Sự can thiệp sai trái của một số tổ chức nước ngoài vào chính sách của Việt Nam

Thứ hai - 19/04/2010 05:50

Sự canthiệp sai trái của một số tổ chức nước ngoài vàochính sách về phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) củaChính phủ Việt Nam

Trong kỷ nguyên thôngtin kết nối mạng Internet như ngày nay, việc ứng dụngvà phát triển phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) đã trởthành một xu thế tất yếu và không thể đảo ngượcđược trong nền công nghệ thông tin và truyền thông thếgiới.

Chúng ta đều đãbiết, để khuyến khích ứng dụng và phát triển FOSS tạiViệt Nam, trong thời gian vừa qua chính phủ đã đưa racác chính sách, một vài trong số đó có thể kể tớinhư: (1) Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 02/03/2004 của Thủtướng Chính phủ về “Ứng dụng và phát triển phầnmềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008”; (2) Chỉthị 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin vàTruyền thông “Vềđẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạtđộng của cơ quan, tổ chức nhà nước”;(3) Thôngtư số 08/2010/TT-BGDĐTngày 01/03/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy địnhvề sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trongcác cơ sở giáo dục”.Cho dù cho tới ngày hôm nay, để thực sự đưa cácchính sách vừa có lợi cho Việt Nam, vừa phù hợp vớixu thế tất yếu hiện nay của nền công nghệ thông tinthế giới, vào thực tế cuộc sống tại Việt Nam khôngphải là một công việc dễ dàng, nếu không nói là vôcùng khó khăn, với những lý do cả chủ quan lẫn kháchquan.

IIPA và BSA, họ làai và họ muốn gì?

Vào tháng 02/2010, Liênminh Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (IIPA),được thành lập từ năm 1984, gồm 7 nhóm mà chúng cùngnhau tạo nên nền công nghiệp bản quyền là: (1) Liênminh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA); (2) Hiệp hội Phần mềmGiải trí (ESA); (3) Liên minh các Nhà xuất bản Mỹ (AAP);(4) Liên minh Phim và Truyền hình độc lập (IFTA); (5) Hiệphội Ảnh Động Mỹ (MPAA); (6) Hiệp hội các Nhà xuấtbản Âm nhạc Quốc gia (NMPA) và (7) Hiệp hội Công nghiệpGhi âm Mỹ (RIAA), thông qua cái gọi là “Báocáo đặc biệt 301”, đã yêu cầu Đại diện Thươngmại Mỹ (USTR) đặt Indonesia, Brazil, Ấn Độ, Philippines,Thailand và Việt Nam vào danh sách đen giám sát đặc biệt,một phần vì các chính sách của họ khuyến khích ápdụng phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) trong các cơ quanchính phủ, nhằm mục đích gâysức ép về thương mại lên các quốc gia này.

Trong các nhóm này,thì 2 nhóm được liệt kê đầu tiên là có liên quan tớiphần mềm, mà có lẽ là với Việt Nam, BSA là cái tên dễnhận biết nhất.

Bỏ qua các báo cáocủa IIPA đối với các quốc gia khác được nêu ở trên,trong cái gọi là “Báocáo đặc biệt 301 năm 2010”của IIPA về Bảo vệ vàTăng cường bản quyền đối với Việt Nam, họ đãngông nghênh chỉ trích Quyết định số 235/QĐ-TTg và Chỉthị 07/2008/CT-BTTTT và nêu lên những quan điểm chính củahọ cho rằng:

  1. FOSS không tạo nên sự cạnh tranh trong thị trường phần mềm, mà ngược lại cản trở nó.

  2. FOSS không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

  3. Bằng việc ưu tiên mua sắm FOSS của chính phủ sẽ bóp nghẹt sự đổi mới sáng tạo và không có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ ăn cắp phần mềm.

Vớinhững quan điểm trên, IIPA yêu cầu chính phủ Việt Nam“Dừng chính sách ưu tiên nguồn mở được Chính phủphê chuẩn vì nó đang hạn chế sự lựa chọn công nghệtại Việt Nam”.

Trongmột diễn biến khác, trong quá trình Bộ Giáo dục và Đàotạo đưa bản dự thảo cho thông tư số 08/2010/TT-BGDĐTlên mạng để lấy ý kiến đóng góp trên diễn đàn củaBộ, Hiệp hội Phần mềm Doanh nghiệp (BSA),một trong số 7 nhóm ở trên, đã bày tỏ lo lắng của nórằng việc bắt buộc sử dụng phần mềm nguồn mở(trong ngành giáo dục của Việt Nam) sẽ không hoàn thànhđược những mục tiêu được nêu ra của Dự thảo (nayđã được ban hành thành Chỉ thị số 08/2010/TT-BGDĐT) vàcó thể, về lâu dài, ngăn cản sự phát triển của nềncông nghiệp phần mềm Việt Nam.

Cũngnguồn thông tin này còn cho biết thêm rằng “BSAlà một nhóm vận động hành lang được trả tiền bởiMicrosoft và những công ty (phần mềm sở hữu độc quyền)khác”.

Phảnứng quốc tế về báo cáo đặc biệt 301

Ngaylập tức sau khi IIPA đưa ra những nhận định của họtrong các báocáo 301 đặc biệt chống lại các quốc gia, vào ngày16/02/2010, Quỹ Phần mềm Tự do (FSF), một tổ chức philợi nhuận, nơi đưa ra tuyên ngôn về phần mềm tự do,nơi phê chuẩn tất cả các loại giấy phép về phần mềmtự do, người bảo vệ cho phần mềm tự do trên toàn thếgiới, được thành lập từ năm 1985, đã có phản ứngbằng mộtbức thư gửi lên cho đại diện thương mại Mỹ(USTR). Trong bức thư này, người đại diện của FSF đãphê phán những luận điểm sai trái của IIPA và một sốluật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện hành làkhông công bằng, không bảo vệ cho những người giữbản quyền trong thế giới của phần mềm tự do nguồnmở mà lại chỉ bảo vệ trong thế giới của phần mềmsở hữu độc quyền, gây cản trở và triệt hạ việcđổi mới sáng tạo, gây thiệt hại cho toàn bộ nềncông nghiệp phần mềm và những nền công nghiệp có liênquan khác trên toàn thế giới và cho chính bản thân nướcMỹ.

Tiếpđến, ngày 05/03/2010, tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở(OSI), một tổ chức bảo vệ cho phần mềm nguồn mở,được thành lập năm 1997, nơi đưa ra định nghĩa vềphần mềm nguồn mở và phê chuẩn tất cả các loạigiấy phép cho phần mềm nguồn mở, cùng với FSF là 2 tổchức bảo vệ cho phần mềm tự do nguồn mở lớn nhấtthế giới, cũng đãkịch lực phản đối những luận điệu sai trái củaIIPA chống lại các quốc gia có các chính sách khuyếnkhích ứng dụng và phát triển phần mềm tự do nguồnmở. Trong tuyên bố phản đối của mình, Chủ tịch củaOSI là Michael Tiemann, đồng thời là Phó Chủ tịch củahãng Red Hat, đã phản đối các luận điệu sai trái củaIIPA về FOSS, khẳng định rằng FOSS làm lợi cho ngànhcông nghiệp thế giới hàng tỷ USD mỗi năm; rằng FOSSđưa ra những giá trị dài hạn vượt hơn cả phần mềmsở hữu độc quyền vì nó cho phép, chứ không phải ngăncản, người sử dụng và các lập trình viên cộng tácvới nhau và đổi mới sáng tạo cùng với nhau; rằng FOSShỗ trợ cho các doanh nghiệp. Cuối cùng, ông kết luậnrằng quan điểm của IIPA là không công bằng và dựa vàonhững định nghĩa lỗi thời, những lợi ích chuyên biệtvà một sự sợ hãi về đối mới sáng tạo và các môhình kinh doanh mới. Ông khẳng định rằng nước Mỹ cómột vai trò trong việc xác định các thị trường tự dotrên thế giới và quan điểm của IIPA không ủng hộ chovai trò này, vì thế nó phải không được tôn trọng.

Chưahết, ngay sau sự phản đối của OSI, cũng trong tháng03/2010, Hiệp hội Nguồn Mở vì nước Mỹ (OSFA), một tổchức vừa mới được thành lập năm 2009 để hỗ trợsử dụng FOSS chủ yếu trong môi trường chính phủ liênbang Mỹ, một tổ chức có sự tham gia của nhiều doanhnghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu và các cá nhân ủnghộ việc sử dụng phần mềm tự do nguồn mở như RedHat, Alfresco, EFF, Quỹ Mozilla, Google, Novell, Debian, Canonical,Oracle, SugarCRM và Ingres, cũng đãlên tiếng phản đối IIPA. Trong tuyên bố phản đốicủa mình, OSFA nêu rõ 3 điểm:

  1. FOSS là sở hữu trí tuệ;

  2. FOSS khuyến khích sự cạnh tranh thị trường;

  3. Việc sử dụng FOSS đang gia tăng ở tất cả các cấp độ của chính phủ Mỹ

Tuyênbố nêu tiếp rằng các nhà cung cấp có trụ sở ở Mỹđã cung cấp các giải pháp FOSS đằng sau site mớiWhiteHouse.gov (website của Nhà Trắng) và những sáng kiếnkhác (như, Kết nối NHIN của Bộ Y tế, nước Mỹ Ảocủa Bộ An ninh Quốc nội, Đám mây Thiên văn học củaCơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, VISTA của Bộ Cựuchiến binh VA và vừa mới công bố các chính sách vềNguồn mở tại San Francisco, Los Angeles và Boston) đang đượctheo đuổi một cách thành công bởi chính quyền Obama vàOSFA mạnh mẽ thúc giục USTR, và tất cả các cơ quanchính phủ Mỹ, hãy cực lực phản đối sức ép vô căncứ đối với danh sách đen hoặc trừng phạt bất kỳquốc gia nào vì các chính sách cho phép hoặc khuyến khíchsử dụng FOSS.

Cólẽ với những lời lẽ của các tổ chức chuyên nghiệpvề FOSS trên thế giới được nêu ở trên, thì không còngì có thể rõ hơn về sự ngang ngược trong quan điểmchống FOSS của IIPA và BSA.

ViệcIIPA, BSA và các tổ chức có liên quan ám chỉ những cácquốc gia và những người sử dụng phần mềm tự donguồn mở đềunhư những kẻ ăn cắp đã làm dấy lên một làn sóngphẫn nộ trên toàn cầu, thông qua vô số các bài viếttrên Internet, nhiều tác giả các bài viết đã chỉ rarằng, chính những công ty đứng đầu thế giới phầnmềm sở hữu độc quyền, như Microsoft, những người bỏtiền ra để nuôi dưỡng những tổ chức như IIPA và BSA,mới thực sự là những kẻ cướp, với những lần viphạm sở hữu trí tuệ của các côngty khác và có vô số trải nghiệm thực tế trong việcsử dụng mọi thủ đoạn để cản trở sự đổi mớisáng tạo trong phần mềm, cản trở sự cạnh tranh củathị trường này trong nhiều năm qua.

IIPAvà BSA đi ngược dòng

Trongmột diễn biến khác, vào ngày 23/03/2010, TechAmerica, mộtliên minh được thành lập bởi sự sát nhập của Hiệphội Điện tử Mỹ (AeA), Liên minh Công nghiệp An ninhKhông gian mạng (CSIA), Hiệp hội Mỹ về Công nghệ Thôngtin (ITAA) và Hiệp hội Công nghệ Thông tin & Điện tửcủa Chính phủ (GEIA), người đại diện cho gần 1,200công ty thành viên của tất cả các kích cỡ từ các khuvực nhà nước và thương mại của nền kinh tế Mỹ, làtổ chức bảo vệ lớn nhất cho nền công nghiệp vàchuyên tâm để giúp cho những mục tiêu của các thànhviên, đã đưa ra tài liệu “Minhbạch và Chuyển đổi thông qua Công nghệ”, là kếtquả khảo sát đối với các giám đốc thông tin CIO liênbang Mỹ, đã liệt kê ra 2 trong số 9 điểm cần lưu ýtrong việc đổi mới sáng tạo là “(1) Sử dụng các ứngdụng và giải pháp nguồn mở để kích thích đổi mớisáng tạo; (2) Áp dụng việc đưa nguồn của công chúngcho đối mới sáng tạo, và cải thiện việc sử dụng nóthông qua những giao tiếp và cộng tác tốt hơn, nguồn mởvà sự cạnh tranh”. Rõ ràng quan điểm của Hiệp hộinày là trái ngược hoàn toàn với quan điểm của IIPA vàBSA.

Luậngiải và so sánh

Mộtmặt, những hành động của các tổ chức nước ngoàinhư IIPA và BSA chống lại các chính sách về phần mềmtự do nguồn mở của Chính phủ Việt Nam rõ ràng lànhững hành động can thiệp thô bạo và ngang ngược vàocông việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, đingược lại ý chí và nguyện vọng của chính phủ vànhân dân Việt Nam với mong muốn thông qua việc ứng dụngvà phát triển FOSS tại Việt Nam để thể hiện sự quyếttâm của Chính phủ trong việc tôn trọng quyền sở hữutrí tuệ về phần mềm, khuyến khích đổi mới sáng tạovà cạnh tranh thị trường trong ngành công nghiệp phầnmềm Việt Nam và nhanh chóng góp phần vào việc làm giảmtỷ lệ sử dụng các phần mềm “ăn cắp”, phù hợpvới những luật lệ chung của cộng đồng quốc tế.

Mặckhác, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệtkhông chỉ là nước Mỹ, mà còn là cả Việt Nam, đangcảnh giác cao độ trong việc bảovệ chủ quyền quốc gia về không gian mạng của mình,chống lại những cuộc tấn công không gian mạng bất tậnvào các hệ thống hạ tầng sống còn của các quốc giavề thông tin, tài chính - ngân hàng, năng lượng, giaothông, y tế... , một phần đa số lớn của các cuộc tấncông đó nhằm vào các hệ thống nền tảng Windows sởhữu độc quyền, thì việc sử dụng phần mềm tự donguồn mở còn mang một ý nghĩa sống còn, khi mà mã nguồncủa nó là luôn có sẵn, là luôn có thể giám sát đượcbởi một cộng đồng đông đảo các lập trình viên phầnmềm nguồn mở trên toàn thế giới, chứ không chỉ củacộng đồng các lập trình viên của một quốc gia duynhất, càng không phải là cộng đồng các lập trình viêncủa chỉ một công ty duy nhất, như trong trường hợp củacác phần mềm sở hữu độc quyền. Việc IIPA, BSA và cáctổ chức có liên quan khác, dù vô tình hay cố ý, cảntrở việc ứng dụng và phát triển FOSS ở Việt Nam, còncó thể là gây nguy hiểm cho chủ quyền về không gianmạng nói riêng, chủ quyền của Việt Nam nói chung, làđiều không thể chấp nhận được.

Mộtsự trùng khớp ngẫu nhiên có liên quan tới sự can thiệpsai trái của các tổ chức nước ngoài đối với ViệtNam thời gian gần đây, là việc Hộiđịa lý Mỹ (NGS) ghi nhầm quần đảo Hoàng Sa của ViệtNam thành của Trung Quốc trên bản đồ của Hội này. Vàongày 13/3, BộNgoại giao, thay mặt cho Chính phủ Việt Nam, đã yêucầu NGS sửa sai trên bản đồ thông tin này. Được biết,ngày 16/3,NGS ra thông báo thừanhận việc ghi chú về quần đảo Hoàng Sa như vậy cóthể gây hiểu nhầmvà đã hứa sửa đổi những thông tin sai trái đó.

Cả2 sự việc đều có liên quan tới việc gây hại cho chủquyền của Việt Nam, chỉ có khác là trong trường hợpcủa NGS thì đó là “không gian thật” và dễ nhìn thấybằng mắt thường, còn trong trường hợp của IIPA và BSAthì nó là “không gian ảo” và không thể nhìn thấybằng mắt thường. Cả 2 trường hợp đều cần tớitiếng nói phản đối từ các cơ quan hữu quan của ViệtNam.

Khôngrõ có phải chính vì lý do giữa “thật và ảo” nàyhay không, mà cho tới nay, chúng ta chỉ có thể đọc được,nghe được và thấy được về sự việc có liên quan tới“không gian thật”, còn với sự việc liên quan tới“không gian ảo” thì hầu như chúng ta không thể đọc,nghe và thấy được trên hầu như bất kỳ phương tiệnthông tin đại chúng nào. Cho tới thời điểm bài nàyđược viết, chưa có được những phản ứng chính thứccủa các hội, hiệp hội nghề nghiệp cũng như của cáccơ quan hữu quan của Việt Nam về vấn đề này.

Kếtluận

ViệcIIPA và BSA ngang ngược chống lại các chính sách củaChính phủ Việt Nam về FOSS là một hành động can thiệpsai trái và ngang ngược vào công việc nội bộ của ViệtNam như một quốc gia có chủ quyền, một hành động mànếu những nội dung của nó được thực hiện sẽ tướcđoạt đi quyền và cơ hội của Việt Nam trong việc lựachọn FOSS vì lợi ích của Việt Nam, một hành động muốnép buộc Chính phủ Việt Nam vào con đường buộc phảiphụ thuộc vào chỉ các phần mềm sở hữu độc quyền,con đường dẫn tới sự phụ thuộc vĩnh viễn vào cáccông ty phần mềm độc quyền nước ngoài mà họ hoàntoàn không có khả năng và động lực nào để đảm bảođược an ninh không gian mạng cho các hệ thống thông tincủa Chính phủ, doanh nghiệp và mọi người dân ViệtNam, gián tiếp gây phương hại cho chủ quyềnquốc gia của Việt Nam là rõ ràng, rất thâm độc vànguy hiểm, không thể chối cãi và chúng cần phảibị lên án một cách mạnh mẽ!

TrầnLê

PS:Bài được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống, sốtháng 04/2010, trang 60-62.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay22,347
  • Tháng hiện tại595,209
  • Tổng lượt truy cập37,396,783
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây