Các câu hỏi thường gặp

Thứ sáu - 31/05/2013 05:11
P { margin-bottom: 0.21cm; }A:link { }

Frequently Asked Questions

By OSS Watch, Published: 12 December 2006, Reviewed: 06 November 2012

Theo: http://www.oss-watch.ac.uk/about/faq

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/11/2012

Về OSS Watch

OSS Watch là ai?

OSS Watch là một dịch vụ tư vấn phần mềm nguồn mở (PMNM) cho khu vực giáo dục cao đẳng và đại học (HE/FE) của nước Anh. Chúng tôi được Ủy ban các Hệ thống Thông tin Chung - JISC (Joint Information System Comittee) cấp vốn, nghĩa là các dịch vụ của chúng tôi là tự do cho khu vực HE và FE.

Chúng tôi giúp các viện trường và các dự án liên quan tới giáo dục trong việc sử dụng và phát triển phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM). Chúng tôi cung cấp một loạt dịch vụ bao gồm:

OSS Watch đã được tạo ra khi nào và vì sao?

Trong năm 2003 khi OSS Watch đã bắt đầu, đã từng có rất ít sự hiểu biết trong khu vực hàn lâm của nước Anh về nguồn mở là gì và cách mà một người có thể tham gia vào với nó. OSS Watch đã được thành lập để xem xét tình hình và đưa ra các khuyến cáo có thể xúc tác cho khu vực này để hưởng lợi đầy đủ từ PMNM.

Qua các năm, trọng tâm đã chuyển từ việc tạo một sự hiểu biết mức cơ bản qua tới sự mua sắm chi tiết về pháp lý (bản dịch tiếng Việt) và cam kết tham gia (bản dịch tiếng Việt) tư vấn và hỗ trợ. Gần đây hơn chúng tôi đã nhấn mạnh tới cách mà PMNM có thể được duy trì bền vững (bản dịch tiếng Việt) và cách mà các mô hình kinh doanh (bản dịch tiếng Việt) có thể được xây dựng để đảm bảo rằng phần mềm được phát triển trong HE và FE là sẵn sàng có khả năng tùy biến được và được hỗ trợ với các chi phí tối thiểu càng lâu có thể càng tốt.

Làm thế nào tôi chắc chắn được rằng các tài liệu của OSS Watch là được cập nhật?

Tất cả các tài liệu được xuất bản trên website của OSS Watch tuân thủ với một qui trình rà soát lại nghiêm ngặt được các thành viên của đội OSS Watch tiến hành. Điều này bắt đầu 6 tháng sau khi tài liệu lần đầu tiên được xuất bản khi nó được rà soát lại về tính toàn vẹn. Sau 12 tháng và sau đó trên cơ sở cứ 6 tháng một nó sẽ được rà soát lại về tính toàn vẹn và tính phù hợp và được soạn sửa hoặc viết lại để được cập nhật hoặc lưu trữ. Bất chấp sự tỉ mỉ của chúng tôi, chúng tôi có thể có sai lầm và luôn chào đón các ý kiến phản hồi mà sẽ giúp cho chúng tôi giữ được cập nhật.

Các qui trình khởi đầu và rà soát lại tài liệu của chúng tôi được mô tả chi tiết hơn trong Cuộc sống của một tài liệu OSS Watch.

Làm thế nào tôi có thể có được sự cập nhật với các hoạt động của OSS Watch?

Chúng tôi thường xuyên viết blog (cũng sẵn sàng như là RSS feed) về mọi điều chúng tôi làm. Khi chúng tôi xuất bản một bài viết mới trên site thì chúng tôi sẽ tweet về nó. Chúng tôi có các RSS feed cho các tin tứcsự kiện thú vị mà chúng tôi đi qua. Và mỗi tháng chúng tôi xuất bản một thư tin bao gồm những nhấn mạnh nội dung của chúng tôi. Thư tin trong số những điều khác sẽ được công bố trong danh sách thư của chúng tôi.

Bạn có tổ chức bất kỳ sự kiện nào có liên quan tới nguồn mở không?

Vâng chúng tôi tổ chức một dải rộng lớn các sự kiện tự do tham dự với các thành viên của cộng đồng giáo dục cao đẳng và đại học. Chúng tôi đồng tổ chức một hội nghị quốc gia TransferSummit UK nhằm vào các lãnh đạo doanh nghiệp và các thành viên của cộng đồng hàn lâm, những người gặp nhau để thảo luận về các cơ hội và thách thức của các yêu cầu để sử dụng sự phát triển và cấp phép của PMNM. Chúng tôi cũng tổ chức một số hội thảo mỗi năm, mang lại cùng nhau các đoàn đại biểu FE và HE để thảo luận và chia sẻ thực tiễn tốt nhất trong phát triển và triển khai PMNM.

Bạn có phát biểu tại sự kiện của chúng tôi không?

Hầu hết chắc chắn là . Chúng tôi luôn muốn nói cho mọi người về các vấn đề xung quanh PMNM và sẽ làm tốt nhất để lên lịch theo bất kỳ yêu cầu nói chuyện nào. Chúng tôi nói chủ yếu tại các sự kiện của nước Anh nhưng thường xuyên đi khắp EU và tham dự các dự kiện tại Mỹ trong quá khứ.

Chúng tôi đang viết một đề xuất dự án cho một lời gọi cấp vốn, có thể chúng tôi tiếp cận bạn vì sự tư vấn trước khi biết kết quả đầu ra của vụ thầu có được không?

Vâng thực sự là tốt hơn để liên hệ với chúng tôi càng sớm càng tốt ngay khi viết đề xuất dự án. Cách này chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề chính về phát triển phần mềm thường bị các dự án bỏ qua như việc cấp phép (bản dịch tiếng Việt) cho tính bền vững (bản dịch tiếng Việt) của sự điều hành (bản dịch tiếng Việt) của cộng đồng (bản dịch tiếng Việt) và ngân sách cho chúng một cách tương ứng. Tư vấn cho các vụ thầu dự án đưa ra một tổng quan về cách mà chúng tôi có thể giúp theo cách này.

OSS Watch có thể tư vấn cho tôi về các vấn đề có liên quan tới các tiêu chuẩn mở được không?

Các tiêu chuẩn mở chắc chắn có thể giúp để cải thiện tính tương hợp nhưng OSS Watch không theo dõi sự phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn. Chúng tôi vì thế gợi ý rằng bạn liên lạc với một trung tâm hỗ trợ đổi mới bổ sung của JISC, Trung tâm về Công nghệ Giáo dục và các Tiêu chuẩn Tương hợp - JISC CETIS (Centre for Educational Technology and Interoperability Standards) để có thêm thông tin về các tiêu chuẩn mở.

Bạn có thể bổ sung thêm lời kêu gọi các tài liệu / lưu ý hội thảo vào site của bạn được không?

Chúng tôi rất vui mừng miễn là nó vì lợi ích của mọi người trong HE/FE tại nước Anh và phù hợp với nguồn mở.

Bạn có thể công khai hóa sự kiện hoặc tin tức của tôi về dự án của tôi không?

Miễn là tin tức và sự kiện của bạn là phù hợp với PMNM và khu vực giáo dục tại nước Anh thì chúng tôi vui mừng bổ sung sự kiện cuaru bạn hoặc một đường liên kết tới khoản tin tức của bạn trên trang tin tức hoặc các sự kiện của chúng tôi. Xin hãy liên hệ với chúng tôi với yêu cầu của bạn.

Bạn có chấp nhận các bài viết của khách trên blog không?

Chúng tôi không chỉ chấp nhận các bài viết của khách trên blog mà chúng tôi chào đón chúng! OSS Watch tư vấn cho HE và FE về phát triển nguồn mở (bản dịch tiếng Việt) và điều này là trong tâm của blog chúng tôi. Nếu bạn muốn đóng góp một bài viết của khách thì xin hãy chỉ cho chúng tôi một vài mẩu mà bạn đã viết gần đây và cho chúng tôi biết kinh nghiệm nào trong lĩnh vực nguồn mở bạn có thể mang tới một bài viết trên blog.

Các bài viết được OSS Watch xuất bản áp dụng được cho các khu vực khác hơn là khu vực FE và HE của nước Anh chứ?

Tuyệt đối đúng. Nhiều tư liệu của chúng tôi thảo luận các vấn đề có liên quan tới nguồn mở có khả năng áp dụng ngang bằng như nhau cho khu vực nhà nước nói chung hoặc khu vực thương mại. Sử dụng các tài nguyên của OSS Watch trong tổ chức của bạn (bản dịch tiếng Việt) nhấn mạnh nhiều ví dụ về cách mà các tư liệu của chúng tôi có thể sử dụng được trong các khu vực khác.

Về nguồn mở

Phần mềm tự do nguồn mở là gì?

Đối với OSS Watch PMNM là phần mềm đã được phát hành theo một giấy phép do Sáng kiến Nguồn Mở (OSI) phê chuẩn. OSS Watch sử dụng danh sách được OSI phê chuẩn này như một phương tiện để tránh những tranh cãi về sự diễn giải định nghĩa nguồn mở và các giấy phép nào tuân thủ hoặc không tuân thủ với nó. Bằng việc thừa nhận OSI như là cơ quan phù hợp cuối cùng trong vấn đề này nhiều sự lẫn lộn là tránh được. Sự diễn đạt nguồn mở có ứng dụng rộng rãi. Đối với OSI nó cũng tham chiếu tới phương pháp luận phát triển phần mềm đặc biệt được nhiều dự án PMNM sử dụng. Trang chủ của OSI bắt đầu với “Nguồn mở là phương pháp phát triển cho phần mềm mà khai thác sức mạnh của sự rà soát lại ngang hàng phân tán và sự minh bạch của qui trình”.

Phát triển mở là gì?

Phát triển mở là một khái niệm đang nổi lên, được sử dụng để mô tả mô hình phát triển do cộng đồng dẫn dắt được thấy trong nhiều dự án thành công của PMTDNM.

Phương pháp luận này đối nghịch với nhiều nguyên tắc của phát triển phần mềm thường được dạy trong các viện nghiên cứu. Mô hình này tập trung vào những sự lặp đi lặp lại nhanh của sự phát triển và các đội tự quản lý phân tán. Sự đóng góp cho dự án được khuyến khích từ tất cả các bên có quan tâm trong khi một mô hình điều hành rõ ràng được xác định để đảm bảo dự án không bị rơi vào hỗn loạn.

PMNM nói một cách khắt khe có thể có hoặc không được phát triển bằng việc sử dụng một phương pháp luận phát triển mở. Sự lựa chọn điều này hoặc bất kỳ phương pháp luận phát triển nào khác phụ thuộc vào con đường được chọn của dự án hướng tới tính bền vững.

Cách tốt nhất để trao sự tin tưởng cho các lập trình viên nguồn mở là gì?

Các dự án nguồn mở tốt được cộng đồng phát triển sao cho thường không có các 'ngôi sao nhạc rock' cá nhân nào. Một trong những cách thức tốt nhất để trao sự tin cậy cho cộng đồng là phải lôi cuốn được sự chú ý tới dự án bằng việc nói công khai (và trong danh sách thư của dự án) cách mà bạn thấy nó hữu dụng. Bạn có thể đi tốt hơn bằng việc tự bạn tham gia vào với và đóng góp (bản dịch tiếng Việt) cho nó - hoặc tốt nhất trong tất cả bằng việc khuyến khích những người khác làm như vậy.

Tôi có cần các nhân viên CNTT nội bộ để hưởng lợi từ PMNM không?

Không, bạn không cần các nhân viên CNTT trong nội bộ. Sự tin cậy của bạn vào các nhân viên phần lớn là y hệt như nó có thể đối với một giải pháp nguồn đóng. Để tùy biến một giải pháp nguồn mở thì bạn cần hoặc các nhân viên nội bộ hoặc các nhân viên có hợp đồng. Trong trường hợp của nguồn đóng, bạn chỉ có lựa chọn của các nhân viên có hợp đồng cho nhiều tùy biến.

Mô hình phát triển PMNM có hữu dụng cho nghiên cứu hàn lâm không?

Nói chung là có. Có nhiều ví dụ (bản dịch tiếng Việt) về PMNM từng được phát triển bởi và cho các nhà nghiên cứu, như TexGen (bản dịch tiếng Việt). Văn hóa phát triển mở cũng có thể rất có lợi trong một môi trường nghiên cứu cộng tác (bản dịch tiếng Việt).

Đổi mới mở là gì?

Nhiều người lẫn lộn đổi mới với sáng tạo, nhưng đổi mới là về nhiều hơn sáng tạo. Trong khi sáng tạo tập trung vào sự tạo ra thứ gì đó mới mà không nhất thiết hiện thực hóa được lợi ích kinh tế còn đổi mới là ứng dụng các sáng tạo để tạo ra lợi ích kinh tế. Đổi mới mở thừa nhận rằng trong thế giới hiện đại không tổ chức duy nhất nào có một sự độc quyền trong sáng tạo và thúc đẩy việc chia sẻ các sáng tạo và/hoặc các đổi mới xuyên khắp các biên giới về tổ chức. Tìm ra nhiều hơn về đổi mới mở trong tài liệu ngắn gọn của chúng tôi Nguồn mở và đổi mới mở (bản dịch tiếng Việt).

Tôi có thể phân phối ứng dụng nguồn mở của tôi thông qua một kho ứng dụng được không?

Điều này phụ thuộc chủ yếu vào giấy phép ứng dụng của bạn và thỏa thuận của người lập trình mà kho ứng dụng đặc thù đó đã đặt vào. Nói chung các giấy phép dễ dãi hơn như BSD và Apache là ít có vấn đề hơn. Để có thêm thông tin, hãy đọc ghi chép ngắn gọn của chúng tôi về các kho ứng dụng (bản dịch tiếng Việt) và hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhiều các câu hỏi hơn sau này.

Ở mức độ nào PMNM được sử dụng trong khu vực HE và FE?

OSS Watch đã và đang nghiên cứu sự sử dụng và chính sách xung quanh PMNM trong khu vực HE/FE mỗi 2 năm kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2003. Qua các năm chúng tôi đã thấy một sự sử dụng PMNM ngày một gia tăng chưa từng có. Khảo sát mới nhất đã được tổ chức vào năm 2010 và chỉ ra rằng tư vấn nhiều hơn là cần thiết để giúp khu vực này đánh giá được các dự án nguồn mở. Mô hình Độ chín Bền vững Phần mềm (bản dịch tiếng Việt) của OSS Watch có thể giúp đạt được điều này.

Nguồn mở và luật

Giấy phép nguồn mở nào chúng tôi nên sử dụng?

Nhiều dự án không bắt đầu một sản phẩm phần mềm mới mà thay vào đó bổ sung thêm vào hoặc cải thiện một sản phẩm phần mềm đang tồn tại trong những trường hợp như vậy hầu hết sự lựa chọn cấp phép hợp lý nhất có lẽ là sử dụng giấy phép y hệt và trong một số trường hợp bạn không có sự lựa chọn.

Nhiều dự án là một phần của (hoặc kế hoạch sẽ là một phần của) một cộng đồng lớn hơn các dự án như Apache Software Foundation, Free Software Foundation, Debian hoặc Ubuntu. Nhiều trong số này hạn chế sự lựa chọn có sẵn của việc cấp phép. Để biết cộng đồng bạn muốn tích hợp dự án của bạn vào và hiểu được cách mà sự lựa chọn giấy phép của bạn sẽ ảnh hưởng tới sự cam kết tham gia của bạn với cộng đồng đó.

Một số dự án có thẻ có các đối tác thương mại có mong muốn khai thác một cách thương mại các kết quả đầu ra của dự án. Nếu điều này là đúng thì một giấy phép cho phép mô hình khai thác thương mại được lựa chọn sẽ được chọn khi mà hầu hết các giấy phép có một tác động trực tiếp vào tính phù hợp của các con đường khai thác khác nhau.

Nếu không có sự lựa chọn rõ ràng cho các giấy phép của dự án của bạn, thì bạn có thể chọn cấp phép cho mã của bạn theo nhiều giấy phép, một thực tế được gọi là việc cấp phép đôi. Các dự án như Dự án Mozilla sử dụng việc cấp phép đôi để giải quyết các căng thẳng về cấp phép.

Chúng tôi đang phát triển một số phần mềm và muốn làm cho nó thành nguồn mở - giấy phép nào chúng tôi nên sử dụng?

Có hơn 70 giấy phép được OSI phê chuẩn dù chỉ một nhúm các giấy phép là thường được sử dụng. Quyết định của bạn nên được dựa vào việc liệu bạn có muốn cho phép những người khác sử dụng lại mã của bạn trong các dự án mà bản thân chúng không phải là nguồn mở hay không, hay bạn muốn mã của bạn chỉ có thể được sử dụng trong các dự án khác mà bản thân chúng là nguồn mở.

Nếu bạn đang sử dụng lại mã được ai đó khác phát triển thì bạn sẽ cần phải cẩn thận rằng bạn sử dụng một giấy phép tương thích với mã đó. Một số giấy phép đi với các mệnh đề bằng sáng chế hoặc yêu cầu rằng những sửa đổi mã nguồn phải được đóng góp ngược lại cho các lập trình viên ban đầu. Xin hãy xem phần Việc cấp phép và các Bằng sáng chế của các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (bản dịch tiếng Việt) để học thêm về các giấy phép riêng rẽ. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn thảo luận về sự lựa chọn tiếp tục của bạn.

Một mẩu phần mềm trong cơ quan của chúng tôi được phát hành theo giấy phép GPLv3. Liệu tôi có còn có thể tạo ra các giấy phép hữu dụng và có giá trị khác được không?

Đối với một số nền tảng về việc phát hành mã theo một giấy phép nguồn mở, chúng tôi đã viết một giới thiệu chung (bản dịch tiếng Việt) về chủ đề này. Đặc biệt giấy phép GPLv3 bắt buộc rằng bất kỳ ai mà sửa đổi phần mềm và muốn phân phối phiên bản sửa đổi của chúng cần phải làm thế theo cùng giấy phép copyleft đó. Điều này có ý định để đảm bảo rằng mã không bị lấy đi khỏi cộng đồng và rằng tất cả các cải tiến là sẵn sàng cho tất cả mọi người.

Các nhà cung cấp thương mại mong muốn sử dụng phần mềm mà đã được phát hành thường không muốn sẽ bị ràng buộc bởi một giấy phép như vậy vì họ không muốn làm cho sản phẩm của họ là nguồn mở. Một giải pháp cho điều này là hãy sử dụng việc cấp phép đôi (bản dịch tiếng Việt) cho mã đó. Nói ngắn gọn điều này có nghĩa là bạn có thể bán các giấy phép cho các công ty mà không muốn bị ràng buộc vào các điều kiện cấp phép của phiên bản có sẵn một cách tự do.

Tôi có một mệnh đề sở hữu trí tuệ (IP) trong hợp đồng làm việc của tôi - làm thế nào tôi có thể phát hành phần mềm của tôi như là nguồn mở?

Có khả năng là ông chủ của bạn sẽ sở hữu bản quyền trong phần mềm mà bạn tạo ra và vì thế bạn sẽ cần sự cho phép của họ để làm cho nó sẵn sàng như là PMTDNM.

Hãy xem xét trong tài liệu của chúng tôi về việc đóng góp mã cho một dự án nguồn mở để có thêm chi tiết về việc đóng góp cho một dự án đang tồn tại. Bạn cũng có thể muốn đọc Giới thiệu các vấn đề về quyền sở hữu và cấp phép (bản dịch tiếng Việt) để có nhiều thông tin chi tiết hơn về chủ đề này.

Giấy phép nào chúng tôi nên sử dụng cho các giao phẩm không phải là phần mềm?

Nếu các giao phẩm không phải là phần mềm được đóng gói hoặc đánh đống với các giao phẩm phần mềm và không có khả năng sẽ được sử dụng lại một cách hữu dụng mà không có chúng thì có ít ý nghĩa để cấp phép cho chúng một cách riêng rẽ.

Tuy nhiên, nếu có các giao phẩm không phải là phần mềm mà có khả năng sử dụng lại được một cách độc lập hoặc phân phối lại được thì có thể có ý nghĩa để xem xét cấp phép cho chúng một cách riêng rẽ. Các giấy phép Creative Commons có lẽ là giấy phép được sử dụng rộng rãi nhất cho nội dung. OSS Watch đã có tài liệu về qui trình mà dẫn tới sử dụng Creative Commons của chúng tôi (chúng tôi trước đó đã sử dụng Giấy phép Tài liệu Tự do GNU – GFDL).

Bạn có thể tư vấn về cách cấp phép cho phần mềm được tạo ra trong một viện trường của HE? Bạn sẽ đưa vào các mô hình thương mại chứ?

Chúng tôi đưa ra tư vấn về việc cấp phép nguồn mở của phần mềm. Điều quan trọng để lưu ý rằng nguồn mở không đối nghịch với thương mại là đối nghịch với nguồn đóng. Bổ sung thêm vào tư vấn cấp phép nguồn mở, chúng tôi cũng đưa ra tư vấn về các mô hình kinh doanh áp dụng được cho PMNM. Nếu chúng tôi có thể trợ giúp được để hiểu các mô hình đó khi chúng áp dụng cho dự án của bạn, xin đừng ngại liên hệ với chúng tôi.

Tôi có thể sử dụng một giấy phép nội dung trong mã của tôi được không?

Chúng tôi có thể tư vấn chống lại nó rất mạnh mẽ. Các giấy phép nội dung mở được áp dụng cho phần mềm thực thi được tạo ra yêu cầu cho mã nguồn tương ứng sẽ được làm thành sẵn sàng. Các giấy phép nội dung mở được áp dụng cho mã nguồn không đòi hỏi bất kỳ sự thực thi nào được xây dựng từ nguồn đó sẽ có mã của chúng được xuất bản. Tất cả theo tất cả các giấy phép nội dung mở được áp dụng không tốt cho những hoàn cảnh đặc biệt xung quanh việc tạo và ra thay đổi phần mềm máy tính.

Tôi có thể cản trở sử dụng lại thương mại mã của tôi bằng việc sử dụng một giấy phép nguồn mở?

Không, trực tiếp thì không. Điểm 6 của Định nghĩa Nguồn Mở nói rằng điều kiện tiên quyết cho bất kỳ giấy phép nào sẽ được xem là nguồn mở là nó sẽ thực hiện 'Không phân biệt đối xử chống lại các lĩnh vực của đời sống'. Khai thác thương mại là một lĩnh vực của đời sống.

Đã nói điều này, một số giấy phép nguồn mở làm cho mã mà chúng bao trùm ít cuốn hút hơn đối với các thực thể thương mại để đưa vào trong các sản phẩm của họ. Nói chung các giấy phép với một số yếu tố 'copyleft' như GNU GPLv2 hoặc Mozilla Public License sẽ ép buộc những người sử dụng lại thương mại làm cho một số hoặc tất cả mã của riêng họ là nguồn mở. Các giấy phép dễ dãi như giấy phép BSDApache License v2 cho phép mã mà chúng bao trùm sẽ được bổ sung vào một dự án nguồn đóng mà không ép buộc bất kỳ mã nào khác phải là nguồn mở.

Tìm kiếm phần mềm nguồn mở

Làm thế nào tôi có thể tìm ra liệu có một ứng dụng nguồn mở nào cho các mục đích đặc thù của tôi được không?

Tất cả các nhà cung cấp đặt chỗ (hosting) đưa ra sự phân loại và các phương tiện tìm kiếm. Ví dụ bạn có thể tìm kiếm Google Code mà cho phép các dự án tự bản thân chúng xác định các nhãn để phân loại các dự án của chúng vì thế làm cho chúng tìm được tốt hơn. SourceForge sử dụng sự phân loại cho phép bạn đào sâu xuống qua các chúng loại dựa vào dạng phần mềm mà bạn đang tìm kiếm.

Cũng có các site tổng hợp như Ohloh cho phép bạn tìm kiếm qua nhiều website kho chứa khác nhau.

Tôi từng nghe có một đĩa CD với một bộ sưu tập PMNM. Chúng tôi có thể lấy nó ở đâu?

Bạn có thể tải về hoặc mua TheOpenDisc từ website. Webiste Ubuntu cũng đưa ra các chi tiết về cách để tải về hoặc mua các CD của phát tán phổ biến của họ như website Knoppix làm. Những người sử dụng MacOS X có thể tải về FreeSMUG Suite CD. Cũng có quan tâm tiềm tàng là phần mềm tự do nguồn mở Portable Apps, được áp dụng để chạy trực tiếp từ các đầu USB và EduApps mà có tiếp cận tương tự như mới các phần mềm nguồn mở cho các nhà giáo dục và các ứng dụng công nghệ có khả năng truy cập được.

Làm thế nào tôi cáo thể xác định được liệu nó có an toàn để sử dụng (lại) một dự án nguồn mở cụ thể nào đó?

Vấn đề quan trọng nhất khi đánh giá một dự án nguồn mở là để kiểm tra xem liệu sở hữu trí tuệ (IP) và nguồn gốc lai lịch IP (bản dịch tiếng Việt) có được quản lý tốt hay không. Hơn nữa tính bền vững của dự án là rất quan trọng bất kể liệu bạn có là một người sử dụng đầu cuối hoặc có ý định sử dụng lại phần mềm cho dự án của riêng bạn hay không. Chúng tôi gần đây đã phát hành một tài liệu về Mô hình Độ chín Bền vững của Phần mềm (bản dịch tiếng Việt) để giúp bạn xác định liệu một dự án có thể được sử dụng lại an toàn hay không. Bằng việc áp dụng mô hình này bạn có thể đánh giá được một dự án nguồn mở về 3 yếu tố bền vững: tính mớ, khả năng sử dụng lại và năng lực.

Quản lý các dự án nguồn mở

Bạn có thể giúp chúng tôi chia sẻ một ứng dụng được phát triển trong phòng của chúng tôi như một giải pháp nguồn mở hay không?

Chúng tôi chắc chắn có thể giúp bạn tối đa hóa các cơ hội có được nhiều nhất từ đầu tư ban đầu của bạn trong việc tạo ra phần mềm bằng việc quản lý nó như một dự án nguồn mở (bản dịch tiếng Việt). Đổi lại cho nỗ lực của bạn về việc áp dụng một mô hình điều hành (bản dịch tiếng Việt), thiết lập một số qui trình và công cụ (bản dịch tiếng Việt) phát triển phần mềm cơ bản và làm sáng tỏ khung IPR (bản dịch tiếng Việt) của dự án thì bạn sẽ tối đa hóa được các cơ hội cho việc đóng góp cho phần mềm của bạn theo một cách thức phát triển mở (bản dịch tiếng Việt). Chìa khóa để làm cho dự án của bạn bền vững (bản dịch tiếng Việt) về lâu dài là việc xây dựng một cộng đồng thịnh vượng (bản dịch tiếng Việt) những người sử dụng và các lập trình viên xung quanh nó bằng việc giảm thiểu các rào cản cho sự áp dụng và khuyến kích và tưởng thưởng cho tất cả các dạng đóng góp.

Mô hình điều hành là gì và làm thế nào tôi thiết kế được một mô hình?

Mô hình điều hành (bản dịch tiếng Việt) là một tài liệu công khai mô tả cách mà một dự án được quản lý. Đặc biệt nó mô tả cấu trúc của đội bao gồm các vai trò cá nhân và mô tả rõ ràng cách mà những người khác có thể đóng góp cho một dự án. Nó cũng phác thảo các qui trình được tuân thủ khi thực hiện các hoạt động của dự án.

Trong khi có một tiềm năng cho một loạt các mô hình điều hành không được xác định mà chúng có xu hướng nằm ở đâu đó trong một phạm vi giữa 2 cực được thừa nhận chung, được biết tới như là các mô hình 'người tài lãnh đạo' (bản dịch tiếng Việt) và 'nhà độc tài nhân từ' (bản dịch tiếng Việt). Sự khác biệt giữa 2 mô hình đó là trong thực tế là không thật lớn và những mối lo ngại hầu hết là về cơ chế giải quyết xung đột trong qui trình ra quyết định.

Nơi nào là tốt nhất để đặt mã nguồn mở của tôi?

Có một số con đường có thể. Tất cả chúng là về việc tìm ra ngôi nhà đúng của cộng đồng cho dự án của bạn sao cho sự lựa chọn của bạn sẽ phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của dự án của bạn.

Các kho công cộng như SourceForge (bản dịch tiếng Việt) và Google Code (bản dịch tiếng Việt) là thuận tiện và trực quan cao nhưng chúng là đông đúc với các dự án chết hoặc đang chết.

Hạ tầng riêng là con đường khác có thể nhưng điều này cần phải được quản lý và duy trì như tính trực quan của máy tìm kiếm làm được. Một số người lựa chọn thứ gì đó như RedMine TRAC hoặc các ứng dụng gForge mà cho phép bạn đặt chỗ trong môi trường như SourceForge trong hạ tầng riêng của riêng bạn. Theo ý của chúng tôi thì có ít ưu thế trong việc đặt chỗ trong hạ tầng của riêng bạn ngoài thương hiệu và quyền sở hữu.

Các Quỹ (Foundation) cũng là một lựa chọn. Con đường này đưa ra các cấu trúc quản lý được chứng minh và có thể bổ sung một mức chất lượng và thương hiệu không được tạo ra dễ dàng bằng các phương tiện khác. Xem Apache Cocoon: một trường hợp điển hình về tính bền vững (bản dịch tiếng Việt) và Sakai: một trường hợp điển hình về tính bền vững (bản dịch tiếng Việt).

Cách nào là tốt nhất cho việc khai thác và duy trì bền vững thành công dự án nguồn mở của bạn?

Có nhiều mô hình kinh doanh và bền vững có sẵn cho các dự án nguồn mở. Chúng không loại trừ lẫn nhau và hầu hết thường được sử dụng trong sự kết hợp phụ thuộc vào kích cỡ các nhu cầu và mục đích của dự án. Để thảo luận chi tiết hơn về các lựa chọn khác nhau, hãy xem tài liệu của chúng tôi Các mô hình kinh doanh và bền vững của phần mềm tự do nguồn mở (bản dịch tiếng Việt).

Chúng tôi đang lên kế hoạch cho một dự án nghiên cứu để mở nguồn phần mềm nghiên cứu của chúng tôi. Bạn có thể cung cấp tư vấn về việc viết một kế hoạch hành động biến đổi sang nguồn mở được không?

Chắc chắn chúng tôi cso thể nhưng thực tế là có quá nhiều biến số cho hầu hết các dự án để giải quyết mà không có một sự tư vấn phù hợp mà chúng tôi cung cấp miễn phí cho các viện trường của HE và FE ở nước Anh.

Điểm khởi đầu là mở nguồn mã của bạn. Tuy nhiên điều này chỉ là một phần của qui trình quản lý phần mềm. Chỉ bằng việc gán vào một giấy phép nguồn mở (bản dịch tiếng Việt) lên nó sẽ không tạo thành một cộng đồng tích cực (bản dịch tiếng Việt) được. Làm cho phần mềm của bạn bền vững (bản dịch tiếng Việt) về lâu dài có liên quan chặt chẽ tới việc chọn một sự điều hành dự án (bản dịch tiếng Việt) phù hợp với một mô hình kinh doanh (bản dịch tiếng Việt) thích hợp.

Làm thế nào tôi tùy biến nguồn mở theo một cách thức có thể duy trì được?

Trong khi có được sự truy cập tới mã nguồn là một trong những lợi ích chính của các lập trình viên nguồn mở, thì có thể có khó khăn khi tiến hành các thay đổi. Điều này đặc biệt đúng nếu các tác động đầy đủ của những thay đổi đó không được cân nhắc cẩn thận. Thường thì những thay đổi mở rộng cục bộ có thể dẫn tới những hoạt động pha trộn đắt giá khi nâng cấp tới một phiên bản mới của dự án hoặc việc cài đặt các module mới không tương thích với các tùy biến cục bộ đó.

Một cách để tránh phí tổn này là làm việc với kiến trúc phần mềm và giới hạn những thay đổi tới một 'trình cài cắm' (plug-in). Điều này có thể được quản lý như một dự án riêng rẽ với một ít sự phụ thuộc vào mã cốt lõi. Mã của trình cài cắm như vậy thường ít bị những thay đổi của dự án làm ảnh hưởng tới. Thậm chí một tiếp cận còn hiệu quả hơn là làm việc với cộng đồng dự án (bản dịch tiếng Việt) để tùy biến thích nghi những thay đổi đó trong dự án cốt lõi. Những thay đổi đó sau đó được dự án duy trì và sẽ được đưa vào tự động trong phát hành tiếp sau. Nỗ lực dư thừa có liên quan thường có giá trị hơn khi những chi phí duy trì được giảm thiểu hoặc uy tín của các lập trình viên và cơ quan được cải thiện như là kết quả của việc tiến hành đóng góp.

Những công cụ nào chúng tôi cần hỗ trợ cho sự phát triển mở?

Trong các dự án phát triển mở (bản dịch tiếng Việt) có một ít các công cụ không thể thiếu: một hệ thống kiểm soát phiên bản (bản dịch tiếng Việt), một trình theo dõi các vấn đề, một hoặc vài danh sách thư và một website. Chúng tôi có những tài liệu đặc thù về làm thế nào chúng có thể được thiết lập bằng việc sử dụng SourceForge (bản dịch tiếng Việt) hoặc Google code (bản dịch tiếng Việt). Nếu bạn có nhiều hơn các câu hỏi về sử dụng các công cụ đó thì bạn có thể luôn có liên lạc với chúng tôi để có thêm thông tin và/hoặc một cuộc tư vấn đâu là nơi mà chúng tôi có thể giải quyết được các vấn đề đặc thù đó của bạn.

Qui trình quản lý phát hành là gì và vì sao nó quan trọng phải có một qui trình được định nghĩa rõ ràng?

Một qui trình quản lý phát hành xác định cách mà phần mềm được xây dựng được đóng gói và được phân phối. Việc có một qui trình rõ ràng tại chỗ từ đầu sẽ xúc tác cho một đội dự án lên kế hoạch và lập lịch cho công việc đặt ưu tiên cho một phát hành và giải quyết bất kỳ vấn đề pháp lý nào. Nó cũng đảm bảo rằng phát hành đó có đủ chất lượng và sẽ là hữu dụng cho những người khác. Để có thêm thông tin hãy đọc Quản lý phát hành trong các dự án phần mềm nguồn mở (bản dịch tiếng Việt) và Thực tiễn tốt nhất trong quản lý phát hành (bản dịch tiếng Việt).

Làm thế nào các lập trình viên mới có thể đóng góp mã cho dự án của tôi?

Khi các lập trình viên mới muốn tham gia vào với dự án PMNM và tài trợ mã cho dự án thì họ có thể sẽ không có sự truy cập ghi vào hệ thống kiểm soát phiên bản (bản dịch tiếng Việt) mà điều này có nghĩa là họ không thể đệ trình mã của họ một cách trực tiếp tới dự án. Thay vào đó họ có thể cung cấp mã như một bản vá (bản dịch tiếng Việt). Đây là một bản ghi những thay đổi được thực hiện cho một hoặc nhiều tài nguyên mà chúng là một phần của mã phần mềm của dự án. Một số người trong dự án mà có sự truy cập ghi đối với mã đó có thể áp dụng bản vá đó cho mã nguồn. Trong thông điệp đệ trình thì người mà đã đóng góp mã được tin tưởng như là người đóng góp gốc ban đầu.

Ý kiến phản hồi và các bình luận

Một trong những bài báo của bạn bị sai lệch một chút - bạn sẽ làm gì với nó?

Chúng tôi cố gắng đảm bảo rằng mọi điều trên website của chúng tôi là chỉnh chu và không thiên vị nhưng đôi khi thông tin là lỗi thời và chúng tôi không thể không có sai sót. Xin gửi thư điện tử về mailto:info@oss-watch.ac.uk với bất kỳ sự sửa cho đúng hoặc sự định phẩm chất nào.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay4,491
  • Tháng hiện tại524,674
  • Tổng lượt truy cập36,583,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây