Chính phủ Canada xem xét nguồn mở, yêu cầu các ý kiến phản hồi

Thứ sáu - 20/03/2009 06:50
Canadian government eyes open source, asks for feedback

The Canadian government is looking to shave costs whe-rever it can and is now eyeing open source software as one way to accomplish that goal.

By Ryan Paul | Last up-dated

Theo: http://arstechnica.com/open-source/news/2009/02/canadian-government-eyes-open...

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/02/2009

Lời người dịch: Trước Anh và Mỹ là Canada, quốc gia này cũng đang xem xét lấy ý kiến người sử dụng để sử dụng rộng rãi hơn nữa các phần mềm nguồn mở và tiêu chuẩn mở trong chính phủ, cho dù Canada không phải là một quốc gia bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc suy thoái kinh tế hiện dang diễn ra. Như vậy là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ..., và nay thêm Canada bổ sung vào danh sách các quốc gia sẽ đi theo nguồn mở và các tiêu chuẩn mở với phương châm “KHÔNG BỎ TIỀN CHO GIẤY PHÉP PHẦN MỀM”. Việt Nam chúng ta liệu còn phương án nào khác chăng???

Chính phủ Canada đã xuất bản một yêu cầu thông tin chính thức (RFI – Request For Information) về các phần mềm nguồn mở và tìm kiếm các ý kiến phản hồi và chỉ dẫn công khai để giúp hình thành các chính sách mua sắm. Động thái này có thể là một khúc dạo đầu cho sự áp dụng rộng lớn hơn các phần mềm tự do nguồn mở trong kiến trúc công nghệ thông tin của chính phủ Canada.

Mặc dù Canada đã vượt được khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều quốc gia khác, nhưng chính phủ quốc gia này đang xem xét các cách thức để cân bằng cho sự tràn ngập gần đây các gói kích thích chi ra mà chúng đã tạo ra sự thâm hụt ngân sách đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Để giúp cho kế hoạch phục hồi nền kinh tế được tốt, chính phủ Canada đang xem xét các cách thức để chi tiêu thông minh hơn.

Ngôn ngữ được sử dụng trong RFI làm cho nó khá rõ ràng rằng sự giảm chi phí là ưu tiên số 1. Nó sử dụng khái niệm rộng rãi “KHÔNG BỎ TIỀN CHO GIẤY PHÉP PHẦN MỀM”, mà nó xác định như những phần mềm như nguồn mở hoặc sẵn sàng không có chi phí bản quyền. Theo RFI, Canada đang xem xét các lựa chọn phần mềm không có chi phí bản quyền trên máy tính để bàn cũng như trên máy chủ, trong các chủng loại bao gồm cả các hệ điều hành, các bộ phần mềm văn phòng, và các hệ thống tự động.

Một bảng câu hỏi ngắn gọn được đưa vào để giúp các câu trả lời trực tiếp. Nó bao gồm một số các mối quan tâm và lo lắng chung thường có trong các quyết định áp dụng nguồn mở. Những người được hỏi cho bình luận về sự tiềm tàng các giá thành ẩn, cách để đánh giá và quản lý việc tuân thủ với các giấy phép nguồn mở, và cách mà các tiêu chuẩn mở và tính tương hợp sẽ là yếu tố trong quá trình ra quyết định này. RFI cũng có một danh sách các tiêu chí cho các tiêu chuẩn – như tốc độ thực thi, kiểm soát chất lượng, kiểm thử và đào tạo – mà chính phủ xem xét ngày hôm nay khi đánh giá các phần mềm thương mại. Các hộp chọn được đặt ngay cạnh mỗi thứ sao cho những người được hỏi có thể chỉ ra cái gì cũng sẽ được chấp nhận cho các phần mềm nguồn mở.

The government of Canada has issued an official Request For Information (RFI) on open source software and is looking for feedback and public guidance to help shape procurement policies. This move could be a prelude to broader adoption of free and open source software in the Canadian government's IT infrastructure.

Although Canada has weathered the global financial crisis better than many other countries, its government is looking for ways to compensate for a recent glut of stimulus spending that has generated the country's first budget deficit in over a decade. To help keep the economic recovery plan on track, Canada's government is looking for ways to spend smarter.

The language used in the RFI makes it pretty clear that cost reduction is priority number one. It uses the broad term "NO C-HARGE LICENSED SOFTWARE", which it defines as software that is open source or available at no cost. According to the RFI, Canada is exploring no-cost software options on the desktop as well as the server, in categories that include operating systems, office suites, and automation systems.

A brief questionnaire is included to help direct responses. It covers a number of common concerns and considerations that often play into open source adoption decisions. Respondents are asked to comment on the potential for hidden costs, how to evaluate and manage compliance with open source licenses, and how open standards and interoperability should factor into the decision-making process. The RFI also includes a list of the standard criteria—such as performance, quality control, testing, and training—that the government considers today when evaluating commercial software. Checkboxes are placed next to each one so that respondents can indicate which are also applicable to open source software.

Phần mềm nguồn mở không lạ lẫm gì với người phương bắc (Mỹ). Đảng Xanh là đảng hiểu biết về Internet của Canada nhưng thường bị bỏ qua, đã chiếm khoảng 6,8% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử liên bang năm 2008, đã từ lâu là một người bảo vệ của các phần mềm nguồn mở. Diễn đàn chính thức của đảng này tuyên bố rằng đảng này sẽ khuyến khích sử dụng rộng rãi các phần mềm nguồn mở trong công nghệ thông tin của chính phủ và bắt buộc rằng tất cả các phần mềm được phát triển của chính phủ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn mở.

Mua sắm nguồn mở cũng là một chủ đề gây tranh cãi trong một số phần của đất nước này. Một nhóm phi lợi nhuận được gọi là FACIL đã cáo buộc thành phố Quebec năm ngoái, viện lý rằng chính quyền thành phố này đã thất bại trong việc tuân thủ các luật lệ mua sắm bởi việc đảm bảo hàng triệu đô la các hợp đồng không có đấu thầu cho Microsoft.

FACIL tranh cãi rằng việc áp dụng các phần mềm nguồn mở có thể sẽ tiết kiệm tiền, tạo ra những công ăn việc làm mới, và giảm sự phụ thuộc của Canada vào các công ty Mỹ. Hội nguồn mở Canada nói rằng trở ngại đáng kể nhất là việc ủng hộ sự áp dụng nguồn mở của Canada là sự thiếu nhận thức và hiểu biết. RFI trình bày rằng chính phủ đang hăm hở để chữa trị vấn đề này.

Thông tin được tập hợp từ các câu trả lời của RFI có thể sẽ cung cấp nhận thức đáng giá mà nó sẽ giúp cho chính phủ đưa ra các chính sách mua sắm có hiệu quả hơn. Mặc dù các lực chọn nguồn mở sẽ không luôn chín muồi hoặc mạnh mẽ như các giải pháp thay thế sở hữu độc quyền trong một vài lĩnh vực, thì việc nó luôn được cải thiện theo thời gian và đáng được xem xét một cách sát sao. Việc thu thập mối quan tâm mạnh mẽ trong việc áp dụng nguồn mở cũng có thể trao cho chính phủ sự thúc đẩy trong đàm phán hơn để đảm một vài sự giảm giá dễ chịu từ Microsoft.

Open source software is no stranger to the north. Canada's Internet-savvy-but-largely-ignored Green party, which accounted for roughly 6.8 percent of the popular vote in the 2008 federal election, has long been a vocal advocate of open source software. The party's official platform declares that it will encourage broad adoption of open source software in government IT and mandate that all new software developed by the government is based on open standards.

Open source procurement has also been a topic of controversy in some parts of the country. A nonprofit group called FACIL sued the province of Quebec last year, alleging that the provincial government failed to comply with procurement regulations by granting millions of dollars of no-bid contracts to Microsoft.

FACIL contends that adopting open source software would save money, cre-ate new jobs, and reduce Canada's dependence on US companies. The Canadian Association of Open Source says that the most significant impediment that is holding back Canada's adoption of open source is a lack of awareness and understanding. The RFI demonstrates that the government is eager to remedy that problem.

The information that is accumulated f-rom the RFI responses could provide valuable insight that will help the government craft more effective procurement policies. Although open source options aren't always as mature or powerful as proprietary al-ternatives in some areas, it's improving all the time and deserves close consideration. Articulating a strong interest in open source adoption might also give the government more negotiating leverage to secure some nice discounts f-rom Microsoft.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập474
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm466
  • Hôm nay14,655
  • Tháng hiện tại464,096
  • Tổng lượt truy cập37,990,920
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây