TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU MỞ CÓ SẴN

Thứ sáu - 14/09/2012 12:10

Bạnluôn có khả năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng vô sốcác tư liệu, bất kể chúng là ở dạng văn bản, hìnhảnh, âm thanh hay đa phương tiện, theo một cách thức mởvà hoàn toàn tuân thủ luật sở hữu trí tuệ, bằng việcsử dụng các kho tư liệu mở khổng lồ sẵn có trên thếgiới với các tư liệu được cấp giấy phép mởCreative Commons (CC).

Cónhiều cách thức tìm kiếm khác nhau, bằng các máy tìmkiếm khác nhau. Bài viết này đề cập tới cách tìm kiếmphổ biến nhất các tư liệu mở mang giấy phép CC trêncổng tìm kiếm CC.

A.Qui trình 4 bước để tìm kiếm các tư liệu mở mang giấyphép CC trên cổng tìm kiếm CC

Bước1: Khởi tạo tìm kiếm CC

Hãyvào site của Creative Commons tại địa chỉhttp://creativecommons.org/ rồi nhấn vào núm “Find CClicensed works” (Tìm kiếm các tác phẩm có giấy phép CC)để tới được trang tìm kiếm trên site Creative Commonstại địa chỉ: http://search.creativecommons.org/. Để nhanhchóng, từ lần sau, bạn có thể tới thẳng địa chỉcủa trang tìm kiếm này. Trang tìm kiếm trông giống hìnhsau:

Bước2: Chọn đúng giấy phép cho những gì bạn muốn

Chúngta đều đã biết rằng có 6 loại giấy phép CC khác nhau,trong đó có những loại giấy phép không được phép sửdụng cho các mục đích thương mại hoặc không đượcphép sửa đổi, tùy biến đối với các tác phẩm (tưliệu) gốc ban đầu. Chính vì vậy, trong bước này, chúngta cần lựa chọn đúng giấy phép theo đúng mục đích màchúng ta muốn khi sử dụng tư liệu.

Đểlọc tư liệu dựa vào dạng sử dụng bạn muốn có, tasẽ sử dụng 2 ô chọn hình ô vuông ở ngay bên dướicủa trường tìm kiếm trong trang tìm kiếm của CC, nơi códòng chữ “Tôi muốn thứ gì đó màtôi có thể” (I want somethingthat I can...). Điều này sẽ cho bạn 2 lựa chọn 'sửdụng cho các mục đích thương mại' (usefor commercial purposes) và 'sửa,thích nghi hoặc xây dựng trên nó' (modify,adapt or build upon). Hãy chọn lựa chọn phù hợp choviệc sử dụng của bạn. Bạn có thể chọn 1 ô, 2 ôhoặc không chọn ô nào cả.

Vídụ, nếu bạn chọn 'sử dụng chocác mục đích thương mại', thì máy tìm kiếmsẽ loại trừ các nội dung theo một giấy phép cấm sửdụng thương mại (nghĩa là điều đó bao gồm điềukhoản phi thương mại Non – commercial). Tương tự, việcchọn 'sửa đổi, thích nghi, hoặcxây dựng trên nó' sẽ loại trừ các kết quảmà bạn không thể thay đổi (như theo một giấy phépKhông có Tác phẩm Phái sinh - No Derivative Works).

Nếubạn chọn cả 2 lựa chọn, thì chỉ những kết quả theocác giấy phép CC rộng rãi nhất, Ghi công (Attribution)và Ghi công - Chia sẻ Như nhau (Attribution - Share Alike), sẽđược tìm ra, nếu có. Nếu bạn không chọn hộp nào thìbạn sẽ có được tư liệu theo tất cả các giấy phépCC.

Bảngbên dưới chỉ cách mỗi lựa chọn sẽ lọc tư liệutheo giấy phép.


Các lựa chọn lọc tư liệu

Không chọn gì cả

Sử dụng cho các mục đích thương mại

Tác phẩm mà tôi có thể sửa, thích nghi hoặc xây dựng trên nó

Cả 2

Các kết quả theo giấy phép

BY

BY-NC

-

-

BY-ND

-

-

BY-SA



Bước3: Chọn đúng dạng tài liệu

Tiếpsau bạn cần chọn dạng nội dung mà bạn muốn tìm kiếm.Cổng Tìm kiếm Creative Commons trao cho bạn sự truy cậptới một số máy tìm kiếm khác nhau, chúng cho phép bạntìm kiếm các dạng tư liệu khác nhau. Mỗi máy tìm kiếmcó các thẻ (tab) của riêng mình trên trang của máy tìmkiếm CC như Europeana, Flickr, Fotopedia, Google, Google Images,Jamendo, Open Clipart Library, SpinXpress, Wikimedia Commons vàYoutube.

Nếubạn muốn tìm nội dung của tất cả các dạng thì bạncó thể sử dụng các thẻ tìm kiếm chung trên Web củaGoogle. Hoặc bạn có thể giới hạn tìm kiếm của bạnchỉ trong các site chỉ cung cấp một dạng nội dung. Bảngbên dưới đưa ra một tóm tắt dạng nội dung mỗi thẻtab ở trên cung cấp.

Thẻ tìm kiếm

Europeana

Flickr

Fotopedia

Google

Google Images

Jamendo

Open Clipart Library

SpinXpress

Wikimedia Commons

Youtube

Đa phương tiện

Ảnh

Ảnh

Web

Ảnh

Âm nhạc

Ảnh

Đa phương tiện

Đa phương tiện

Video



Bước 4: Thực hiện tìm kiếm

Hãygõ các từ khóa cần tìm kiếm vào trường tìm kiếm, nơicó dòng chữ mờ “Enter your search query” (Hãy gõ vào yêucầu tìm kiếm của bạn) rồi nháy chuột vào thẻ tìmkiếm (tương ứng với các máy tìm kiếm được nêu ởbảng trên) để tìm kiếm tư liệu mang giấy phép CC màbạn muốn có.



B.Ví dụ

Bạnđang quản lý một dự án của lớp về các hệ thốngsông ngòi. Các học sinh được yêu cầu tạo ra một videovề một hệ thống sông ngòi theo họ chọn. Để hỗ trợcác học sinh thực hiện nhiệm vụ này, bạn đang chuẩnbị một bài giảng và muốn đưa vào các ảnh ví dụ chođể các học sinh sử dụng.

Bạnmuốn tiến hành tìm kiếm các ảnh được cấp phép CC đểđưa vào trong bài giảng. Để làm điều này, bạn cầnphải:

Bước 1

Đi tới Cổng Tìm kiếm Creative Commons tại http://search.creativecommons.org/

Bước 2

Vì dự án được thiết kế để sử dụng cho lớp học, sẽ không cần loại trừ các nội dung phi thương mại. Tuy nhiên, có khả năng là các học sinh sẽ muốn tùy biến các ảnh đó nên bạn cần giới hạn tìm kiếm chỉ với các tác phẩm có thể được tùy biến hoặc sửa đổi. Bạn chọn ô: 'sửa, thích nghi hoặc xây dựng trên nó' (modify, adapt or build upon).

Bước 3

Gõ từ 'các con sông' (rivers) vào trường tìm kiếm của Cổng Tìm kiếm CC.

Bước 4

Chọn thẻ 'Flickr' để tìm chỉ các ảnh về các con sông có các giấy phép CC như bạn muốn.



Việctìm kiếm của bạn sẽ cho kết quả là một số ảnhchính xác là dạng ảnh bạn đang tìm. Bạn chèn chúng vàobài giảng, cùng với các chi tiết ghi công phù hợp. Đểcó thông tin về cách ghi công cho tư liệu CC, hãy xem bài:“Ghicông” khi sử dụng tư liệu có các giấy phép CreativeCommons,đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng08/2012. Để hiểu rõ hơn về các giấy phép CC, hãy xembài: “Cácgiấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở”,đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng07/2012.

Phần A và B của bài viết này là một phái sinh của tài liệu “Làm thế nào để tìm kiếm các tư liệu bằng việc sử dụng Cổng tìm kiếm Creative Commons dành cho giáo viên và học sinh” (How to find Creative Commons materials using the Creative Commons Search Portal for Teachers and Students) của Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới, Đơn vị Bản quyền Quốc gia và Creative Commons Úc. Tài liệu gốc ở địa chỉ:

http://www.smartcopying.edu.au/scw/webdav/site/scwsite/shared/CC%20Portal.pdf

Bản sao giấy phép tài liệu này có tại: http://creativecommons.org/licenses/by/2.5/au



C.Một số nguồn tư liệu mở có sẵn

Cóvô số các nguồn tư liệu mở có sẵn trên thế giới.Dưới đây chỉ liệt kê một vài trong số đó:

Tên gọi

Mô tả

URL

Wiki Commons

Hơn 13 triệu tệp hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện. Có đường dẫn tới nhiều dự án khác như: Meta-Wiki, Wikibooks, Wikispecies, Wikisource, Wiktionary, Wikiversity, ...

http://commons.wikimedia.org/wiki/Main_Page

Tài nguyên giáo dục mở

Gần 40.000 tài nguyên các khóa học từ phổ thông 12 lớp tới cao đẳng, có giấy phép mở, sử dụng tự do.

http://www.oercommons.org/

Thư viện mở

Hơn 1 triệu đầu sách các loại.

http://openlibrary.org/

Sách giáo khoa mở

Nơi đăng ký và tập hợp các đường dẫn tới các dự án, các kho sách giáo khoa mở.

http://www.opentextbook.org/

Máy tìm kiếm các tạp chí mở

Cổng truy cập các tạp chí điện tử mở của Đại học Mở Krishna Kanta Handiqui. Điểm khởi đầu để tìm kiếm vô số các tạp chí mở khác trên thế giới.

http://www.oajse.com/

D.Gợi mở cho việc xây dựng các tư liệu mở tiếng Việt

Vớinhững nội dung và chỉ dẫn tìm kiếm trong bài này, chúngta có khả năng tìm kiếm và sử dụng các kho tư liệu mởkhổng lồ trên thế giới cho các nhu cầu của chúng ta.

Tuynhiên, một mặt, trong thế giới của nguồn mở, chúng takhông nên và có lẽ là không thể cứ mãi chăm chăm vàoviệc sử dụng những tác phẩm và thành quả lao độngsẵn có mà những người khác đã làm ra sẵn cho chúng tasử dụng, mà chúng ta cần phải và có bổn phận đónggóp trở ngược lại cho cộng đồng nguồn mở đó. Mặtkhác, hầu như tất cả các kho tư liệu mở khổng lồđang tồn tại sẵn đó, đều là các kho tư liệu bằngtiếng nước ngoài, không có hoặchầu như không có bằng tiếng Việt.

Trongkỷ nguyên tri thức như hiện nay, các kho tri thức mởtiếng Việt là điều tiên quyết không thể thiếu màtrách nhiệm để xây dựng nó đặt lên vai của mọingười dân Việt Nam, đặc biệt là những người làmviệc trong khu vực giáo dục. Hy vọng từ bài sau, Tin họcvà Đời sống sẽ giới thiệu với các bạn đọc mộtchủ đề mới với mục đích nhằm xâydựng các tư liệu giáo dục mở tiếng Việt cho mọingười dân Việt Nam.

TrầnLê

Bàiđăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng09/2012, trang 64-65

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay17,265
  • Tháng hiện tại590,127
  • Tổng lượt truy cập37,391,701
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây