các giải pháp

  3. Chuyển đổi cái gì?

  4. Các công việc tiến hành chuyển đổi

  5. Khó khăn thường gặp và cách khắc phục

  6. Tìm kiếm sự trợ giúp trong và sau chuyển đổi


I.Vì sao phải chuyển đổi? Nhu cầu & Mục tiêu

Việcchuyển đổi các ứng dụng từ đóng sang mở hiện đangdiễn ra ở khắp nơi trên thế giới, cả trong khu vựccác cơ quan chính phủ cũng như trong các doanh nghiệp.

Việcchuyển đổi các ứng dụng từ đóng sang mở, một khiđược thực hiện đúng cách, có thể đem lại nhiều lợiích cho các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp lớn cũngnhư các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những khía cạnhsau:

  1. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí mua sắm, duy trì, nâng cấp, cập nhật phần mềm.

  2. Đảm bảo được năng suất lao động.

  3. Đảm bảo sử dụng lại được các dữ liệu đã có.

  4. Đảm bảo cho việc trao đổi dữ liệu cả bên trong cũng như bên ngoài các hệ thống thông tin của doanh nghiệp.

  5. Tôn trọng các luật về quyền sở hữu trí tuệ, nhất là đối với các phần mềm. Vì thế xây dựng được hình ảnh tốt cho chính doanh nghiệp.

  6. Đảm bảo được an ninh dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp được lâu dài.

  7. Không bị khóa trói vào các nhà độc quyền về phần mềm.

Nhữngví dụ nổi bật nhất trong năm 2010 về chuyển đổi cácmôi trường làm việc, các ứng dụng phần mềm từ đóngsang mở như của Viettelđối với Việt Nam và Googleđối với nước Mỹ và thế giới là những ví dụ điểnhình nhất cho việc này.


II.Chuyển đổi như thế nào? - Các giải pháp

Việcchuyển đổi có thể được thực hiện từ cả 2 phía,phía các máy tính trạm của người sử dụng và phía cácmáy tính chủ, nơi mà các công việc chủ yếu có liênquan chỉ tới những người chuyên nghiệp về công nghệthông tin và truyền thông (CNTT-TT), chứ không phải lànhững người sử dụng thông thường như ở phía các máytính trạm.

  1. Chuyển đổi trên các máy trạm

Kinhnghiệm trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ rarằng, việc chuyển đổi trên các máy tính trạm đượcthực hiện bằng 2 bước: chuyển đổi một phần vàchuyển đổi toàn phần.

    1. Chuyển đổi một phần là việc chuyển đổi một số các ứng dụng chủ yếu, từ đóng sang mở, trong công việc hàng ngày của người sử dụng thông thường, trong khi vẫn giữ nguyên môi trường hệ điều hành là không đổi, mà cụ thể ở đây là hệ điều hành Windows các phiên bản khác nhau. Đây là một bước chuyển đổi cần thiết, giúp người sử dụng thông thường làm quen trước với những ứng dụng chuyển đổi một khi sau này tiến hành bước chuyển đổi hoàn toàn từ đóng sang mở. Điều may mắn là hầu như tất cả các ứng dụng mở mà một người sử dụng thông thường làm việc hàng ngày đều có khả năng chạy được trong môi trường hệ điều hành Windows các phiên bản khác nhau. Kinh nghiệm thực thế cho thấy, trong bước chuyển đổi một phần này, các ứng dụng sau đây sẽ được ưu tiên chuyển đổi trước (Trong các cơ quan nhà nước cũng đã có Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về “Đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước” cũng khuyến cáo chuyển đổi theo cách này):

      • Từ bộ phần mềm văn phòng MS Office sang OpenOffice.org.

      • Từ trình duyệt web MS Internet Explorer (IE) sang Mozilla Firefox. Còn có thể có một số lựa chọn khác như sang Chrome của Google hoặc Opera.

      • Từ MS Outlook sang Mozilla Thunderbird.

    2. Chuyển đổi toàn phần: là việc chuyển đổi không chỉ các ứng dụng nêu trên, mà là sự chuyển đổi toàn bộ môi trường hệ điều hành từ Windows sang một hệ điều hành mở, ví dụ như GNU/Linux Ubuntu (như được khuyến cáo trong các cơ quan nhà nước theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, trong đó có cả hệ điều hành cho máy trạm là GNU/Linux Ubuntu). Việc tiến hành chuyển đổi toàn phần sẽ đặt ra vấn đề chuyển đổi cả các ứng dụng nghiệp vụ sang để chạy được trong môi trường mới. Một khó khăn tại Việt Nam là do vấn đề về lịch sử và thói quen để lại, không nhiều ứng dụng nghiệp vụ hiện nay của các đơn vị có khả năng chạy được trong các hệ điều hành mở. Có một số lưu ý sau đây:

      • Môi trường hệ điều hành nguồn mở GNU/Linux có hầu như tất cả các ứng dụng thông thường chạy được trong Windows.

      • Môi trường thực tế trong tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn là một môi trường hỗn hợp giữa đóng và mở, giữa Windows và GNU/Linux với các ứng dụng, kể cả các ứng dụng nghiệp vụ, chạy trong chúng.

  1. Chuyển đổi trên các máy chủ

Cáchệ điều hành, các máy chủ phần mềm trên các máy tínhchủ thường là điểm mạnh của các giải pháp mở, nơimà các công việc chỉ liên quan tới những người chuyênnghiệp về CNTT-TT. Tuy nhiên, vì lý do lịch sử, tại ViệtNam, hầu hết các hệ điều hành, các phần mềm máy chủở phía các máy chủ cũng là những phần mềm đóng. Việcchuyển đổi từ đóng sang mở ở phía các máy chủ đượcphân theo một số loại hình dịch vụ và các máy chủphần mềm, như:

    1. Các dịch vụ chia sẻ tệp và máy in

    2. Các dịch vụ hệ thống như dịch vụ thư mục LDAP, dịch vụ tên miền DNS, dịch vụ phân phối địa chỉ IP động DHCP, dịch vụ truy cập từ xa RAS, dịch vụ Web, dịch vụ truyền tệp FTP và các dịch vụ hệ thống khác.

    3. Máy chủ thư điện tử và các dịch vụ truyền thông

    4. Máy chủ cơ sở dữ liệu, nơi chứa các dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ của đơn vị.

    5. Máy chủ an ninh an toàn như các tường lửa, ủy quyền (Proxy), chống virus, chống spam, chống truy cập trái phép …

Đốivới các đơn vị mà hầu như toàn bộ các máy chủ phầnmềm và các dịch vụ đều là nguồn đóng, thì môitrường thực tế cũng vẫn còn là một môi trường hỗnhợp giữa đóng và mở, giữa Windows và GNU/Linux. Cần cóthời gian để chuyển đổi.


III.Chuyển đổi cái gì?

Khitiến hành việc chuyển đổi, có thể ứng với mỗi mộtphần mềm đóng, ta sẽ có một vài phần mềm mở tươngứng. Tuy nhiên, bài viết này chủ yếu sẽ đưa ra chỉmột lựa chọn, những lựa chọn khác các đơn vị cóthể tìm hiểu sau này. Một trong những mẹo để có thểcó được những bảng chỉ dẫn các phần mềm chuyểnđổi, là trên các trình duyệt web, hãy gõ vào cụm từ“Linux equivalent” để nhờcác máy tìm kiếm tìm ra các phần mềm mở tương đươngvới các phần mềm đóng.

  1. Chuyển đổi trên các máy trạm. Một số phần mềm đã và đang được Việt hóa hoàn toàn.

    1. Phần mềm văn phòng: MS Office → OpenOffice.org

    2. Trình duyệt web: IE → FF

    3. Phần mềm thư điện tử máy trạm: Outlook → Thunderbird

    4. Hệ điều hành máy trạm: Windows → Ubuntu, …

    5. Bộ gõ tiếng Việt: Vietkey, Unikey → xUnikey, xvnkb, Scim, …

    6. Từ điển → stardict

    7. Phần mềm xử lý ảnh: Photoshop → GIMP, Coreldraw → Inkscape

    8. Phần mềm đọc các tệp PDF: Acrobat Reader → Acroread

    9. Các phần mềm thông điệp tức thì (Chat): Yahoo, Google, Skype, …

    10. Xem phim, nghe nhạc: Mplayer, VLC, MoviePlayer

    11. Phần mềm trợ giúp thiết kế bằng máy tính: CAD → ZwCAD, Qcad, BRL-CAD, FreeCAD, …

  2. Chuyển đổi trên các máy chủ. Khác với việc chuyển đổi trên các máy trạm có thể tiến hành theo kiểu chuyển đổi từng phần mềm một, từ phần mềm này sang phần mềm kia; trong khi đối với các máy chủ thì việc chuyển đổi thường được tiến hành theo các giải pháp, ví dụ như chuyển việc chuyển đổi một hệ thống thư điện tử sẽ liên quan tới một loạt các sản phẩm phần mềm máy chủ khác.

    1. Hệ điều hành: Windows → CentOS, Fedora, Ubuntu, Debian, …

    2. Dịch vụ chia sẻ máy chủ tệp và máy in: Samba, CUPS, OpenLDAP

    3. Các dịch vụ hệ thống: dịch vụ thư mục OpenLDAP, dịch vụ tên miền Bind, dịch vụ ủy quyền Squid, dịch vụ truy cập từ xa có an ninh OpenSSH, dịch vụ web Apache, máy chủ dịch vụ Tomcat, JBoss, …

    4. Máy chủ thư điện tử: Exchange Server → Sendmail, Postfix, …

    5. Máy chủ hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MS SQL Server → MySQL, PostgreSQL...

    6. Cổng, CMS & Website: Liferay, Alfresco, Drupal, Joomla...

    7. Máy chủ an ninh an toàn: tường lửa IPtable, Shorewall, …; Chống truy cập trái phép: Snort, …; Chống virus - spam: ClamAV, SpamAssasin, …

    8. ...


IV.Các công việc tiến hành khi chuyển đổi

Đểviệc chuyển đổi được thành công, cần thiết phảilên kế hoạch cho các công việc cần thực hiện cho việcchuyển đổi. Thông thường, về mặt kỹ thuật, các côngviệc như vậy bao gồm:

  1. Khảo sát hiện trạng:

    1. Phần cứng, các thiết bị ngoại vi - các trình điều khiển

    2. Các kết nối mạng LAN, WAN, Internet, Extranet

    3. Phần mềm văn phòng có sử dụng các macro hay không?

    4. Phần mềm nghiệp vụ có việc xuất dữ liệu sang Excel hay không?

    5. Phần mềm kế toán của ai viết, công ty nào?

    6. Có sử dụng các phần mềm CAD hay đặc biệt nào không?

  2. Chuẩn bị cho chuyển đổi

    1. Các ổ lưu trữ cho việc sao lưu các dữ liệu

    2. Sao lưu các dữ liệu: các tệp văn phòng, thư điện tử, dữ liệu từ các phần mềm nghiệp vụ, trong Favorites của trình duyệt web …

  3. Tiến hành chuyển đổi: cài đặt các phần mềm mới từ các đĩa CD/DVD, USB, Internet, LAN, …; Tốt nhất là tiến hành cài đặt các phần mềm chuyển đổi trên một máy mà không phải lo giữ lại các phần mềm được chuyển đổi và các dữ liệu tương ứng của nó (sau khi các dữ liệu này đã được sao lưu ở bước trước rồi).

  4. Thiết lập cấu hình sau chuyển đổi cho các phần mềm ứng dụng, hệ điều hành, …

  5. Thiết lập kết nối mạng LAN, WAN, Internet, Extranet

  6. Thiết lập kết nối tới các thiết bị ngoại vi: CD/DVD, USB, máy in, máy quét, máy photocopy, máy ảnh, máy quay...

  7. Phục hồi các dữ liệu: văn phòng, nghiệp vụ, khác...

  8. Chuyển đổi các dữ liệu: văn phòng, nghiệp vụ, khác... sang cho phù hợp với những định dạng mới của các phần mềm chuyển đổi.

  9. Tiến hành đào tạo, huấn luyện: tại chỗ, trên mạng cho việc chuyển đổi và làm quen với các phần mềm chuyển đổi.

  10. Tổ chức tiến hành việc bảo hành, nâng cấp, hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật

  11. Đánh giá, rút kinh nghiệm, mở rộng chuyển đổi


V.Những khó khăn thường gặp và cách khắc phục

Cóthể nảy sinh một số khó khăn khi chuyển đổi và đôikhi những khó khăn đó lại không nằm ở phần kỹ thuật,cụ thể như sau:

  1. Quyết tâm và sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cao nhất đơn vị trong việc chuyển đổi.

  2. Tham vọng chuyển đổi lớn và nhanh ngay một lúc.

  3. Một số khác biệt trong thói quen sử dụng đối với những phần mềm ứng dụng mới, dẫn tới có sự chống đối của một bộ phận người sử dụng.

  4. Nếu có các macro trong MS Office được sử dụng trước đó, thì phải viết lại chúng để có thể chạy được trong môi trường mới của OpenOffice.org.

  5. Nếu có việc xuất dữ liệu sang Excel trước khi chuyển đổi, thì phải viết lại phần xuất dữ liệu đó sang ứng dụng mới như là Cal của OpenOffice.org.

  6. Nếu có một số phần mềm (ví dụ như phần mềm kế toán doanh nghiệp hay các phần mềm nghiệp vụ khác) trước khi chuyển đổi chỉ có khả năng chạy được trên Windows, thì cần đề nghị nhà sản xuất các phần mềm đó chuyển chúng (viết lại) để có khả năng chạy được trên GNU/Linux. Có một số cách để thực hiện việc này như sau:

    1. Sử dụng các phần mềm mô phỏng như Wine, Mono để tạo ra các môi trường tương tự như khi chúng được chạy trên Windows, nhưng thực tế lại chạy trên nền GNU/Linux.

    2. Viết lại các phần mềm theo công nghệ Web để giải phóng các máy trạm, vì công nghệ Web cho phép ở phía máy trạm chỉ cần có trình duyệt web, còn tất cả những thứ khác đều được triển khai trên các máy chủ. Khi các máy trạm được giải phóng thì dễ dàng để chuyển đổi sang môi trường mở của GNU/Linux.

    3. Sử dụng các máy ảo, cài Windows trong một máy ảo mà máy ảo đó chạy trên GNU/Linux. Các ứng dụng chỉ chạy được trên Windows khi này sẽ chạy trong máy ảo. Trường hợp này vẫn cần phải có Windows.

    4. Trong trường hợp những phương án ở trên không thể triển khai được thì phải tính tới việc giữ lại một số máy Windows mà không thể chuyển đổi được. Trong trường hợp này, toàn bộ hệ thống trên thực tế sẽ tạo thành một môi trường hỗn hợp cả đóng lẫn mở, cà Winkdows lẫn GNU/Linux. Tuy nhiên, về lâu dài nên tính tới việc chuyển đổi hoàn toàn sang môi trường mở.


IV.Tìm kiếm sự trợ giúp trong và sau chuyển đổi

Việchỗ trợ trong và sau chuyển đổi là sống còn đối vớiđối với toàn bộ quá trình chuyển đổi từ đóng sangmở. Trong điều kiện cụ thể hiện nay, các nguồn lựccó thể hỗ trợ chính trong và sau chuyển đổi là:

  1. Từ nguồn lực của chính các doanh nghiệp chuyển đổi, cụ thể là đội ngũ các nhân viên chuyên ngành CNTT-TT nếu doanh nghiệp có một đội ngũ như vậy.

  2. Từ cộng đồng. Đây là cách thông dụng nhất và cũng là đặc trưng nhất đối với các phần mềm mở cộng đồng. Tại Việt Nam, hiện có các cộng đồng mở như HanoiLUG, SaigonLUG, HueLUG. Hoàn toàn có thể có được sự trợ giúp của các cộng đồng mở thế giới thông qua các nhóm thảo luận, các diễn đàn, các website, wiki,... của các cộng đồng đó. Tuy nhiên trong trường hợp này cần thiết phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Thường thì bất kỳ câu hỏi nào có liên quan tới một ứng dụng phần mềm mở cũng sẽ được trả lời một cách nhanh chóng trong các cộng đồng này.

  3. Từ các công ty chuyên về PMTDNM thông qua các hợp đồng dịch vụ: tư vấn, cài đặt, cập nhật, nâng cấp, đào tạo - huấn luyện, tùy biến - xây dựng các module bổ sung, tích hợp hệ thống và tích hợp ứng dụng.

  4. Để có những thông tin cơ bản về phần mềm tự do nguồn mở, có thể xem và tải về tài liệu “Giới thiệu Phần mềm Tự do” ở đâyở đây.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập280
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm271
  • Hôm nay45,919
  • Tháng hiện tại495,360
  • Tổng lượt truy cập38,022,184
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây