Những khái niệm cơ bản liên quan tới tài nguyên giáo dục mở

Thứ hai - 15/10/2012 05:03
Đã3 số liên tục, kể từ số tháng 07 tới số tháng09/2012, Tin học & Đời sống đã giới thiệu với cácbạn độc giả một chuỗi các bài về các giấyphép mở Creative Commons cho các tư liệu sáng tạo mở,về cách thức ghicông - ghi nhận quyền (các) tác giả của các tư liệuđó, và một chút về cách tìmkiếm và sử dụng kho tư liệu mở khổng lồ bằngtiếng nước ngoài trên thế giới theo một cách thức vănminh và tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệttrong kỷ nguyên thông tin số hiện nay.

Loạtbài đó đã gợi mở cho chúng ta một cách thức tiếp cậnvới mục đích để không chỉ khai thác, sử dụng cácnguồn tài nguyên mở khổng lồ có sẵn và vô tận củathế giới, mà còn hướng tới việc tạo ra, sản xuấtra các kho tài nguyên mở tiếng Việt, phục vụ cho nhữngnhu cầu học tập nghiên cứu của người Việt, dựa vào,trước hết, nguồn nhân lực khổng lồ của hơn 20 triệungười Việt đang làm việc trong khu vực giáo dục hiệnnay, với sự trợ giúp của các công cụ CNTT-TT và, tấtnhiên, Internet.

Mộtđiều trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra vừa mới đây đúngtheo cách tiếp cận này, là HộinghịTàinguyên Giáo dục Mở - OER (OpenEducation Resources)Thế giới năm 2012 vừa được UNESCO tổ chức tại Paris,thủ đô nước Pháp, từ 20-22/06/2012.

Bổsung thêm vào việc triển lãm các thực tiễn tốt nhấtthế giới trong các chính sách về OER, những sáng kiếnvà các chuyên gia kỷ niệm lần thứ 10 diễn đàn UNESCO2002 khi lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm “OER”, cácquốc gia thành viên của UNESCO đã nhất trí thông quaTuyên bố Paris về OER, kêu gọi các Chính phủ hỗ trợsự phát triển và sử dụng OER.

Tuyênbố khuyến cáo các quốc gia thành viên UNESCO, trong đó cóViệt Nam:

  1. Khuyến khích nâng cao nhận thức và sử dụng OER.

  2. Tạo thuận lợi cho các môi trường sử dụng CNTT-TT.

  3. Tăng cường sự phát triển các chiến lược và chính sách về OER.

  4. Thúc đẩy sự hiểu biết và sử dụng các khung cấp phép mở.

  5. Hỗ trợ xây dựng năng lực vì sự phát triển bền vững các tư liệu học tập chất lượng.

  6. Khuyến khích các liên minh chiến lược về OER.

  7. Thúc đẩy sự phát triển và áp dụng OER trong các ngôn ngữ và ngữ cảnh văn hóa khác nhau.

  8. Thúc đẩy nghiên cứu về OER.

  9. Tạo thuận lợi cho việc phát hiện, tìm kiếm sử dụng và chia sẻ OER.

  10. Thúc đẩy việc cấp phép mở các tư liệu giáo dục được tạo ra từ ngân sách nhà nước.

Đểhưởng ứng lời kêu gọi trên, từ số này trở đi, Tinhọc & Đời sống sẽ giới thiệu tới các bạn độcgiả loạt bài về OER và các vấn đề liên quan với mụcđích hướng tới việc xây dựng kho OER tiếng Việt.

Trướckhi đi vào phân tích toàn diện các vấn đề có liên quantới việc khai thác các cách thức sử dụng OER có hiệuquả nhất, chúng ta sẽ đi qua một số câu hỏi thườnggặp với mục đích để làm quen nhanh chóng với OER vànhững vấn đề liên quan đó. Bài này đưa ra những câuhỏi đáp thường gặp liên quan tới những khái niệm cơbản xung quanh OER.

1. Các Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là gì?

Ởdạng đơn giản nhất của nó, khái niệm OER mô tả bấtkỳ tài nguyên giáo dục nào (bao gồm các chương trìnhđào tạo, các tư liệu khóa học, các sách giáo khoa, cácvideo, các ứng dụng đa phương tiện và bất kỳ tư liệunào khác được thiết kế để sử dụng trong việc dạyvà học) mà là sẵn sàng cởi mở để các giáo viên vàhọc viên sử dụng mà không có nhu cầu đi kèm phải trảphí bản quyền hoặc phí giấy phép.

Kháiniệm OER phần lớn tương tự như với một khái nhiệmkhác: Khóa học Mở - OCW (OpenCourseWare), dù khái niệm sau có thể được sử dụngđể tham chiếu tới một tập con có cấu trúc hơn vềOER. Một OCW được Nhóm OCW (OCW Consortium) định nghĩa nhưlà một xuất bản phẩm số tự do và mở các tư liệugiáo dục chất lượng cao mức đại học. Những tư liệuđó được tổ chức như các khóa học, và thường baogồm các tư liệu kế hoạch khóa học và các công cụđánh giá cũng như các nội dung theo chủ đề.

OERđã nổi lên như một khái niệm với tiềm năng lớn đểhỗ trợ cho sự biến đổi giáo dục. Trong khi giá trịgiáo dục của nó nằm trong ý tưởng sử dụng các tàinguyên như một phương pháp giao tiếp hữu cơ của cácchương trình giảng dạy trong các khóa giáo dục (như họctập dựa vào tài nguyên), thì sức mạnh làm biến đổicủa nó nằm trong sự dễ dàng truy cập tới các tàinguyên như vậy, khi được số hóa, có thể được chiasẻ qua Internet. Điều quan trọng, chỉ có một yếu tốkhác biệt chủ chốt giữa OER và bất kỳ tài nguyên giáodục nào khác: giấy phép tạo thuận lợi để tái sửdụng, tùy biến tiềm tàng, mà không có yêu cầu phảixin phép trước từ người nắm giữ bản quyền.

2. OER là y hệt như học tập điện tử e-learning?

OERkhông đồng nghĩa với học tập trực tuyến hoặc họctập điện tử e-learning, dù nhiều người mắc sai lầmkhi sử dụng các khái niệm đó lẫn với nhau.

Nộidung được cấp phép mở có thể được sản xuất trongbất kỳ vật mang nào: văn bản trên giấy, video, âm thanhhoặc đa phương tiện dựa vào máy tính. Nhiều khóa họce-learning có thể dựa vào OER, nhưng điều này không cónghĩa là OER nhất thiết là e-learning. Quả thực, nhiềutài nguyên mở đang được sản xuất ra hiện nay - trongkhi có khả năng chia sẻ trong một định dạng số - thìchúng cũng có khả năng in ấn ra được. Đưa ra nhữngthách thức chung về băng thông rộng và sự kết nối tạimột số quốc gia đang phát triển, có thể thấy rằngmột tỷ lệ phần trăm cao các tài nguyên phù hợp chogiáo dục đại học tại các quốc gia như vậy đượcchia sẻ như những tài nguyên in ấn được ra giấy, hơnlà đang được thiết kế để sử dụng trong e-learning.

3. OER có là y hệt như với học tập mở / giáo dụcmở?

Dùsử dụng OER có thể hỗ trợ cho học tập mở / giáo dụcmở (Open Learning/Open Education), thì 2 thứ này không là nhưnhau. Làm cho 'giáo dục mở' hoặc 'học tập mở' trởthành một ưu tiên có những tác động lớn hơn đáng kểso với chỉ cam kết phát hành các tài nguyên là mở hoặcsử dụng OER trong các chương trình giáo dục. Nó đòi hỏiphân tích có hệ thống các hệ thống đánh giá và côngnhận, sự hỗ trợ của học viên, các khung chương trìnhgiảng dạy, các cơ chế để nhận thức trước việchọc, …, để xác định mức độ ở đó chúng cảithiện hoặc ngăn trở tính mở.

Họctập mở là một tiếp cận cho giáo dục, tìm kiếm đểloại bỏ tất cả những rào cản không cần thiết choviệc học tập, trong khi nhằm tới để cung cấp cho họcviên cơ hội thành công hợp lý trong một hệ thống giáodục và huấn luyện được tập trung vào các nhu cầu đặcthù của họ và được định vị trong nhiều lĩnh vựchọc tập. Nó kết hợp vài nguyên tắc chủ chốt:

  • Cơ hội học tập nên là suốt đời và nên nhấn mạnh cả vào giáo dục và huấn luyện.

  • Qui trình học tập nên tập trung vào các học viên, xây dựng trên kinh nghiệm và khuyến khích suy nghĩ độc lập và tới hạn.

  • Cung cấp việc học tập nên là mềm dẻo sao cho những học viên có thể ngày càng có khả năng lựa chọn được, ở đâu, khi nào, những gì và làm thế nào họ sẽ học, cũng như nhịp độ ở đó họ sẽ học.

  • Các năng lực học được chứng minh trước đó, kinh nghiệm có trước đó nên được thừa nhận sao cho các học viên không nhất thiết bị ngăn cấm khỏi các cơ hội giáo dục chỉ vì thiếu các phẩm chất phù hợp;

  • Các học viên nên có khả năng tích lũy sự công nhận từ các ngữ cảnh học tập khác nhau;

  • Các nhà cung cấp nên tạo ra những điều kiện cho một cơ hội công bằng về thành công của những học viên.

Tấtcả danh sách này miêu tả, trong khi sử dụng có hiệu quảOER có thể đưa ra sự thể hiện thực tế cho một sốcác nguyên tắc đó, thì 2 khái niệm là khác biệt nhau vềcả phạm vi và ý nghĩa.

4. OER có liên quan tới khái niệm học tập dựa vàotài nguyên không?

Đãcó sự nhấn mạnh đáng kể được đặt ra trong các thảoluận về OER về chất lượng của OER. Điều này làm chokhái niệm về học tập dựa vào tài nguyên(Resource-BasedLearning)được đặc biệt quan tâm. Bất chấp điều đó, nhữngtranh luận về OER từng thường tạo ra ít tham chiếu tớikhái niệm học tập dựa vào tài nguyên cho tới gần đây.Điều này có thể vì sự nhấn mạnh trong hầu hết thảoluận OER trên toàn cầu từng là về việc chia sẻ và cấpphép cho các tư liệu đang tồn tại, một tỷ lệ đángkể của nó đã đưa vào việc chia sẻ một cách đơngiản những lưu ý bài giảng và các trình chiếuPowerPoint được sử dụng trong các bài giảng theo lốitiếp xúc mặt đối mặt.

Lưuý về học tập dựa vào các tài nguyên, về cơ bản, cóý nghĩa gì? Nó có nghĩa là việc dịch chuyển khỏi lưuý truyền thống về 'giáo viên nói' khi truyền đạtchương trình giảng dạy; một tỷ lệ đáng kể nhữngthay đổi của giao tiếp giữa các học viên và giáo viênkhông phải là tiếp xúc mặt đối mặt, mà là diễn rathông qua sử dụng các phương tiện khác khi cần thiết.Điều quan trọng, tiếp xúc mặt đối mặt diễn ra thườngkhông liên quan tới các dạng hỗ trợ khác cho học viên,ví dụ, các sách chỉ dẫn, thảo luận ngang hàng theo nhómhoặc công việc thực tế.

Họctập dựa vào tài nguyên không đồng nghĩa với giáodục từ xa (DistanceEducation). Thay vào đó, học tập dựa vào tàinguyên đưa ra một cơ sở cho việc biến đổi văn hóadạy học khắp tất cả các hệ thống giáo dục để xúctác cho các hệ thống đó đưa ra giáo dục chất lượngtốt hơn tới được số lượng học viên nhiều hơn đángkể. Nhiều khóa học và chương trình ở tất cả các mứcđộ giáo dục bây giờ kết hợp sử dụng tăng cườngcác tài nguyên được thiết kế để dạy học, khi cácgiáo viên đã học được những hạn chế của các chiếnlược dựa vào bài giảng để truyền đạt thông tin tớicác học viên.

Đểtóm tắt:

  • Không có mối quan hệ trực tiếp giữa OER và học tập dựa vào tài nguyên.

  • Nhiều OER có sẵn trên trực tuyến không hoàn toàn được thiết kế như một phần của chiến lược có chủ ý để dịch chuyển sang học tập dựa vào tài nguyên.

  • Cũng vậy, hầu hết thực tiễn trong học tập dựa vào tài nguyên hiện sử dụng các tư liệu có bản quyền hoàn toàn (All Rights Reserved) hơn là OER với một số quyền được lưu giữ (Some Rights Reserved).

Dùvậy, việc liên kết OER và học tập dựa vào tài nguyênđưa ra một cơ hội để làm đòn bẩy cho cả 2 một cáchcó hiệu quả nhất.

5. Giấy phép mở - mở thế nào?

Mộtsự hiểu lầm phổ biến là các nội dung 'được cấpphép mở' thuộc về miền công cộng, và rằng tác giảvứt bỏ tất cả các quyền của họ đối với tư liệu.Điều này là không đúng. Trong thực tế, sự nổi lêncủa các giấy phép mở từng được dẫn dắt mạnh mẽbằng ước nguyện bảo vệ các quyền của một ngườinắm giữ bản quyền trong các môi trường nơi mà nộidung (đặc biệt khi được số hóa) có thể thật dễdàng được sao chép và chia sẻ thông qua Internet mà khôngcần yêu cầu tới sự cho phép.

Mộtphổ rộng lớn các khung pháp lý đang nổi lên để điềuhành cách mà OER được cấp phép sử dụng. Một sốkhung pháp lý đơn giản cho phép việc sao chép, nhưng nhữngkhung khác cung cấp cho những người sử dụng để tùybiến các tài nguyên mà họ sử dụng. Được biết tốtnhất trong số các khung đó là khung cấp phép CreativeCommons (www.creativecommons.org). Nó cung cấp các cơ chế pháplý để đảm bảo rằng các tác giả của các tư liệucó thể giữ lại được sự thừa nhận đối với tácphẩm của họ trong khi cho phép tác phẩm được chia sẻ,có thể tìm cách để hạn chế hoạt động thương mạinếu họ muốn, và có thể nhằm tới để ngăn chặn mọingười khỏi việc áp dụng nó nếu phù hợp. Vì thế,một tác giả mà áp dụng một giấy phép Creative Commons(CC) cho tác phẩm của họ đặc biệt tìm cách để giữlại bản quyền đối với tác phẩm đó, nhưng đồng ý- thông qua giấy phép - bỏ đi một số quyền.

Nóimột cách khác, một tác phẩm mà (các) tác giả gắn chonó một giấy phép CC là để họ giữ lại một số quyền(Some Rights Reserved), tác phẩmđó không thuộc về miền công cộng, nơi mà không cóquyền nào được giữ lại cả (NoRight Reserved), nhưng tác phẩm đó cũng không ở dạng(các) tác giả giữ lại tất cả các quyền (AllRights Reserved) (Xem bài “Cácgiấy phép Creative Commons cho các tư liệu mở”, đăngtrên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 7/2012 đểcó thêm thông tin chi tiết).

6. Sự khác biệt giữa OER và xuất bản truy cập mởlà gì?

Xuấtbản truy cập mở (OpenAccess Publishing) là một khái niệm quan trọng, nó rõràng có liên quan tới - nhưng khác biệt với – OER.

Wikipedialưu ý rằng khái niệm 'truy cập mở' được áp dụng chonhiều khái niệm, nhưng thường tham chiếu tới hoặcnhững thứ sau đây:

  • '(Xuất bản) truy cập mở'; hoặc

  • 'Truy cập tới tư liệu (chủ yếu là các xuất bản phẩm học tập) thông qua Internet theo một cách thức mà tư liệu đó là tự do cho tất cả để đọc và sử dụng (hoặc sử dụng lại) ở các mức độ khác nhau'; hoặc

  • 'Tạp chí, các tạp chí truy cập mở mà trao sự truy cập mở tới tất cả hoặc một phần hữu hạn các bài báo của chúng'.

Xuấtbản truy cập mở thường tham chiếu tới các xuất bảnphẩm nghiên cứu của một số dạng có liên quan theo mộtgiấy phép mở. OER tham chiếu tới các tư liệu dạy vàhọc được phát hành theo một giấy phép như vậy. Rõràng, đặc biệt trong giáo dục đại học, có một sựchồng lấn, khi mà các xuất bản phẩm nghiên cứu thườngtạo thành một phần quan trọng của toàn bộ tập hợpcác tư liệu mà các học viên cần để truy cập tới cácnghiên cứu hoàn chỉnh của chúng một cách thành công,đặc biệt ở mức độ sau đại học.

Dùvậy, sự khác biệt dường như đáng giá áp dụng vì nócho phép thảo luận và lên kế hoạch có sắc thái hơn vềcác dạng giấy phép mở nào có thể là phù hợp nhấtcho các dạng tài nguyên khác nhau.

TÓMLƯỢC

Bàiviết giới thiệu những khái niệm xung quanh và gần giốngvới OER và giải thích về những khác biệt và/hoặc sựchồng lấn đan xen giữa chúng, như: (1) Khóa học mở OCW(Open Couseware); (2) Học tập điện tử (e-Learning); (3) Họctập mở - Giáo dục mở (OpenLearning/Open Education);(4) Học tập dựa vào tài nguyên (Resource-BasedLearning);(5) Giáo dục từ xa (DistanceEducation);(6) Xuất bản truy cập mở (Open Access Publishing). Bài viếtcũng nhắc lại và nhấn mạnh một số khía cạnh pháp lýcần lưu ý của các giấy phép mở CC trong ngữ cảnh củaOER.

Bàikỳ sau: Khía cạnh pháp lý của OER.

TrầnLê

Dựatheo: Chỉ dẫn cơbản về cácTài nguyên Giáo dục Mở (OER)

Bàiđăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng10/2012, trang 66-69.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập182
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay13,303
  • Tháng hiện tại462,082
  • Tổng lượt truy cập36,520,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây