Những nguyên nhân tốt và xấu khi mở nguồn các phần mềm của bạn

Thứ hai - 01/10/2007 07:33
Làm cách nào bạn đo được?

Good and Bad Reasons to Open Source Your Software

How do you measure up?

Theo: http://opensource.sys-con.com/read/431545.htm

Bài được đưa lên Internet ngày: 25/09/2007

By: Ibrahim Haddad; Frederic Benard

Quyết định của công ty đóng góp vào các dự án nguồn mở thường là hướng kinh doanh. Bài viết này xem xét những nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng tới công ty của bạn khi đóng góp mã nguồn cho nguồn mở hoặc khi bắt đầu các dự án nguồn mở mới.

A company's decision to contribute to open source projects is usually business-driven. This article offers a review of the top reasons that can influence your company to contribute source code to open source or to start new open source projects.

1. Provide a reference implementation to a standard:

1. Cung cấp một triển khai tham chiếu tới một tiêu chuẩn:

Nguồn mở là một nơi hẹn hò tiềm năng để tung ra các triển khai có tham chiếu của một đặc tả kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn, với lợi ích được bổ sung rằng những triển khai như vậy có thể chiếm được sự thừa nhận nhanh hơn so với nếu chúng được giữ ở dạng sở hữu độc quyền. Các ví dụ về các công ty đã tung ra các dự án nguồn mở để cung cấp một triển khai có tham chiếu tới một tiêu chuẩn bao gồm:

  • Motorola, đã mở mã nguồn cho dòng sản phẩm phần mềm trung gian (middleware) tính sẵn sàng cao của mình, được gọi là OpenSAF, để cung cấp một triển khai có tham chiếu cho các đặc tả kỹ thuật của Diễn đàn về Tính sẵn sàng của các Dịch vụ – SAF (Service Availability Forum). Để có thêm thông tin về OpenSAF, hãy xem www.opensaf.org.

  • Ericsson đã mở nguồn giao thức Giao tiếp Bên trong – Quy trình Trong suốt – TIPC (Transparent Inter-Process Communication protocol) để cung cấp một triển khai có tham chiếu cho đặc tả kỹ thuật cho Linux của Linux Foundation Carrier Grade phiên bản 2.0. Ngày nay TIPC được tích hợp trong nhân Linux. Để có thêm thông tin về TIPC, hãy xem http://tipc.sourceforge.net/.

Open source is a potential venue to launch reference implementations of a specification or standard, with the added benefit that such implementations can gain faster acceptance than if they were kept proprietary. Examples of companies that launched open source projects to provide a reference implementation to a standard include:

  • Motorola, which open sourced its high-availability middleware stack, called OpenSAF, to provide a reference implementation to the Service Availability Forum specifications. For more information on OpenSAF visit www.opensaf.org/.

  • And Ericsson, which open sourced the Transparent Inter-Process Communication (TIPC) protocol to provide a reference implementation for the Linux Foundation Carrier Grade Linux specification version 2.0. Today TIPC is integrated into the Linux kernel. For more information on TIPC visit http://tipc.sourceforge.net/.

2. Ensure that critical software remains viable:

2. Đảm bảo rằng phần mềm tồn tại lâu dài được:

Nếu bạn sử dụng một dự án nguồn mở và cần đảm bảo rằng nó tiếp tục tiến triển, duy trì được một cách tích cực và lôi cuốn được những người đóng góp mới, điều quan trọng là công ty của bạn phải tham gia và bắt đầu đóng góp. Nếu bạn đã là một người đóng góp, bạn có thể muốn gia tăng các mức đóng góp và có thể đóng vai trò đầu tầu trong dự án và làm động lực cho những người khác đóng góp thông qua việc tạo cho dự án lôi cuốn và có thách thức.

If you use an open source project and need to ensure that it continues to progress, remains active, and attracts new contributors, it's important that your company step in and start contributing. If you're already a contributor, you may want to increase the level of your contributions and possibly take a leading role in the project and motivate others to contribute by making the project interesting and challenging.

3. Ensure that new features are implemented

3. Đảm bảo rằng các tính năng mới được triển khai

(“Hãy bắt đầu từ sự mong muốn của chính mình”): Nếu bạn đang sử dụng mã nguồn mở và nhận thức được rằng bạn muốn có một khả năng nào đó được triển khai, cách tốt nhất để nó được thực hiện là hãy tự làm lấy. Việc thúc đẩy nguồn mở xảy ra khi những người khác chia sẻ cùng “mong muốn”. Tuy nhiên, đừng hy vọng một cộng đồng dự án để triển khai các tính năng mà chỉ bạn quan tâm. Một ví dụ của “việc bắt đầu từ sự mong muốn của chính mình” là Motorola triển khai nguồn mở các chức năng của Tính toán Qui trình Chính xác – PPA (Precise Process Accounting), một bản vá nhân kernel Linux mà nó cải tiến việc tính toán của CPU và đặt lịch cho các hoạt động trong các máy chủ mang tải và kết quả là làm gia tăng tốc độ thực thi, khả năng và độ tin cậy. Để có thêm thông tin về PPA, hãy xem http://sourceforge.net/projects/ppacc/.

("scratch your own itch"): If you're using open source code and realize that you'd like a certain capability implemented, the best way to get it done is to do it yourself. Leverageing open source happens when others share the same "itch." However, don't expect a project community to implement features that are of interest only to you. One example of "scratching your own itch" is Motorola implementing and open sourcing Precise Process Accounting (PPA) functionalities, a Linux kernel patch that improves the accounting of CPU and scheduling activities in carrier-grade servers and results in increased performance, capacity, and reliability. For more information on PPA visit http://sourceforge.net/projects/ppacc/.

4. Take control of your own destiny:

4. Hãy kiểm soát số phận của chính bản thân

Trong nhiều trường hợp, các công ty tạo các dự án nguồn mở hoặc hỗ trợ các dự án nguồn mở đang tồn tại trong hy vọng rằng các dự án này sẽ trở nên thành công, phát đạt và ngay cả là trở thành các giải pháp thay thế đối đầu với các giải pháp sở hữu độc quyền của các nhà cung cấp phần mềm thương mại. Điều này cho phép những công ty như vậy giảm hoặc hạn chế được sự “khoá trói” của các nhà cung cấp thương mại.

In many cases, companies cre-ate open source projects or support existing open source projects in the hopes that these projects become successful, thrive, and eventually become viable al-ternatives to the proprietary solutions of commercial software vendors. This allows such companies to reduce or eliminate commercial vendor "lock-in".

5. Undercut the competition:

5. Bỏ thầu rẻ hơn trong cạnh tranh:

Các công ty có thể sử dụng phần mềm nguồn mở để giảm giá thành phát triển của họ bằng cách chia sẻ giá thành đó với những công ty khác. Hơn thế nữa, họ có thể hợp tác với cộng đồng nguồn mở và sử dụng lại các thành phần nguồn mở để tăng tốc độ phát triển các sản phẩm của họ và giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Kết quả là nguồn mở có thể cung cấp những ưu thế về giá thành và vòng thời gian đối với việc cạnh tranh.

Companies can use open source software to reduce their development costs by sharing these costs with others. Moreover, they can collaborate with the open source community and reuse open source components to accelerate the development of their products and reduce time-to-market. As a result, open source can provide cost and cycle time advantages with respect to the competition.

6. Commoditize a market:

6. Hàng hoá hoá thị trường:

Khi các phần mềm nguồn mở đáp ứng được các yêu cầu của hầu hết những người sử dụng, hiệu ứng là hàng hoá hoá thị trường, giảm sức mạnh về giá của các nhà cung cấp thương mại. Ví dụ, các phát tán tự do hoặc giá rẻ Linux đã phá vỡ thị trường đối với các hệ điều hành dựa trên Unix; kết quả là, các nhà cung cấp Unix truyền thống như Sun và IBM đã chuyển sự tập trung sang cung cấp các dịch vụ. Như một công ty, bạn có thể bị quyến rũ trong việc hàng hoá hoá một thị trường để có được lợi ích cho bản thân (thông qua giá rẻ) hoặc đặt đối thủ cạnh tranh của bạn vào một tình thế khó khăn.

When open source software meets the requirements of most users, the effect is to commoditize a market, reducing the pricing power of commercial vendors. For instance, free or low-cost Linux distributions have disrupted the market for Unix-based operating systems; as a result, traditional Unix vendors such as Sun and IBM have shifted focus to offer services. As a company, you may be interested in commoditizing a market to benefit yourself (via lower costs) or to put your competitor in a difficult situation.

7. Partner with others and promote goodwill for your company in the developer community:

7. Đối tác với những người khác và khuyến khích sự thiện chí đối với công ty của bạn trong cộng đồng phát triển phần mềm:

Có nhiều ví dụ các công ty làm việc với cộng đồng nguồn mở và đóng góp cho các dự án nguồn mở để cải thiện các dự án cũng như khuyến khích bản thân họ như những công dân nguồn mở tốt rằng không chỉ sử dụng nguồn mở mà còn đóng góp cho nguồn mở. Bằng việc làm như vậy, các công ty như thế này đang thiết lập một quan hệ với các nhà cung cấp phần mềm của họ, mà, trong trường hợp này, là các nhà lập trình phát triển phần mềm nguồn mở. Các ví dụ các công ty như vậy bao gồm:

  • Motorola, mà nó đã phát triển một cổng web để nuôi dưỡng sự hợp tác giữa Motorola và cộng đồng nguồn mở http://opensource.motorola.com.

  • IBM, mà nó là một trong những người chấp thuận và ủng hộ nguồn mở rất sớm và sự tham gia và hợp tác một cách đáng kể của nó với cộng đồng nguồn mở được đánh giá và tôn trọng cao. Để truy cập vùng nguồn mở của IBM, hãy xem www-128.ibm.com/developerworks/opensource.

  • Và Nokia, mà nó đã là đối tác một cách thành công với cộng đồng nguồn mở để phát triển các bảng Internet dựa trên Linux, N770 và N800. Để có thêm thông tin, hãy xem www.maemo.org/.

There are many examples of companies that work with the open source community and contribute to open source projects to advance projects as well as promote themselves as good open source citizens that not only use open source but also contribute. By doing so, such companies are establishing a relationship with their software suppliers, which, in this case, are open source software developers. Examples of such companies include:

  • Motorola, which developed a Web portal to foster collaboration between Motorola and the open source community http://opensource.motorola.com.

  • IBM, which was one of the early adopters and supporters of open source and its significant participation and collaboration with the open source community is highly regarded and respected. To access IBM's open source zone visit www-128.ibm.com/developerworks/opensource.

  • And Nokia, which has successfully partnered with the open source community to develop its Linux-based Internet tablets, the N770 and N800. For more information visit www.maemo.org/.

8. Drive market demand by building an ecosystem:

8. Dẫn dắt yêu cầu của thị trường bằng việc xây dựng một hệ thống hợp tác:

Phần mềm nguồn mở và cộng đồng phần mềm nguồn mở có thể giúp các công ty tạo ra một hệ thống hợp tác xung quanh các sản phẩm và, kết quả là, dẫn dắt yêu cầu thị trường.

  • Motorola đã tung ra sáng kiến MOTODEV, mà nó cung cấp các nguồn tổng hợp để những nhà lập trình phát triển tạo ra được các ứng dụng cho các thiết bị của Motorola, dẫn hướng cho yêu cầu cao hơn đối với các sản phẩm của Motorola. Xem chi tiết tại: http://developer.motorola.com/ .

  • Các nhà cung cấp phần cứng như AMD và Intel đã là đối tác với cộng đồng nguồn mở để tạo ra mã cho phép phần cứng và chips của họ làm việc được với Linux, nâng cao yêu cầu cho phần cứng của họ.

Open source software and the open source community can help companies cre-ate an ecosystem around their products and, as a result, drive market demand.

  • Motorola has launched the MOTODEV initiative, which provides comprehensive resources to developers and enables developers to cre-ate applications for Motorola devices, leading to higher demand for Motorola products. See http://developer.motorola.com/ for details.

  • Hardware vendors such as AMD and Intel have partnered with the open source community to cre-ate code enabling their hardware and chips to work with Linux, increasing demand for their hardware.

9. Offer your customers the ability to support themselves and add custom features for them:

9. Đưa ra cho khách hàng khả năng hỗ trợ cho chính bản thân họ và bổ sung các tính năng tuỳ biến cho họ:

Đây là một tiếp cận tuyệt vời cho công việc với các khách hàng của bạn, cho phép họ đóng góp cho sự phát triển sản phẩm của bạn và giúp họ hỗ trợ cho chính bản thân họ.

  • Motorola đối tác với cộng đồng nguồn mở để dịch giao diện điện thoại cầm tay A1200 của họ (Motorola Ming) sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Xem http://opensource.motorola.com.

This is a great approach to work with your customers, allowing them to contribute to your product development and help them support themselves.

  • Motorola is partnering with the open source community to translate the interface of its A1200 cellular phone (Motorola Ming) into different languages. See http://opensource.motorola.com for details.

(Còn nữa)

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

Công ty Cổ phần phần mềm – Thương mại điện tử Nhất Vinh

ltnghia@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm150
  • Hôm nay13,863
  • Tháng hiện tại429,946
  • Tổng lượt truy cập31,908,272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây