Nhận thức về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo

Thứ sáu - 12/10/2012 05:43
Ngày 18/09/2012,tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc tọa đàm về sở hữutrí tuệ (SHTT) và đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học vàCông nghệ (KHCN), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vàPhòng thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cùng phối hợp tổ chức.Cuộc tọa đàm có các phiên thảo luận về các chủ đề:

Nguồn ảnh:http://thanhtra.most.gov.vn/vi/news-article/t-a-dam-v-s-h-u-tri-tu-va-d-i-m-i-sang-t-o

  1. Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Quan điểm Chính phủ

  2. Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Quan điểm của các nhà sản xuất Hoa Kỳ

  3. Xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Quan điểm của các nhà sản xuất Việt Nam.

  4. Thảo luận về những bước đi tiếp theo.

Các phiên thảoluận được tổ chức theo cách hỏi đáp giữa nhữngngười đã được chọn sẵn ngồi sau bàn chủ tọa.Những người có mặt trong khán thính phòng là nhữngngười nghe. Cuộc tọa đàm kéo dài tới 12 giờ kém 15phút. Vì thế không có thời gian dành cho các câu hỏithảo luận từ phía những người ngồi nghe trong khánthính phòng.

Nội dung các cuộctọa đàm tập trung vào việc nêu lên sự cần thiết củaviệc thắt chặt và tăng cường các chế tài trong bảovệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền, bằngsáng chế, thương hiệu và các vấn đề liên quan kháctrong tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề. Duy nhất có mộtý kiến kịp phát biểu là của một vị đại diện củaCâu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam(VFOSSA), một chi nhánh trung ương của Hội Tin học ViệtNam.

Trong phát biểucủa mình, một mặt, vị đại diện của VFOSSA đồng ývới ý kiến của hầu như tất cả những người thamgia thảo luận trên bàn chủ tọa về việc các chế tàitrong các khung pháp luật về sở hữu trí tuệ cần phảiđược tăng cường mạnh mẽ hơn nữa để đủ sức rănđe và trừng trị các hành vi vi phạm quyền sở hữu trítuệ, bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu... và tạosân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp tham giathị trường. Mặt khác, với tư cách là một người làmviệc trong lĩnh vực phần mềm, chuyên về phần mềm tựdo nguồn mở (PMTDNM), ông cũng đề nghị xem xét lại mộtsố vấn đề như sau:

Đồng tình vềviệc không bảo vệ bằng sáng chế phần mềm như trongLuật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam số50/2005/QH11, Điều 59: “Đối tượng không được bảo hộvới danh nghĩa sáng chế”, liệt kê một danh sách cácđối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sángchế, trong đó có “chương trình máy tính”, ông đềnghị cần sửa đổi một số điểm trong Luật này, vìnó mặc định tất cả các chương trình máy tính - cácphần mềm máy tính, đều là các phần mềm nguồn đóng,sở hữu độc quyền, không công bằng đối với các môhình phát triển, các mô hình kinh doanh của các công tyPMTDNM ở Việt Nam, và vì thế là không giống như ý kiếncủa hầu hết những người tham gia thảo luật ngồi sauhàng ghế chủ tọa, khi họ đều nói mong muốn phải tạosân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Vídụ cụ thể:

  1. Điều 20. Quyền tài sản; Khoản 1: Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây; Mục e) của Luật nêu: Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

  2. Khoản 3 cũng của Điều 20 này, Luật nêu: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

  3. Khoản 3 Điều 19: “Quyền Nhân thân” của Luật này nêu: Quyền nhân thân bao gồm quyền “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;”.

Cóthể thấy rõ là các điều khoản nêu trên chưa phù hợpvới thế giới PMTDNM, khi mà: Mọi tổ chức, cá nhân khikhai thác, sử dụng một số dạng PMTDNM, một số dạngcác tài liệu mở, đối với hầu như tất cả các quyềntài sản qui định tại khoản 1- Điều 20 và Khoản 3 -Điều 19 sẽ KHÔNGphải xin phép và KHÔNGphải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vậtchất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Thậm chí khiphân phối thì người sử dụng PHẢIcông bố tác phẩm (là các PMTDNM như vậy) với các quyềnđi kèm của một số giấy phép đó, ví dụ như giấyphép copyleft GPL, một giấy phép chiếmtới 68,9%trong tổng số khoảng 330.000 dự án PMTDNM hiện đang tồntại trên thế giới.

Ôngcũng nêu lên dẫn chứng rằng, trong trảlời chính thức của Nhà Trắng về kiến nghị “Chỉthị cho Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ”(USPTO), đăng trên website của Nhà Trắng “We The People”(Chúng ta là Nhân dân) vào tháng 02/2012, Nhà Trắng đã trảlời chính thức rằng:

Nhưmột Chính quyền, chúng tôi nhận thức được giá trịkhổng lồ của đổi mới sáng tạo của nguồn mở vàdựa vào đó nó sẽ hoàn thành những nhiệm vụ chủchốt. Ví dụ, Kếhoạch Hành động Quốc gia Chính phủ Mở của Mỹ gầnđây đã công bố rằng mã nguồn cho Chúngtôi là Nhân dânData.govcó thể sẽ được mở nguồn cho toàn bộ thế giới. Cáccơ quan Liên bang cũng đang thúc đẩy đổi mới sáng tạothông qua năng lượng nguồn mở. Ví dụ, BộQuốc phòng đã phát hành chỉdẫn rõ ràng về sử dụng phần mềm nguồn mở trongBộ. Và Bộ Y tế và các Dịchvụ Con người đã trở thành dẫn đầu trong chínhsách mở nguồn, dựa vào các tiêu chuẩn để trang bịcho những đổi mới sáng tạo trong chất lượng chăm sócy tế và cho phép nghiên cứu trong sự phân phối chăm sóccó hiệu quả. Sự tăng trưởng khổng lồ của các cộngđồng nguồn mở và dữ liệu mở qua các năm, cho việcphân phối cả các dịch vụ thương mại và không thươngmại, chỉ ra rằng đổimới sáng tạo có thể thịnh vượng trong cả các môitrường phần mềm sở hữu độc quyền và nguồn mở”.

Sựthừa nhận chính thức của Nhà Trắng đối với đổimới sáng tạo của nguồn mở, đồng nghĩa với việcthừa nhận sự đổi mới sáng tạo trong mô hình pháttriển của nguồn mở. Tới lượt nó, mô hình phát triểncủa nguồn mở là mô hình phát triển với cộng đồngcủa vô số người cùng tham gia một cách liên tục theothời gian (Xem các tài của Quỹ Linux như: (1) Hiểubiết về mô hình phát triển nguồn mở; (2) Ngượclên dòng trên: Tăng cường cho sự phát triển nguồnmở; (3) Pháttriển nhân Linux: Nó đi nhanh thế nào, Ai đang làm nó,Họ đang làm gì, Ai đỡ đầu cho nó).

Đâylại chính là vấn đề mà hệ thống bằng sáng chế, đặcbiệt là các bằng sáng chế phần mềm của Hoa Kỳ màbản thân USPTO hiện đang lúng túng chưa biết giải quyếtnhư thế nào. Một trong những giải pháp thỏa hiệp đượcQuỹ Biên giới Điện tử – EFF (Electronic FrontierFoundation) gợi ý là giảmthời gian bảo hộ các bằng sáng chế phần mềm xuốngcòn 5 năm thay vì 20 năm như hiện nay, trong khi thếgiới PMTDNM thì mong muốn hủybỏ hoàn toàn các bằng sáng chế phần mềm (Xem: Đổimới sáng tạo của phần mềm tự do nguồn mở - môitrường để sáng tạo phát triển), vì nó không nhữngkhông thúc đẩy đổi mới sáng tạo như bản chất tựnhiên ban đầu của việc thiết lập nên hệ thống cácbằng sáng chế, mà hiện tại, nó đang cản trở đốimới sáng tạo, tạo ra vô số các vụ kiện tụng giữacác công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệtlà các công ty phần mềm, là mảnh đất màu mỡ cho loại“tội phạm” mới, các quỷ lùn bằng sáng chế (PatentTroll), những “công ty” có thể không viết ra một dòngmã nguồn phần mềm nào, nhưng lại thừa tiền để muacác bằng sáng chế có tiềm năng trong các vụ kiện tụngvà sẵn sàng mang chúng ra để kiện các công ty đổi mớisáng tạo, tạo ra gánh nặng chi phí cho xã hội và nhữngngười tiêu dùng, đẩy các công ty phần mềm và các lậptrình viên của họ vào một “chiến trường” hoàn toànxa lạ - các phòng xử án về bằng sáng chế phần mềm,vì lợi ích của các quỷ lùn bằng sáng chế, các luậtsư ăn theo và các Văn phòng Bằng sáng chế với mong muốnduy nhất là thu tiền để phát hành ra xã hội càng nhiềubằng sáng chế phần mềm càng tốt, bất kể chất lượngvà tính có thể được cấp bằng sáng chế của chúng.

Đốivới Việt Nam, việc không bảo vệ bằng sáng chế phầnmềm như trong Luật Sở hữu Trí tuệ với hiện trạngcủa nền công nghiệp phần mềm Việt Nam như hiện nay làhoàn toàn đúng đắn, vì nó tránhcho các công ty phần mềm của Việt Nam đi tới tuyệtchủngvôsố vụ kiện tụng triền miên liên tục như những gìđang xảy ra hiện nay trong nền công nghiệp di động, nóphù hợp với lợi ích quốc gia và của các công ty phầnmềm Việt Nam, mà bản thân Hoa Kỳ cũng đã từng có thờikỳ không thừa nhận bằng sáng chế phần mềm trong lịchsử phát triển của họ (Xem: “Pháttriển công nghệ mở - Những bài học học được vànhững thực tiễn tốt nhất cho các phần mềm quân sự”,Bộ Quốc phòng Mỹ xuất bản ngày 15/06/2011, mục C.2.2.Các bằng sáng chế, trang 68).

Trongbối cảnh khi mà ở một quốc gia này có sự bảo hộbằng sáng chế phần mềm, còn ở một quốc gia khác lạikhông có (ví dụ như Việt Nam hiện nay), hoặc có nhữngkhác biệt đáng kể về mức độ bảo vệ các bằng sángchế phần mềm, trong khi mong muốn triển khai tiếp cậntoàn cầu hóa về quyền sở hữu trí tuệ IPR (IntellectualProperty Rights), bao gồm cả bằng sáng chế phần mềm, từmột vài nước phát triển, có thể đặt ra những xungđột không dễ dàng giải quyết về quyền lợi quốc giathông qua các Hiệp định và/hoặc Thỏa thuận song phươnghoặc đa phương, mà ví dụ điển hình gần đây nhất làHiệp định Chống hàng giả ACTA (Anti-Counterfeiting TradeAgreement) đãthất bại trước sự phản đối quyết liệt của vôsố công dân mạng ở khắp các quốc gia thành viên Liênminh châu Âu và khi không được Nghị viện châu Âu phêchuẩn vào tháng 07/2012, cho dù trước đó, 22/27 quốc giathành viên của Liên minh châu Âu đã ký nó.

Trướckhi ACTA thất bại tại Liên minh châu Âu, thì ngay tại HoaKỳ, các Hiệp định như “Dừng các hành vi vi phạm bảnquyền trực tuyến” – SOPA (StopOnline Piracy Act)và “Bảo vệ Luật Sở hữu Trí tuệ” - PIPA (ProtectIP Act)cũng đã từng thất bại từ trong trứng nước, khôngđược phê chuẩn trước sự phản đối mạnh mẽ củavô số người sử dụng Internet tại Hoa Kỳ và trên toàncầu, mà tới nay đã chiếm tới 2/3 dân số thế giới,vì những mong muốn thắt chặt quá mức kiểm duyệtInternet nhằm chống lại sự sao chép các tư liệu (vănbản, hình ảnh, âm thanh, nghe nhìn) trên Internet, có thểgây hại nghiêm trọng cho những người sử dụng Internetvô tội. Nhiều thông tin trên Internet cho thấy, trước sựphát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyềnthông, đặc biệt là của Internet trong thế kỷ 21, mộtsố nền công nghiệp dựa vào các khung sở hữu trí tuệcũ từng phát đạt trong thế kỷ 20 đã bị thiệt hạinghiêm trọng, ví dụ như, công nghiệp phim ảnh củaHollywood, lại chính là những tác nhân hàng đầu đứngđằng sau SOPA/PIPA/ACTA.

Kinhnghiệm của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu trongviệc đấu tranh chống lại các nội dung của ACTA chỉ racho các nước khác một số điểm cơ bản rất đáng lưuý khi thảo luận về vấn đề sở hữu trí tuệ như sau:

  1. Cảnh giác với tiếp cận toàn cầu hóa hệ thống sở hữu trí tuệ một cách cả gói, đặc biệt khi có liên quan tới các bằng sáng chế phần mềm, khi một quốc gia này muốn áp đặt sang các quốc gia khác, thông qua các hiệp định song phương hoặc đa phương, khi mà trong thực tế Luật Sở hữu Trí tuệ và/hoặc Luật về Bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế phần mềm, ở các quốc gia khác nhau là khác nhau.

  2. Không thảo luận cả gói trong cùng một thỏa thuận, mà tách bạch các hàng hóa hữu hình và vô hình trong các thỏa thuận khác nhau.

  3. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, không thảo luận cả gói trong cùng một thỏa thuận, mà tách bạch phần cứng và phần mềm trong những thỏa thuận khác nhau, đặc biệt khi nói về các bằng sáng chế phần mềm. Tuyệt đối cảnh giác để tránh cái bẫy tù mù, khi nói thì đưa ra ví dụ toàn về các bằng sáng chế phần cứng, nhưng khi triển khai thực hiện thì có thể lại bao gồm cả các bằng sáng chế phần mềm.

  4. Việc thảo luận để đi đến ký kết phải được thực hiện theo một qui trình mở, tất cả các bên liên quan phải được tham gia, không phải ở cuối của qui trình đàm phán, mà ngay từ đầu và trong suốt cả quá trình đàm phán. Khi bàn luận tới vấn đề bằng sáng chế phần mềm, thì mọi công ty với các mô hình phát triển và mô hình kinh doanh khác nhau đều phải được tham gia, dù là nguồn đóng - sở hữu độc quyền hay tự do nguồn mở.

  5. Rất có thể những kinh nghiệm này là hữu ích cho Việt Nam khi đàm phán về Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái bình dương – TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement).

KẾTLUẬN

Thứtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã phátbiểu trong phần khai mạc cuộc tọa đàm: “Pháp luậtbảo hộ quyền SHTT là nền tảng để xây dựng hệ thốngsáng tạo quốc gia và phát triển bền vững nền kinh tế.Bảo hộ quyền SHTT cũng là điều kiện cần thiết đểxây dựng một nền kinh tế tri thức trên cơ sở khai tháclợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong điều kiện hộinhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới”.

Cóthể hiểu hàm ý của câu sau, chính là, nói gì thì nói,quyền lợi của quốc gia là cao nhất trong bất kỳ khungSHTT quốc gia nào hay trong bất kỳ đàm phán nào về SHTT.Khắp nơi trên thế giới, mọi quốc gia đều làm nhưvậy.

TrầnLê

Bàiđăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng10/2012, trang 11-13.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay31,890
  • Tháng hiện tại481,331
  • Tổng lượt truy cập38,008,155
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây