Thị trường nguồn mở: FOSS đang nóng tại Nga

Thứ sáu - 28/03/2008 08:04
Open Source Market: FOSS getting hot in Russia

Theo: http://robertogaloppini.net/2008/03/12/open-source-market-foss-getting-hot-in...

Bài được đưa lên Internet ngày: 12/03/2008

Lời người dịch: Tại Việt Nam hiện nay tồn tại một cách tư duy kỳ lạ rằng chúng ta khó mà đi theo hướng ứng dụng và phát triển phần mềm tự do nguồn mở được vì số lượng các công ty của Việt Nam biết về nguồn mở là rất ít và còn bé tí nên chưa sẵn sàng cho việc hỗ trợ người sử dụng áp dụng các phần mềm tự do nguồn mở. Câu hỏi là: Thế thì chúng ta nằm chờ tới bao giờ mới có thể đi theo được đây? Còn nhớ, thế hệ cha anh chúng ta ngày 22/12/1944 khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tướng Võ Nguyên Giáp chỉ có 34 người với 2 súng ngắn, 17 súng trường và 14 súng kíp, vậy mà hơn 9 năm sau đội quân ấy đã có hàng trăm ngàn người và đã lập nên chiến công vang dội toàn cầu là chiến thắng quân viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ. Còn người Nga trong bài viết này bắt đầu làm việc với các phần mềm tự do nguồn mở trong bối cảnh hầu như không có một hãng nào của Nga trước đây biết gì và làm gì về phần mềm tự do nguồn mở cả. Tư duy tệ hại này sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể giúp chúng ta trở thành một quốc gia có nền công nghiệp công nghệ thông tin phát triển được, đặc biệt trong bối cảnh các phần mềm tự do nguồn mở đã trở thành MỘT XU THẾ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC ĐƯỢC trên thế giới hiện nay, cho tới ngay cả hãng phần mềm sở hữu độc quyền số 1 thế giới là Microsoft cũng PHẢI bắt đầu quay sang với nguồn mở (http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=1097 hoặc http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=894) nếu không muốn bị DIỆT VONG.

Mối quan tâm gần đây về phần mềm tự do nguồn mở FOSS từ chính phủ Nga đã đẩy mạnh hoạt động thương mại trong lĩnh vực này. Không đầy 1 năm khi mà mà đã không có hãng lớn độc nhất nào có thể nói hãng có khả năng làm các dự án tích hợp hệ thống FOSS. Bây giờ thì là 3 hãng, và con số này sẽ có thể gia tăng.

Không ai đặc biệt chắc chắn về việc kinh doanh thế nào với FOSS, nhưng bằng chứng rõ ràng rằng nó có thể làm được bằng cách nào đó. Nó giải thích vì sao các hãng lớn đang nhảy lên trên các toa tàu đơn giản vì không muốn bị chậm chân.

Trước tiên là Armada (tiếng Nga), một hãng nổi tiếng với hãng anh em có tên là RBC (tiếng Nga). Hãng đã thành công trong việc hợp nhất vào mùa thu năm 2007 các nhà phân phối Linux bản địa chính, như các hãng ALT Linux. Linux – Online (tiếng Nga), Linux Ink (tiếng Nga) và VNIINS (chủ yếu về sản xuất các hệ điều hành cho các nhu cầu quốc phòng) trong vụ thầu của hãng đối với dự án của Bộ Giáo dục mà, nếu thành công, có thể sẽ trở thành sự chuyển đổi lớn nhất sang FOSS trong giáo dục phổ thông trung học trên thế giới.

Recent interest towards FOSS f-rom the Russian government has boosted commercial activity in this field. No longer than a year ago there was no single large company that would say it is capable of doing FOSS system integration projects. Now there are three, and the number will probably grow.

Nobody is particularly sure about how to do business with FOSS, but it is already evident that it can be done somehow. That is why the larger ones are jumping on the bandwagon simply not to be late.

First to come was Armada (Russian), a holding which is better known for its sibling company named RBС (Russian). It succeeded to unite in Fall 2007 the majority of the local Linux vendors, namely ALT Linux, Linux-Online (Russian), Linux Ink (Russian) and VNIINS (the latter specializes on producing operating systems for the military needs) in its bid on the project of the Ministry of Education that, if successful, could become the largest migration to FOSS in world's secondary education.

Một người tham gia khác trong cùng vụ thầu này là một công ty có tên là Korus Consulting. Mặc dù lớn, hãng không bao giờ thực hiện các dự án FOSS trước đó, nên sự chuyển dịch của hãng được xem là cơ bản về một quyết định kinh doanh thuần tuý. Vụ thầu của Korus là đáng chú ý vì hãng này đã mong muốn làm dự án này chỉ với 5 triệu rúp (trong khi giới hạn ngân sách chính thức của dự án này có tổng với RBC khoảng 60 triệu rúp). Sự khác biệt nổi bật này không có nghĩa là Korus đã tìm thấy một cách để cắt giảm giá thành xuống 10 lần mà tôi nói về họ mà là vì họ đã nhìn thấy dự án này như một sự đầu tư và đã mong muốn thực hiện nó với giá thành của riêng họ. Tuy nhiên, họ đã thua RBC. Một tuần trước Korus thông báo (tiếng Nga) rằng hãng sẽ tung ra một phiên bản bản địa hoá của máy tính cá nhân Eee của Asus. Tuy nhiên, có chút ít các phần mềm gốc ban đầu ở đó: hệ điều hành là một phiên bản tuỳ biến của Xandros.

Cuối cùng, chuyến viếng thăm gần đây của Jim Whitehurst tuần trước của Red Hat đã kết thúc bằng một hợp đồng đối tác OEM (tiếng Nga) giữa Red Hat, IBM, VDEL của Áo và một hãng công nghệ thông tin lớn của Nga là AiTi để cung cấp các máy tính dựa trên Linux cho chính phủ Nga. Theo tôi biết, thì Red Hat sẽ cung cấp các phần mềm, IBM sẽ cung cấp phần mềm Lotus Symphony, VDEL sẽ làm phần cứng, và AiTi sẽ hoàn tất thương vụ và thực hiện phần tích hợp hệ thống.

Another participant in the same tender was a company named Korus Consulting. Although large, it has never done FOSS projects before, so its move looks to be grounded on a pure business decision. Korus' bid was remarkable as the company was willing to do the project for 5 mln roubles only (while the official budget limit of the project and the sum concluded with RBC was 60 mln). This striking difference does not mean that Korus has found a way to cut the costs down tenfold — they announced that they viewed this project as an investment and were willing to do it with their own costs. Nevertheless, they lost to RBC. A week ago Korus announced (Russian) that it will be shipping a localized version of Asus EeePC. However, there is little original software there: the OS is a modified version of Xandros.

Finally, a recent visit of RedHat's Jim Whitehurst last week was concluded with an OEM partnership agreement (Russian) between RedHat, IBM, Austrian VDEL and a large Russian IT company AiTi to supply Linux-based computers to Russian government. As far as I understand the layout, RedHat is going to supply software, IBM will provide its Lotus Symphony, VDEL will make hardware, and AiTi will be concluding deals and doing the system integration part.

Hãng đầu tiên đang cố gắng một cách rõ ràng để xây dựng chiến lược của hãng trên những tài nguyên sẵn có bản địa. Vì là một công ty chưa từng làm thương vụ nào về FOSS trước đó, nên hãng giống như đang tập hợp các nhà lập trình phát triển Linux nhỏ hơn. Chiến lược của hãng thứ 2 cũng còn có điều chưa rõ: một phiên bản tuỳ biến của Xandros có thể là bưóc khởi đầu tốt, nhưng nếu họ muốn lôi cuốn sự chú ý của chính phủ, họ sẽ cần phải trở thành hoặc là đối tác với một nhà cung cấp phần mềm đáng tin cậy và chắc chắn hơn. Cuối cùng, AiTi đang chơi như một người trung gian của các hãng phương tây bằng hầu hết các phần cứng và phần mềm được xây dựng bên ngoài nước Nga.

Sẽ thú vị dõi theo sự phát triển của các sự kiện này. Chiến lược nào sẽ là hiệu quả nhất đây? Liệu sẽ có những đối thủ mới, và nếu có, liệu họ có chào những thứ khác biệt khác hay không? Liệu các nhà lập trình phát triển FOSS của Nga có khả năng sản xuất các phần mềm FOSS tầm cỡ thế giới hướng thương mại hay nó sẽ được nhập khẩu từ các nước ngoài?

Ngay cả như vậy thì bây giờ cũng chưa rõ FOSS của nước Nga sẽ như thế nào, tôi nghĩ rằng khoảng 2 năm nữa là đủ cho nó tạo ra được một hình hài rõ nét. Rồi chúng ta sẽ thấy.

The first company is clearly trying to build its strategy on the locally available resources. As the company has not done FOSS business before, it looks like it is going to submerge the smaller Linux developers. The strategy of the second remains somewhat unclear: a modified Xandros may be a nice start, but if they are going to attract government's attention, they need to become or partner with a more solid and reliable software supplier. Finally, AiTi is playing as a mediator of the Western companies with most of the hardware and software built outside of Russia.

It's getting interesting to follow the development of the events. Which strategy will be the most effective? Will there be new players, and if so, how will they differentiate their offer? Will the Russian FOSS developers be able to produce commercially-driven world-class FOSS software or will it be imported f-rom other countries instead?

Even though it is now unclear what the Russian FOSS will be, I think that some two years will be sufficient for it to take a definite shape. We'll see.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

ltnghia@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập796
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm781
  • Hôm nay9,326
  • Tháng hiện tại103,256
  • Tổng lượt truy cập36,161,849
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây