GNU/Linux: Mã nguồn và các quyền con người

Thứ ba - 20/05/2008 06:45
GNU/Linux: Source Code and Human Rights

May 6, 2008

By Bruce Byfield

Theo: http://itmanagement.earthweb.com/article.php/3745266

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/05/2008

James Maguire, Chủ biên của Datamation, nói ông không quan tâm về các phần mềm mà mã nguồn của chúng sẵn sàng cho việc soạn sửa. “Tôi không phải là một kỹ sư phần mềm”, ông nói. “Nếu tôi không thể chộp lấy nó từ trên giá, tôi không thể sử dụng nó”.

Ông ta nửa đùa, tất nhiên rồi. Nhưng ông ta lặp đi lặp lại ý kiến của nhiều nguời bên ngoài cộng đồng phần mềm tự do nguồn mở FOSS về những nỗ lực của nó là để làm gì. Hãy hỏi những người sử dụng máy tính trung bình FOSS là gì, và, nếu họ đã từng nghe về nó, họ có thể sẽ nói gì đó về mã nguồn đang có sẵn một cách công khai.

Vấn đề là cộng đồng đó đã thực hiện được một công việc đáng trách về việc giải thích bản thân mình cho những người ngoài. Khi được tập trung vào nhưng lo lắng ngay lập tức của những nhà lập trình phát triển, định nghĩa nguồn mở liệt kê chỉ một quyền trong số 10 quyền (để phân phối lại các phần mềm) mà nó có thể là mối quan tâm đối với những người sử dụng máy tính thông trung bình. Định nghĩa về phần mềm tự do súc tích nhất bao gồm 2 trong số 4 điểm cho người sử dụng máy tính thông thường (các quyền phân phối lại và chạy chương trình đó vì bất kỳ mục đích gì). Nhưng, trong thực tế, những người mà họ sử dụng nó có xu hướng tập trung vào các quyền được đưa ra cho các nhà lập trình phát triển giống như chính bản thân họ.

James Maguire, Datamation's managing editor, claims he has no interest in software whose source code is available for editing. "I'm not a software engineer," he says. "If I can't grab it off the shelf, I can't use it."

He's half-joking, of course. But he echoes the opinion of many people outside the free and open source software (FOSS) community about what its efforts are about. Ask average computer users what FOSS is about, and, if they've even heard of it, they'll probably say something about the source code being publicly available.

The problem is that the community has done a deplorable job of explaining itself to outsiders. Focused on the immediate concerns of developers, the Open Source Definition lists only one right out of ten (to redistribute the software) that might be of interest to average computer users. The more concise Free Software Definition includes two out four points for the average user (the rights to redistribute and to run the program for any purpose). But, in practice, those who use it tend to be focused on the rights given to developers like themselves.

Không phải là vấn đề được làm cho sáng sủa bởi sự sử dụng phổ biến của khái niệm “nguồn mở” cho toàn bộ phong trào này, khi mà khái niệm đó tham chiếu một cách trực tiếp tới mã nguồn. (Phải thừa nhận, “phần mềm tự do” thường được hiểu sai theo cách của riêng nó, khi mà hầu hết những người ngoại đạo nghĩ khái niệm này đồng nghĩa với “phần mềm miễn phí”, nhưng đó là một vấn đề khác).

Vấn đề với việc giải thích FOSS về khái niệm của mã nguồn là, trừ phi bạn là một nhà lập trình phát triển, mã nguồn chỉ là những phương tiện để tới được tận cùng. Như Peter Brown, giám đốc điều hành của Tổ chức Phần mềm Tự do – Free Software Foundation, đã chỉ ra cho tôi một vài năm trước, việc khuyến khích FOSS theo các khái niệm về mã nguồn giống như việc khuyến khích việc tái sinh theo các khái niệm về các chi tiết kỹ thuật của việc tái sinh, như là nhiệt độ tại đó các chất dẻo nào đó sẽ nóng chảy hoặc các quy trình hoá học mà chúng xảy ra trong một lò nóng chảy đang hoạt động – về cơ bản, hầu hết mọi người không quan tâm.

Thay vì việc nói về các chi tiết chuyên môn kỹ thuật, các nhà môi trường nói về những gì việc tái sinh có thể làm cho bạn và cộng đồng của bạn. Nói cách khác, họ tham chiếu cùng một lúc tới bản thân mối quan tâm và đạo đức.

Nếu FOSS từng bao giờ đó có được một địa vị vững chắc bên ngoài cộng đồng của riêng nó, thì những người bảo vệ nó cần phải áp dụng một tiếp cận tương tự. Bên ngoài nhóm giới của riêng họ, họ cần chấm dứt việc nói về khả năng thay đổi mã nguồn, mà nó sẽ chỉ sản sinh ra sự lãnh đạm thờ ơ mặt trơ như đá trong người nghe trung bình. Thay vào đó, những người ủng hộ FOSS cần nói về những ưu điểm mà sự truy cập được vào mã nguồn sẽ mang lại cho người sử dụng trung bình đó: Các quyền của người tiêu dùng và sự mở rộng quyền tự do được nói mà mã nguồn có thể truy cập được đó sẽ giúp nâng cao.

Nor is the matter clarified by the popular use of the term "open source" for the entire movement, since the term refers directly to the source code. (Admittedly, "free software" is equally misleading in its own way, since most outsiders think the term synonymous with "freeware," but that's another issue).

The problem with explaining FOSS in terms of source code is that, unless you're a developer, source code is only the means to an end. As Peter Brown, the executive director of the Free Software Foundation, pointed out to me a couple of years ago, promoting FOSS in terms of source code is like promoting recycling in terms of the technical details of recycling, such as the temperature at which certain plastics melt or the chemical processes that occur in an operating smelter -- basically, most people don't care.

Instead of talking technicalities, environmentalists talk about what recycling can do for you and your community. In other words, they refer simultaneously to self-interest and ethics.

If FOSS is ever going to gain a strong foothold outside its own community, its advocates need to adopt a similar approach. Outside of their own circles, they need to stop talking about being able to change the source code, which will only produce stony-faced indifference in the average listener. Instead, FOSS supporters need to talk about the advantages that access to the source code brings to the average user: The consumer rights and the extension of free speech that accessible source helps to promote.

The potential right of modification

Quyền tiềm tàng cho sự sửa đổi

Ngay cả nếu bạn không có khả năng tự bản thân sửa đổi mã nguồn (và tôi nói như một người mà có thể viết cụm từ “Chào thế giới” với một sự trợ giúp nào đó), thì quyền đó vẫn là hữu ích một cách tiềm tàng. Sau hết tất cả, bạn có thể không cần ngay lập tức cái quyền được tự do bày tỏ, nhưng sự tồn tại của quyền đó vẫn bảo vệ bạn và ngăn ngừa những vấn đề nếu những hoàn cảnh nào đó xảy ra.

Trong trường hợp của FOSS, mã nguồn có thể truy cập được có nghĩa rằng, ngay cả nếu bạn không thể làm nhiều hơn so với việc nhún vai coi thường nó, thì những người khác có thể hành động nhân danh bạn được. Khi các thành viên của các dự án FOSS sửa một lỗi hoặc cải tiến một tính năng, họ đang hành động như những đại diện của tất cả những người sử dụng. Và, trong thực tế, nhiều người ít nhiều nhận thực được vai trò này; Tôi đã thấy những thành viên của dự án sửa một vấn đề an ninh chủ chốt được vì họ nhận trách nhiệm của họ đối với những người sử dụng quá là nghiêm túc. So sánh thời gian như vậy đối với những tuần lễ mà chúng trôi qua trước nhiều người bán các phần mềm sở hữu độc quyền ngay cả nhận biết được một vấn đề, thì ưu điểm của mã nguồn có thể truy cập được đối với người sử dụng trung bình sẽ trở nên ngay lập tức rõ ràng.

Hơn nữa, nếu bạn cần một tính năng cụ thể nào đó, bạn có thể thuê vài ai đó để viết nó, hoặc giữ cho phiên bản được sửa đổi đó cho việc sử dụng của riêng cá nhân bạn hoặc phát tán nó trở lại cho cộng đồng. Như Bob Young, cựu giám đốc điều hành của Red Hat, thường chỉ ra, bạn không phải chấp thuận một chiếc ô tô mà mui xe của nó bị hàn kín, vì thế máy của nó chỉ có thể được sửa đổi bởi những người sản xuất. Thế nên vì sao bạn phải chấp thuận một hạn chế tương tự như vậy trong các phần mềm của bạn? Trong hầu hết bất kỳ sản phẩm tiêu dùng khác nào, người sử dụng mong chờ có được quyền sửa hoặc làm cho nó tốt hơn. Bằng việc chia sẻ mã nguồn, FOSS đơn giản sẽ mở rộng cái quyền này cho các phần mềm của bạn.

Even if you have no ability to modify the code yourself (and I speak as one who can barely cobble together a "Hello, world" script with help), the right is still potentially useful. After all, you may not immediately need the right to freedom of expression, either, but the right's existence still protects you and prevents problems if certain situations arise.

In the case of FOSS, accessible source code means that, even if you can't do more than shrug at it, others can act on your behalf. When the members of FOSS projects fix a bug or enhance a feature, they are acting as representatives of all users. And, in fact, many are more or less aware of this role; I've seen project members book off work to fix a major security problem because they take their responsibilities to users so seriously. Compare such turnaround time to the weeks that elapse before many proprietary software sellers even acknowledge a problem, and the advantage of accessible source code to the average user becomes immediately obvious.

Moreover, if you need a specific feature, you can hire someone to write it, either keeping the modified version for your own private use or redistributing it back to the community. As Bob Young, the former CEO of Red Hat, used to point out, you wouldn't accept a car whose hood was welded shut, so that the engine could only be modified by the manufacturers. So why should you accept a similar limitation in your software? In almost any other consumer product, users expect to have the right to al-ter or fix it. By sharing the source code, FOSS simply extends this right to your software.

Restoring consumer rights

Việc phục hồi các quyền của người tiêu dùng

Khi bạn dừng suy nghĩ, tất cả các quyền được truyền đạt bởi các giấy phép của FOSS trở về với các quyền cơ bản của người tiêu dùng. Người sử dụng các phần mềm sở hữu độc quyền chấp thuận tất cả các dạng hạn chế mà chúng có thể làm tổn hại tới họ với bất kỳ sản phẩm nào khác – và hầu như không có lý do nào khác hơn là việc làm thế nào mà mọi thứ lại luôn như vậy khi mà máy tính cá nhân trở thành chuyện thông thường.

Mà, khi bạn dừng suy nghĩ, vì sao bạn phải gõ vào một mã đăng ký hoặc gửi đi một mã kích hoạt trước khi bạn có thể có được phần mềm của bạn? Vì sao bạn phải bị hạn chế trong việc có bao nhiêu máy tính bạn có thể cài đặt các phần mềm đã được bạn mua? Hoặc bị ngăn cấm truyền nó cho một người bạn? Nếu ai đó cố hạn chế việc sử dụng một quyển sách của bạn theo đúng cách như vậy, thì bạn có lẽ đã bị xúc phạm rồi. Đôi khi tôi nghĩ rằng một nửa lý do cho việc ăn cắp phần mềm trong thế giới được công nghiệp hoá này là vì sự nổi loạn của một nửa có ý thức chống lại những luật lệ hạn chế này mà chúng là một tiêu chuẩn trong nền công nghiệp phần mềm này.

When you stop to think, all of the rights conveyed by FOSS licenses come down to basic consumer rights. Proprietary software users accept all sorts of restrictions that would outrage them with any other product -- and mostly for no other reason than that's how things have always been since the personal computer became commonplace.

But, when you stop to think, why should you have to enter a registration code or send an activation code before you can your software? Why should you be restricted in how many computers you can install purchased software on? Or prevented f-rom passing it on to a friend? If someone tried to restrict your use of a book in the same way, you'd be outraged. I sometimes think that half the reason for software piracy in the industrialized world is that it's a half-conscious rebellion against the restrictive rules that are the norm in the software industry.

Còn những người xuất bản các phần mềm thì bỏ qua với những thực tế này vì những thoả thuận giấy phép của người sử dụng đầu cuối của họ (mà bạn không thể đọc cho tới khi bạn mở gói [phần mềm]) chỉ định rằng bạn không mua các phần mềm của họ, mà được cấp phép để sử dụng nó. Trò lộn sòng bàn tay này biện hộ không chỉ cho những hạn chế hàng ngày như thế, mà còn cho một loạt các dạng phần mềm gián điệp của các nhà sản xuất và khoá lại các công nghệ mà chúng ngăn trở bạn đối với việc sử dụng phần mềm của bạn theo bất kỳ cách nào mà nó là bất hợp pháp.

Có thể, bạn không nhớ việc ngầm bằng lòng với những hành động như thế, khi đơn giản mở cái hộp được coi là tín hiệu thoả thuận của bạn. Có thể, bạn cũng sẽ không nhận thức được điều đó, trừ phi bạn sử dụng các phần mềm an ninh mà chúng nói cho bạn khi một thứ có thể thực hiện được lại đang gửi đi những thông tin không được yêu cầu. Vâng nó đơn giản là một tiêu chuẩn trong nền máy tính hiện đại.

Ngược lại, khi trao cho bạn các quyền sao chép và phân phối lại một cách rộng rãi, FOSS sẽ phục hồi các quyền cơ bản của người tiêu dùng cho bạn. Tất cả các giấy phép sở hữu độc quyền cấm bạn làm như vậy, còn các giấy phép của FOSS thì lại khuyến khích bạn làm như vậy, làm cho các phần mềm của bạn không khác gì so với bất kỳ thứ gì khác trong ngôi nhà của bạn. Đúng, Giấy phép Công cộng Chung GNU – GPL (GNU General Public License) là không tương thích với các công nghệ khoá trói, nhưng nếu máy tính của bạn sử dụng bất kỳ [thứ nào như vậy], bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông qua một sự tìm kiếm trên Web – và thấy mã nguồn sao cho bạn có thể làm hỏng những hạn chế đó nếu bạn muốn.

Yet software publishers get away with these practices because their end-user license agreements (which you can't read until you open the package) specify that you are not buying their software but licensing the use of it. This sleight-of-hand justifies not only such everyday restrictions, but also various forms of manufacturer spyware and lockdown technologies that prevent you f-rom using your software in any way that be illegal.

Probably, you don't remember acquiescing to such actions, since simply opening the box is considered to signal your agreement. Probably, you aren't aware of it, either, unless you use security software that tells you when an executable is sending information unasked. Yet it is simply the norm in modern computing.

By contrast, in giving you broad rights to copy and redistribute, FOSS restores your basic consumer rights to you. All that proprietary licenses forbid you to do, FOSS licenses encourage you to do, making your software no different than anything else in your house. True, the GNU General Public License is not incompatible with lockdown technologies, but if your system uses any, you can easily find out via a Web search -- and find the source code so that you can circumvent the restrictions if you choose.

Free as in speech

Tự do được nói

Tất cả các quyền cá nhân này là để giúp cho một quyền còn lớn hơn – quyền ám chỉ tới trong định nghĩa của Tổ chức phần mềm tự do – Free Software Foundation về “tự do” như “tự do được nói”. Nếu sự tự do được nói là có bất kỳ ý nghĩa nào trong thế giới hiện đại, thì tính có thể truy cập được tới các máy tính và Internet là một kết quả tất yếu không thể tránh khỏi. Đúng như sự tự do được nói không phục vụ bởi một người mua 1 giờ đồng hồ của chiếc TV lần đầu tiên và một đối thủ cạnh tranh bỏ các bản sao trên các góc phố, thì sự tự do được nói sẽ trở nên vô nghĩa trong thế giới hiện đại không có truy cập Internet.

Không có sự truy cập này, mọi người – trên thực tế, toàn bộc các dân tộc – bị cắt đi không chỉ sự giao tiếp thuật tiện và hiểu quả, mà còn nhiều cuộc hội thoại đang diễn ra trên thế giới hiện đại này. Mặc dù giá thành của phần cứng vẫn còn là một vấn đề, thì những quyền vốn có sẵn trong FOSS đi cùng với việc cho phép sự truy cập này.

Bằng việc sử dụng FOSS và nói lên những quyền của bạn như một người tiêu dùng, bạn cũng khuyến khích sự lan rộng sự truy cập này. Bạn đang hỗ trợ một trong ít những sáng kiến mà chúng đưa ra cho các dân tộc đang phát triển và những người nghèo mọi hy vọng được tham gia một cách bình đẳng trong thế giới hiện đại này. Đó là vì sao bạn phải sử dụng FOSS – không phải là, ở cuối cùng vì bạn có bất kỳ mối quan tâm nào trong việc vá víu với mã nguồn, mà như một cách để mở rộng các quyền và phẩm giá của con người.

Trước mắt, Maguire đã đúng. Vì sao những người sử dụng phải quan tâm về mã nguồn có thể truy cập được? Mà, về lâu dài, quyền đối với mã nguồn đó là phương tiện để cho phép những quyền khác, những quyền còn cơ bản hơn, cả cho bản thân bạn và những người khác.

All these personal rights are in aid of an even larger right -- the one alluded to in the Free Software Foundation's definition of "free" as "free as in speech." If freedom of speech is to have any meaning in the modern world, then accessibility to computers and the Internet is an inevitable corollary. Just as free speech is not served by one person buying an hour of prime time TV and a rival handing out photocopies on the street corners, so free speech becomes meaningless in the modern world without access to the Internet.

Without this access, people -- in fact, whole nations -- are cut off f-rom not only convenient and efficient communication, but also much of the ongoing dialog in the modern world. Although the cost of hardware remains a problem, the rights inherent in FOSS go a long way towards enabling this access.

By using FOSS and claiming your rights as a consumer, you are also encouraging the spread of this access. You are supporting one of the few initiatives that give developing nations and the poor any hope of participating as equals in the modern world. That is why you should be using FOSS -- not, in the end because you have any interest in tinkering with code, but as a way of extending human rights and dignity.

In the short term, Maguire is right. Why should average users care about accessible source code? But, in the long term, that right to source code is the means of enabling other, even more basic rights, both for yourself and others.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

ltnghia@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay23,174
  • Tháng hiện tại549,707
  • Tổng lượt truy cập32,028,033
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây