Mở nguồn công nghệ sở hữu độc quyền thật dễ

Thứ ba - 17/07/2012 06:23
Khisự tham gia của các tập đoàn trong nguồn mở gia tăng,nhiều công ty đang phát hiện ra những ưu điểm của việcphát hành các công nghệ sở hữu độc quyền trước kiacủa họ như là nguồn mở. TạiViệt Nam hiện nay, một số công ty thực sự có mong muốnmở mã nguồn các sản phẩm nguồn đóng của mình vớimong muốn tận dụng được sức mạnh của cả cộng đồngtừ bên ngoài công ty. Làm cách nào để hiện thực hóađiều này thuận lợi và có hiệu quả nhất cho công tylà câu hỏi được đặt ra ...

GIỚI THIỆU
Sựtham gia của các tập đoàn trong nguồn mở đã là cao ởmọi thời điểm, và tiếp tục tăng trưởng khi các côngty nhận thức được giá trị của việc sử dụng vàđóng góp cho các dự án nguồn mở. Bản chất tự nhiênsự tham gia của các tập đoàn cũng tiếp tục tiến bộ,khi các công ty ngày càng phát hiện ra rằng việc mởnguồn các công nghệ sở hữu độc quyền có thể dẫntới các nguồn giá trị mới và các hệ sinh thái mạnhhơn cho sản phẩm.
Đốivới các công ty có kế hoạch mở mã sở hữu độc quyềnnhư một dự án nguồn mở đứng riêng biệt, thì tàiliệu này đưa ra sự khái quát mức cao về qui trình vàđưa ra một danh sách ví dụ các nhiệm vụ có thể giúpđảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ được nắm bắtvà thực thi một cách phù hợp.

QUI TRÌNH MỨC CAO CHO VIỆC MỞNGUỒN CÁC MÃ SỞ HỮU ĐỘC QUYỀN
Việcmở nguồn cho một công nghệ sở hữu độc quyền cóliên quan tới rất nhiều điều hơn là chỉ làm cho mãnguồn sẵn sàng. Có nhiều cách thức có khả năng choviệc xây dựng hoặc ra nhập các cộng đồng sẽ sửdụng và giúp duy trì dự án, điều này giải thích vìsao nên là một qui trình được sắp xếp tốt và có cânnhắc thận trọng. Hình 1 minh họa qui trình cơ bản choviệc mở nguồn công nghệ sở hữu độc quyền. Trong cácphần sau đó, chúng ta sẽ thảo luận về một loạt cácnhiệm vụ có liên quan tới từng hoạt động được chỉra trong hình này.
Hình1: Mô hình cơ bản, mức cao cho việc mở nguồn công nghệsở hữu độc quyền.
MỞ NGUỒN VÌ NHỮNG LÝ DO ĐÚNG
Khimở nguồn công nghệ sở hữu độc quyền, điều quantrọng phải đánh giá tỉ mỉ những lý do cho sự biếnđổi đó, và sắp đặt những động lực và các tínhtoán nội bộ một cách phù hợp. Mở nguồn vì những lýdo sai trái có thể có tác động ngược so với mong đợiban đầu. Hãy xem xét những lựa chọn thay thế bổ sungtrước khi tạo một dự án mới hoàn toàn, như việc ranhập một dự án nguồn mở đang tồn tại, hoặc cộngtác với các đối tác kinh doanh hiện hành để cùng cộngtác tạo ra một dự án nguồn mở mới. Những nhiệm vụcơ bản đề cập tới trong giai đoạn sớm này bao gồm:
  • Đánh giá khả năng tham gia vào một dự án nguồn mở đang tồn tại
  • Đánh giá khả năng của công ty khởi xướng và duy trì dự án có sử dụng mô hình nguồn mở
  • Đánh giá khả năng các công ty khác có thể tham gia dự án từ đầu
  • Đánh giá các yếu tố thành công và thiết lập các đo đếm phù hợp cho dự án nguồn mở

NHỮNG CHUẨN BỊ NỘI BỘ
Khichuẩn bị mở nguồn cho mã nội bộ, có 4 sự rà soátlại chính nên xảy ra đồng thời: pháp lý, kỹ thuật,nghiệp vụ và marketing.
  1. Rà soát lại về pháp lý đảm bảo rằng sở hữu trí tuệ chứa đựng trong mã nguồn sẽ được phát hành theo một qui trình sạch sẽ và có kỷ luật. Nên kiểm tra tính hợp lệ xem công ty có quyền phát hành tất cả các mã hay không, và nên bao gồm thương hiệu. Những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình rà soát lại về pháp lý bao gồm:
    1. Cân nhắc tác động của việc mở nguồn đối với sở hữu trí tuệ của công ty bạn
    2. Đảm bảo tuân thủ đầy đủ với các giấy phép nguồn mở
    3. Lựa chọn một giấy phép nguồn mở cho mã nguồn sẽ được phát hành
    4. Quyết định liệu bạn có cần một Thỏa thuận của những Người đóng góp hay không
    5. Quyết định về bất kỳ cân nhắc nào có liên quan tới thương hiệu
Rà soát lại về kỹ thuật để kiểm tra tính hợp lệ rằng mã nguồn đưa ra công khai có thể vận hành mà không có những lệ thuộc vào mã nguồn nội bộ hoặc các thực tiễn phát triển khác, và rằng nó không bao gồm mã nguồn của các bên thứ 3 mà công ty không thể phát hành. Nó nên bao gồm sự kiểm tra tính hợp lệ tất cả các lưu ý về giấy phép và bản quyền, và những bình luận mã riêng nên được bỏ đi.
  1. Loại bỏ những lệ thuộc sống còn vào các thành phần không công khai
  2. Cung cấp tài liệu và các ví dụ trường hợp điển hình (use case)
  3. Loại bỏ các bình luận nội bộ, các tham chiếu tới mã nguồn nội bộ khác, …
  4. Đảm bảo kiểu lập trình là nhất quán
  5. Cập nhật những lưu ý bản quyền trong các tệp mã nguồn
  6. Bổ sung lưu ý giấy phép trong các tệp mã nguồn
  7. Bổ sung văn bản giấy phép như một tệp trong thư mục gốc
Rà soát lại về nghiệp vụ để đảm bảo rằng dự án được cấp vốn và có trách nhiệm đỡ đầu đầy đủ, ít nhất cho tới khi nó bắt đầu tự duy trì được. Những nhiệm vụ trong quá trình rà soát lại về nghiệp vụ bao gồm:
  1. Đảm bảo có một nhà vô địch doanh nghiệp cho dự án
  2. Đảm bảo có sự cam kết về các tài nguyên (những người duy trì và người phát triển)
  3. Đảm bảo có sự cam kết cho việc cấp vốn cho hạ tầng của dự án nguồn mở
Rà soát lại về marketing thiết lập các chỉ dẫn cho việc xây dựng thương hiệu. Điều này là đặc biệt quan trọng, khi nó giúp đảm bảo cho một thông điệp nhất quán trong thị trường. Những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình rà soát lại về marketing bao gồm:
  1. Thiết kế logo, sơ đồ màu, website, các việc phụ khác của dự án, …
  2. Chính thức hóa những chỉ dẫn xây dựng thương hiệu
  3. Đăng ký các tài khoản phương tiện xã hội cho dự án (Twitter, Facebook, LindedIn, …)
  4. Đăng ký các tên miền cho dự án

XÁC ĐỊNH SỰ ĐIỀU HÀNH VÀCÁC QUI TRÌNH CỦA DỰ ÁN
Điềuhành là qui trình theo đó dự án tiến hành ra các quyếtđịnh về chiến lược, các phát hành, đường lối vàcác ưu tiên phát triển. Việc ra quyết định nên là côngkhai và mở, để giúp đảm bảo rằng tất cả nhữngngười tham gia nhận thức được về những thay đổi đốivới dự án và để duy trì sự minh bạch. Điều quantrọng phải quyết định sớm những tiêu chí nào phảiđược đáp ứng để tham gia trong đơn vị điều hành dựán.
Ởgiai đoạn này, những quyết định nên được chính thứchóa về cách mà những tính năng và các lỗi sẽ đượctheo dõi, cách mà mã nguồn sẽ được đệ trình, và aisẽ quản lý qui trình phát hành.
  • Quyết định về điều hành dự án
  • Chính thức hóa các qui trình đệ trình mã nguồn, các bản vá, các ý tưởng về tính năng, ...
  • Thiết lập đội và qui trình quản lý phát hành

THIẾT LẬP HẠ TẦNG DỰ ÁN
Cộngđồng nguồn mở đã phát triển và thích nghi rộng rãimột tập hợp các công cụ cộng tác phân tán và quảnlý mã nguồn chất lượng cao. Khi tạo ra một dự án mới,điều quan trọng phải sử dụng các công cụ đó, vìchúng là tự do cho những người đóng góp và được cáclập trình viên hiểu tốt.
  • Hệ thống kho mã nguồn
  • Hệ thống theo dõi lỗi
  • Website
  • Các danh sách thư
  • Wiki cho tài liệu cộng tác
  • Các kênh IRC (chat) cho các cuộc thảo luận sống động (live)
  • Môi trường xây dựng được tự động hóa, nếu có khả năng

KHAI TRƯƠNG VÀ DUY TRÌ
Côngviệc với các đối tác kinh doanh chủ chốt, và tóm tắtcó liên quan tới các dự án nguồn mở để đảm bảo sựhỗ trợ mạnh khi dự án chính thức khai trương. Đảmbảo rằng hạ tầng, mã nguồn, mô hình điều hành, thôngtin giấy phép và các đội phát triển nội bộ ban đầucủa dự án tất cả được chính thức hóa trước khikhai trương.
Khidự án được công bố, hãy biết trước rằng một sốlập trình viên nguồn mở đáng kể sẽ tải về mã nguồnvà hình thành những ấn tượng đầu tiên (và lâu dài)về dự án.
Nhữngnhiệm vụ cơ bản trước khi khai trương bao gồm:
  • Tóm tắt trước cho các đối tác khai trương
  • Đảm bảo là tất cả hạ tầng của dự án đang chạy, có an ninh và khả năng mở rộng về phạm vi
  • Đảm bảo các lập trình viên nội bộ tham gia và tiếp tục giám sát kênh IRC, các danh sách thư, ...
  • Phát hành mã nguồn tuân theo mô hình phát triển nguồn mở

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CÁCLẬP TRÌNH VIÊN
Saukhi dự án được khai trương, điều cơ bản phải giámsát khả năng tồn tại lâu dài của cộng đồng bênngoài.
Việcxây dựng cộng đồng không xảy ra một cách tự động.Trong những giai đoạn sớm của dự án, có thể cầnthiết phải tổ chức các sự kiện của các lập trìnhviên hoặc các cuộc gặp với các nhà tài trợ tại cáchội nghị chính để xây dựng xung lượng.
Bổsung thêm, cực kỳ quan trọng phải quản lý những mongđợi và làm thỏa mãn những bổn phận trách nhiệm đốivới sự điều hành và sự minh bạch của dự án.
Nhữnghoạt động cơ bản diễn ra bao gồm:
  • Chỉ định một người quản lý cộng đồng hoặc bảo vệ cộng đồng
  • Đảm bảo bất kỳ những thay đổi nào về đường hướng hoặc sự điều hành sẽ được giao tiếp một cách rõ ràng
  • Tuân theo những thực tiễn tốt nhất của các cộng đồng tương tự khác
  • Khuyến khích và cung cấp các cơ hội cho việc xây dựng cộng đồng mặt đối mặt

KẾT LUẬN
Cónhiều cách thức để mở nguồn thành công cho công nghệsở hữu độc quyền. Danh sách các nhiệm vụ đưa ra tổngquan mức cao qui trình đó, và có thể được sử dụngnhư là cơ sở cho một kế hoạch nội bộ chi tiết hơncủa qui trình. Trong khi qui trình này có thể xem là phứctạp, thì nhiều công ty đã thành công tuân theo những thủtục tương tự để mang mã nguồn nội bộ tới thịtrường như một dự án nguồn mở.
Chúngta đã đi hết các nội dung xung quanh mô hình phát triểnphần mềm tự do nguồn mở và cách thức mở mã nguồncho một phần mềm nguồn đóng. Tất cả những nội dungnày đều dựa vào các tài liệu mà Quỹ Linux phát hànhtrong giai đoạn cuối năm 2011, đầu năm 2012. Để có thêmthông tin về những tài liệu đó, hãy tới thăm websitecủa Quỹ Linux tại: http://www.linuxfoundation.org.
TrầnLê
Bàiđăng trên tạp chí “Tin học và Đời sống” số tháng07/2012, trang 62-64.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm335
  • Hôm nay21,076
  • Tháng hiện tại470,517
  • Tổng lượt truy cập37,997,341
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây