Khía cạnh pháp lý của OER

Thứ sáu - 23/11/2012 05:29
Tiếptheo bài kỳ trước, giới thiệu “Nhữngkhái niệm cơ bản liên quan tới tài nguyên giáo dục mở”(OER) trên Tin học & Đời sống số tháng 10/2012, bàikỳ này tiếp tục mạch các câu hỏi liên quan tới khíacạnh pháp lý của bản thân OER và những quan tâm có khảnăng của những người tham gia sáng tạo OER.

1.LIỆU TÔI CÓ NÊN LO LẮNG VỀ VIỆC 'VỨT BỎ' SỞ HỮUTRÍ TUỆ CỦA TÔI?

[Chưachắc lý do nằm ở sự lo mất các quyền sở hữu trítuệ, mà có thể nằm ở sự yếu kém về tri thức chuyênmôn và chất lượng của các tư liệu giáo dục và sựsợ hãi của các tác giả khi các tư liệu đó được đưara ánh sáng của sự soi xét ngang hàng giữa các đồngnghiệp và học viên của họ một cách rộng rãi].

Nguồn:http://www.flickr.com/photos/22760956@N08/3794724285/sizes/z/in/photostream/

Mộtlo lắng chính đối với các nhà giáo dục và các nhàquản lý cao cấp của các viện trường trong giáo dục vềkhái niệm OER có liên quan tới việc 'vứt bỏ' sở hữutrí tuệ, với sự mất mát tiềm tàng lợi lộc thươngmại có thể tới từ đó. Điều này thường được kếthợp với sự băn khoăn có liên quan tới việc nhữngngười khác sẽ lợi dụng ưu thế một cách không côngbằng về sở hữu trí tuệ, hưởng lợi bằng việc bánnó, ăn cắp nó (như, truyền nó đi như là tác phẩm củariêng họ), hoặc khai thác nó. Những lo lắng đó là hoàntoàn có thể hiểu được.

Trongmột số trường hợp, tất nhiên, khi các nhà giáo dụcđưa ra mối lo lắng này, thì thực sự nó đánh dấu mộtmối lo khác - đó là, việc chia sẻ các tư liệu giáo dụccủa họ sẽ mở tác phẩm của họ ra cho sự soi xét kỹlưỡng của những người đồng cấp của họ (và nhữngngười đồng cấp của họ có thể xem tác phẩm của họlà có chất lượng kém). Liệu có hay không mối lo đóđược chứng minh, điều quan trọng phải xác định đượcđộng lực thực sự của các mối lo đó của các nhàgiáo dục là gì. Khi mối lo đó là sự mất mát cơ hộithương mại, thì điều này đòi hỏi một câu trả lờiđặc biệt (liên quan tới những động lực cho việc chiasẻ). Nhưng khi điều này đang ngụy trang cho một mối lovề sự soi xét kỹ lưỡng của các đồng nghiệp và họcviên, thì nó cần phải được làm theo cách khác (thườngsẽ có liên quan tới một số chính sách hoặc động lựcquản lý để vượt qua được sự kháng cự để thayđổi).

Khingày càng có nhiều viện trường hơn trên thế giới, ởcác mức độ khác nhau, đang đòi hỏi các nhà giáo dụccủa họ chia sẻ các tư liệu nhiều hơn theo các giấyphép mở, thì các kinh nghiệm rõ ràng thể hiện rằngviệc mở sở hữu trí tuệ ra cho soi xét kỹ lưỡng nganghàng đang có tác động cải thiện chất lượng các tưliệu dạy và học. Điều này xảy ra cả vì các nhà giáodục có xu hướng đầu tư thời gian vào việc cải thiệncác tư liệu của họ trước khi chia sẻ chúng cởi mởvà cả vì những ý kiến phản hồi họ nhận được từsự soi xét kỹ lưỡng của các đồng nghiệp và họcviên sẽ giúp cho họ thực hiện những cải tiến tiếptheo.

Trongkhi một tỷ lệ phần trăm nhỏ các tư liệu dạy và họccó thể - và sẽ tiếp tục - tạo ra doanh số thông quabán hàng trực tiếp, thì thực tế từng luôn là tỷ lệphần trăm các tư liệu dạy và học có giá trị thươngmại bán lại là tối thiểu; cũng có sự suy giảm tiếpkhi ngày càng nhiều hơn tư liệu giáo dục được làm chotự do truy cập được trên Internet. Nhiều nội dung màtrước đó có khả năng bán được sẽ đánh mất giátrị kinh tế của nó trong khi nơi để bán các nội dunggiáo dục chung chung có lẽ sẽ trở thành được chuyênbiệt hóa hơn.

Tuynhiên, nếu tài nguyên thực sự có tiềm năng sẽ đượckhai thác cho lợi lộc thương mại thông qua bán tài nguyênđó, thì nó sẽ vẫn có khả năng - và được khuyếnkhích - đối với một nhà giáo dục (hoặc một việntrường) để giữ lại bản quyền dạng tất cả cácquyền được lưu giữ đối với tài nguyên đó. Cácchính sách về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và bản quyềncho giáo dục cần phải là đủ mềm dẻo để cho phépnhà giáo dục và/hoặc viện trường giữ lại bản quyềndạng tất cả các quyền được giữ lại cho những tàinguyên có giá trị thương mại tiềm tàng đó.

Ngàycàng trở nên hiển nhiên rằng, ở phía dạy và học, cácviện trường giáo dục từng đã thành công chắc đúnglà chủ yếu làm như vậy bằng việc hiểu rằng giá trịgiáo dục tiềm tàng thực sự của họ nằm không phảitrong bản thân nội dung (mà ngày càng có sẵn với sốlượng lớn trên trực tuyến), mà trong khả năng của họđể chỉ dẫn cho các học viên một cách có hiệu quảthông qua các tài nguyên giáo dục với các đường hướngdạy và học được thiết kế tốt, đưa ra được sựhỗ trợ có hiệu quả cho các học viên (bất kể đó làtrong các khóa thực hành, các sách hướng dẫn, các buổiphụ đạo cá nhân hay trên trực tuyến), và đưa ra đánhgiá tri thức và ý kiến phản hồi có giá trị cho cáchọc viên trong trình bày của họ (cuối cùng dẫn tớimột số hình thức công nhận). Dù điều này dường nhưlà phản trực giác, vì thế, khi các mô hình kinh doanhđược thay đổi bằng sự hiện diện của công nghệthông tin và truyền thông (CNTT-TT), ngày càng nhiều việntrường khác sử dụng các tư liệu của họ, thì điềunày sẽ càng phục vụ nhiều hơn để xây dựng uy tíncủa viện trường và vì thế lôi cuốn được các họcviên mới.

Đưara điều này, điều quan trọng cho những người nắm giữbản quyền các tư liệu giáo dục xem xét thận trọngnhững lợi ích thương mại mà họ có thể thấy đượctrong việc chia sẻ các tư liệu của họ một cách cởimở. Tất nhiên, những lợi ích ban đầu của việc khaithác OER nên là giáo dục, nhưng vấn đề chia sẻ nộidung cởi mở cũng có thể được xem như một chiến lượcđể bảo vệ bản thân theo một cách thức thương mại.

Nhữnglợi ích sau có thể sinh ra từ việc chia sẻ nội dungtheo một giấy phép mở:

  • Khi các nội dung được số hóa có thể thật dễ dàng được chia sẻ giữa các học viên và viện trường, thì việc chia sẻ nó một cách công khai theo một giấy phép mở là cách an toàn nhất để bảo vệ IPR và bản quyền của tác giả; giấy phép có thể đảm bảo rằng, khi nội dung được chia sẻ, thì nó giữ lại được sự ghi nhận công cho tác giả gốc ban đầu. Việc chia sẻ cởi mở nội dung có thể phát hiện ra sự ăn cắp nhanh chóng hơn, bằng việc làm cho các tư liệu gốc ban đầu đó dễ dàng truy cập hơn. Hơn nữa, việc phát hành các tư liệu theo một giấy phép mở cũng làm giảm động lực đối với những người khác nói dối về nguồn của các tư liệu vì họ có phép để sử dụng chúng.

  • Việc chia sẻ các tư liệu cung cấp các cơ hội cho viện trường đưa ra thị trường các dịch vụ của họ. Các viện trường giáo dục mà thành công về kinh tế trong một môi trường nơi mà nội dung đã và đang được số hóa nhiều và ngày càng dễ dàng để truy cập trên trực tuyến có lẽ đúng đã làm như vậy vì họ hiểu được rằng giá trị giáo dục tiềm tàng thực sự của họ nằm không phải trong bản thân nội dung, mà trong việc đưa ra các dịch vụ có liên quan được các học viên của họ đánh giá. Những thứ đó có thể bao gồm: việc chỉ dẫn có hiệu quả cho các học viên thông qua các tài nguyên giáo dục (thông qua các đường hướng dạy và học được thiết kế tốt); đưa ra sự hỗ trợ có hiệu quả cho các học viên (như các khóa thực hành, các sách hướng dẫn, các buổi phụ đạo cá nhân hoặc trên trực tuyến); và đưa ra sự đánh giá tri thức và ý kiến phản hồi có giá trị cho các học viên về sự trình bày của họ (cuối cùng dẫn tới một số hình thức công nhận). Trong môi trường đó, càng nhiều viện trường khác sử dụng các tư liệu của họ, thì điều này sẽ càng phục vụ nhiều hơn để xây dựng uy tín của viện trường và vì thế lôi cuốn được các học viên mới.

  • Đối với cá nhân các nhà giáo dục, những động lực thương mại phù hợp hơn cho việc chia sẻ nội dung cởi mở có lẽ đúng nhất sẽ tuôn chảy khi các viện trường có các chính sách tưởng thưởng cho các hoạt động như vậy một cách phù hợp. Cho tới nay, nhiều chính sách quốc gia và viện trường và khung ngân sách đã có xu hướng, tệ nhất, là cá nhân hóa sự cộng tác và chia sẻ cởi mở tri thức (bằng việc loại bỏ những luồng doanh thu có khả năng khi tri thức được chia sẻ cởi mở) hoặc, tốt nhất, là phớt lờ nó (như nhiều trường đại học làm bằng việc tưởng thưởng cho xuất bản phẩm nghiên cứu hơn là những theo cách thức khác). Vì thế, đối với hầu hết các nhà giáo dục, động lực nằm trong việc thay đổi các chính sách và các khung ngân sách của viện trường và quốc gia sao cho chúng tưởng thưởng cho sự cộng tác và chia sẻ cởi mở tri thức.

  • Thậm chí nếu các chính sách và các khung ngân sách của các viện trường và quốc gia không tưởng thưởng cho sự cộng tác và chia sẻ cởi mở tri thức, thì vẫn còn có những động lực cho những nhà giáo chia sẻ cởi mở các tài nguyên của họ. Các giấy phép mở tối đa hóa khả năng chia sẻ nội dung đang diễn ra theo một cách thức minh bạch bảo vệ cho các quyền đạo đức của các tác giả của các nội dung. Hơn nữa, những người mà đang tìm cách rung hàng rào, bảo vệ, và ẩn dấu các nội dung và nghiên cứu giáo dục của họ có lẽ đúng là sẽ đặt ra những hạn chế trong chính sự nghiệp giáo dục của chính họ. Họ cũng sẽ ngày càng bị loại trừ khỏi các cơ hội để cải thiện thực tiễn dạy học và tri thức đặc thù theo lĩnh vực của họ qua việc chia sẻ và cộng tác với các mạng của các nhà giáo dục đang gia tăng trên khắp thế giới. Những người chia sẻ các tư liệu cởi mở đã có được rồi các cơ hội đáng kể để xây dựng uy tín của riêng họ thông qua các phương tiện trực tuyến (dù, tất nhiên, với mức độ mà ở đó họ quản lý điều này sẽ vẫn phụ thuộc vào chất lượng của những gì họ đang chia sẻ).

2.OER CÓ THỰC SỰ LÀ TỰ DO?

Vấnđề về quyền tự do và định nghĩa của nó từng đượctranh luận rộng rãi khi nói về các giấy phép mở, cókhả năng đáng kể nhất trong môi trường phần mềm tựdo nguồn mở (PMTDNM). Những định nghĩa của PMTDNM chỉra 4 quyền tự do (http://www.gnu.org/philosophy/free-sw.html):

  • Tự do chạy chương trình, vì bất kỳ mục đích gì (tự do 0).

  • Tự do nghiên cứu cách mà chương trình làm việc, và áp dụng nó cho các nhu cầu của bạn (tự do 1).

  • Tự do phân phối lại các bản sao sao cho bạn có thể giúp được người hàng xóm của bạn (tự do 2).

  • Tự do cải tiến chương trình, và phát hành các cải tiến của bạn cho công chúng, sao cho toàn bộ cộng đồng hưởng lợi (tự do 3).

Nhữngcân nhắc tương tự áp dụng khi xem xét các giấy phépcho OER. Tuy nhiên, có chiều đặc thù khác của 'tự do'OER mà đảm bảo cho thảo luận rõ ràng, và đó là lưu ývề chi phí. Nhiều người khởi xướng OER viện lý rằnglợi ích chủ chốt của nội dung mở là vì nó là 'tựdo' (như, nó không lấy bất kỳ chi phí nào để tải về- đặt sang bên các chi phí băng thông, tất nhiên - và sửdụng). Điều này là đúng theo nghĩa đen: theo địnhnghĩa, nội dung mở có thể được chia sẻ với nhữngngười khác mà không phải hỏi xin phép và không phảitrả các phí giấy phép. Tuy nhiên, những khẳng định đơngiản hóa rằng OER là tự do - và mở rộng ra rằng sửdụng OER sẽ cắt giảm các chi phí phân phối giáo dục -là che đi một số cân nhắc quan trọng về chi phí.

Cácviện trường giáo dục mà nghiêm túc về dạy và học sẽcần đảm bảo rằng việc họ tiêu tốn nhân lực vànhững chi phí khác có liên quan phản ánh một nỗ lựcbền vững để đầu tư trong việc tạo ra các môi trườngdạy và học có hiệu quả hơn cho các học viên của họ.Điều này sẽ đòi hỏi sự đầu tư, trong số nhữngđiều khác, những thứ sau đây:

  • Phát triển và cải tiến chương trình giảng dạy.

  • Thiết kế khóa học và chương trình liên tục.

  • Lên kế hoạch cho các phiên liên lạc với các học viên.

  • Phát triển và mua sắm các tư liệu dạy và học có chất lượng.

  • Thiết kế các hoạt động đánh giá có hiệu quả.

Nhiềuviện trường giáo dục còn chưa tiến hành các đầu tưnhư vậy theo một cách thức có kế hoạch và có chủtâm, mà điều đó là một phần cơ bản của chức năngcốt lõi của họ.

Nhưvậy, cách mà điều này có liên quan tới OER là thế nào?Khi các viện trường giáo dục ra các quyết định chiếnlược để gia tăng các mức đầu tư của họ, thì cáchcó hiệu quả nhất về chi phí để làm điều này là ômlấy các môi trường cấp phép mở và khai thác OER đangtồn tại.

Vìthế, cam kết với OER ngụ ý đầu tư gia tăng trong việcdạy và học, mà những hứa hẹn để gia tăng hiệu quảvà năng suất của các đầu tư đó bằng việc cung cấpcác cách thức mới để phát triển các chương trình, cáckhóa học và tư liệu tốt hơn. Điều quan trọng, điềunày ngụ ý một tiếp cận hướng nhu cầu đối vớiOER, nơi mà lý do cơ bản ban đầu cho việc ôm lấy cácmôi trường cấp phép mở không phải là để đưa ra mộtvốn trí tuệ của riêng một viện trường, mà là đểlôi cuốn sự giàu có đang gia tăng của OER cởi mở cósẵn để cải thiện chất lượng dạy và học của riêngviện trường đó.

Việcnắm lấy một tiếp cận theo nhu cầu có thể đượcchứng minh cho những cải tiến chất lượng có thể tuônchảy từ đó. Hơn nữa, tiếp cận này đối với sựphát triển các tư liệu là có hiệu quả về chi phí. Ưuthế xa hơn là, như một sự rõ ràng của sản phẩm, nósẽ thường dẫn tới những chỉ dẫn bắt đầu đểchia sẻ tỷ lệ phần trăm đang gia tăng các tư liệu giáodục của riêng họ trên trực tuyến, được phát hànhtheo một giấy phép mở. Hầu hết các viện trường vàcác nhà giáo dục theo bản năng đang bồn chồn lo lắngvề điều này, nhưng bằng chứng là hiện giờ đang bắtđầu nổi lên những viện trường mà chia sẻ các tưliệu của họ trên trực tuyến đang lôi cuốn được sựquan tâm gia tăng từ các học viên trong việc ghi danh vàocác chương trình của họ. Điều này tới lượt nó manglại những lợi ích thương mại tiềm tàng, vì việc chiasẻ các tư liệu trên trực tuyến làm gia tăng 'tính trựcquan' của một viện trường trên Internet, trong khi cũngcung cấp cho các học viên nhiều cơ hội hơn để đầutư cho chất lượng kinh nghiệm giáo dục mà họ sẽ nhậnđược ở đó. Khi những học viên tại cả các quốc giađã phát triển và đang phát triển đang dựa ngày mộtnhiều vào việc sử dụng Internet để nghiên cứu các lựachọn giáo dục của họ, thì việc chia sẻ OER có thểtốt khi trở thành công cụ marketing ngày càng quan trọngcho các viện trường.

Quantrọng nhất, việc khai thác OER đòi hỏi các viện trườngphải đầu tư – vào sự phát triển chương trình, khóahọc và các tư liệu. Các chi phí sẽ bao gồm thời giancủa mọi người trong việc phát triển chương trình giảngdạy và các tư liệu, việc tùy biến thích nghi các OERhiện đang có, làm việc với việc cấp phép bản quyềnvà .v.v. Các chi phí bao gồm các chi phí có liên quan, nhưhạ tầng CNTT-TT (cho các mục đích chia sẻ nội dung vàghi công các tác giả), băng thông, tổ chức các hội thảovà các cuộc họp về phát triển nội dung, .v.v.

Tuynhiên, những chi phí đó là một chức năng của việc đầutư vào các môi trường dạy và học tốt hơn, chứ khôngphải là một chức năng của việc đầu tư vào OER. Tấtcả các chính phủ và các viện trường giáo dục trongtất cả các khu vực giáo dục, bất chấp chế độ phânphối ban đầu của họ, cần phải tiến hành thực hiệncác đầu tư đó trên cơ sở liên tục nếu họ là nghiêmtúc về việc cải thiện chất lượng dạy và học. Bêntrong khung về việc đầu tư vào thiết kế và phát triểncác tư liệu, dù, hầu hết tiếp cận có hiệu quả vềchi phí là để khai thác OER. Điều này là vì:

  • Nó hạn chế sự cần thiết của nỗ lực đúp bản bằng việc xây dựng trên những gì đã tồn tại ở đâu đó rồi.

  • Nó loại bỏ các chi phí thương thảo và làm sáng tỏ về bản quyền; và

  • Qua thời gian, nó có thể lôi kéo các cộng đồng thực tế mở trong việc cải thiện và đảm bảo chất lượng liên tục.

3. SỬ DỤNG OER CÓ LOẠI TRỪ SỬ DỤNGCÁC NỘI DUNG THƯƠNG MẠI?

Trongkhi có khả năng là một điều xứng đáng, nếu khát vọnghơi một chút duy tâm để làm cho tất cả các nội dunggiáo dục sẵn sàng miễn phí, thì những quyết địnhtheo nguyên tắc để loại trừ các nội dung thương mạikhỏi sự cân nhắc trong các môi trường dạy và học cólẽ là không phù hợp. Một quan điểm như vậy bỏ quathực tế rằng có nhiều tư liệu giáo dục chất lượngcao có sẵn để mua và rằng, trong những hoàn cảnh nhấtđịnh, việc sử dụng chúng có thể có khả năng khamđược hơn so với những ý định sản xuất nội dung đómột cách cởi mở. Vì thế, cách có hiệu quả nhất vềchi phí để phát triển và mua sắm các tài nguyên để sửdụng trong việc dạy và học là để khai thác tất cảcác lựa chọn có sẵn, hơn là việc loại trừ một sốvề nguyên tắc.

Cácnội dung OER và thương mại có thể vì thế được sửdụng cùng nhau trong các khóa học và các chương trình, dùnhững người phát triển khóa học cần phải thận trọngkhông tạo ra những xung đột về cấp phép bằng việctích hợp các tư liệu với các điều kiện cấp phépkhác nhau khi thiết kế các tư liệu dạy và học. Điềunày vì thế dường như là một thực tiễn đáng giá, tuynhiên, trong quá trình thiết kế và phát triển các khóahọc và chương trình giáo dục, hãy cân nhắc tất cảcác khả năng khi phát triển và mua sắm các nội dung. Tấtyếu, vì hậu quả của việc số hóa các nội dung và sựtăng trưởng của các nội dung có sẵn cởi mở trên trựctuyến, các mô hình kinh doanh xuất bản giáo dục sẽ dịchchuyển và pha trộn các nội dung mở và các nội dungthương mại sẽ tiếp tục thay đổi.

4.TÔI CÓ THỂ THAY ĐỔI OER BAO NHIÊU CHO CÁC MỤC ĐÍCH CỦATÔI?

Tronghầu hết các trường hợp, một người sử dụng có phạmvi rộng khổng lồ để áp dụng OER cho phù hợp các nhucầu theo ngữ cảnh ở những nơi mà giấy phép cho phépsự tùy biến thích nghi đó. Tuy nhiên, nếu giấy phép hạnchế sự tùy biến thích nghi (ví dụ giấy phép CreativeCommons với hạn chế 'Không phái sinh'), thì những ngườikhác có thể không sửa đổi được tài nguyên đó theobất kỳ cách gì. Nó sẽ phải được sử dụng 'như nócó'. Quyền này không thường được giữ lại trong OER.

Nguồn:http://www.flickr.com/photos/bee/6933249577/sizes/o/in/photostream/

Đasố lớn OER được xuất bản chào đón những người sửdụng tùy biến thích nghi tài nguyên gốc ban đầu. Nhữngcách thức chung theo đó OER có thể được thay đổi baogồm những thứ sau:

  • Pha trộn: Một số OER được pha trộn cùng nhau và nội dung bổ sung thêm được đưa vào để cùng tạo ra một tài nguyên mới. Điều này là phổ biến khi những người thiết kế khóa học cần phát triển các tư liệu và tài nguyên để khớp với chương trình giảng dạy hoặc chương trình bản địa địa phương. Một mối quan tâm chung là hiếm khi tìm được OER đang tồn tại mà phù hợp tuyệt vời được 'như nó có'.

  • Tùy biến thích nghi: Điều này xảy ra khi một OER được sử dụng và nhiều sự tùy biến thích nghi được phát triển để phù hợp cho nhiều ngữ cảnh. Có thể sẽ là ngôn ngữ được dịch sang các ngôn ngữ khác mà sự tùy biến thích nghi thường đòi hỏi các trường hợp điển hình / các ví dụ bản địa sẽ được bổ sung thêm vào để làm cho các tư liệu phù hợp cho các học viên trong một ngữ cảnh đặc thù.

  • Trích xuất tài sản: Cũng có khả năng trích xuất chỉ một số tài sản của một tài nguyên hoặc qui trình và sử dụng chúng trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác. Điều này là đặc biệt đúng đối với các yếu tố phương tiện như các ảnh chụp, các hình minh họa, và các đồ thị, khi mà những người phát triển thường thiếu các kỹ năng hoặc các tài nguyên để phát triển các phiên bản của riêng họ đối với những công cụ trực quan được sử dụng phổ biến.

TÓM LƯỢC

Bàiviết đề cập tới những khía cạnh pháp lý mà các tácgiả của các OER thường gặp phải, phân tích những lợithế và thách thức của OER đối với các tác giả vàcác cơ sở giáo dục, khẳng định OER vừa không đồngnghĩa với việc loại bỏ các tư liệu giáo dục có tiềmnăng thương mại, vừa không đồng nghĩa với việc chỉnhằm mục đích cắt giảm chi phí đầu tư cho giáo dục,mà là một nỗ lực bền vững để đầu tư vào việctạo ra các môi trường dạy và học có hiệu quả hơncho các học viên thông qua việc đầu tư liên tục và cóhiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các tư liệu giáodục, vì thế cũng nâng cao được uy tín của việc dạyvà học để thu hút được ngày càng nhiều các học viênhơn nữa.

Bàikỳ sau: Cách thức để khai thác OER có chất lượng

LêTrung Nghĩa

Dựatheo: Chỉ dẫn cơbản về cácTài nguyên Giáo dục Mở (OER)

Bàiđăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng11/2012, trang 60-63.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay10,967
  • Tháng hiện tại608,454
  • Tổng lượt truy cập37,410,028
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây