Bài học thực tế về tính tương hợp của nguồn mở

Thứ bảy - 17/05/2008 06:54
Hàng ngày, hầu hết mọi người trong chúng ta tạo ra các tệp tài liệu văn phòng từ các bộ phần mềm văn phòng khác nhau, đa số sử dụng bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office và một số ít khác sử dụng OpenOffice.org. Tuy nhiên, không phải chỉ có những bộ phần mềm văn phòng như vậy, mà còn có các bộ phần mềm văn phòng khác như KOffice, Google Docs and SpreadSheet..., cùng những ứng dụng văn phòng khác như Abiword hay Gnumeric...

Do lịch sử để lại, các tài liệu văn phòng được sử dụng trước kia hầu hết được tạo ra từ bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office và có định dạng là *.doc, *.xls và *.ppt.

Một ngày, tôi mở một tệp *.xls (được tạo ra từ ứng dụng bảng tính Excel của Microsoft Office) từ trong ứng dụng bảng tính Calc của OpenOffice.org, thay đổi một chút và sau đó lưu tệp bảng tính đó ở định dạng tài liệu mở ODF, cụ thể ở dạng tệp là *.ods. Rất may là OpenOffice.org cho phép làm như vậy.

Hình 1

Hình 1: Làm việc trong OpenOffice.org Calc

Sau đó, kết nối vào Internet, tôi tải lên Google Docs and Speadsheet tệp *.ods này để có thể yên tâm làm việc với nó ở bất kỳ nơi nào có kết nối với Internet mà tôi không nhất thiết cứ phải mang theo máy tính mỗi khi đi công tác xa.

Một hôm, nhân khi tới thăm nhà một người bạn, chúng tôi cần có được tệp *.ods đó để trao đổi một số thông tin, nhưng bạn tôi thì không sử dụng Microsoft Office, cũng không sử dụng OpenOffice.org và Google Docs and SpreadSheet, mà sử dụng KOffice. Sử dụng tài khoản của tôi vào Google Docs and SpreadSheet, tôi mở được tệp *.ods mà tôi đã có trên đó rồi xuất tệp đó dưới dạng một tệp *.ods về máy tính của bạn tôi. Sau đó sử dụng ứng dụng bảng tính KSpread trong bộ phần mềm văn phòng KOffice để mở và chỉnh sửa các thông tin trong tệp bảng tính mà chúng tôi cùng quan tâm, rồi lưu lại chúng ở dạng tệp ngầm định của KSpread là *.ods.

Hình 3

Hình 3: Làm việc với KOffice KSpread

Sau đó, chúng tôi đã gửi tệp này cho một người bạn khác để trao đổi thông tin về các con số trong tệp bảng tính. Mà anh bạn kia của chúng tôi thì lại đang sử dụng một chiếc máy tính xách tay giá rẻ mà trong đó có sử dụng một ứng dụng bảng tính nhỏ gọn có tên là Gnumeric. May thay, Gnumeric cũng mở được tệp *.ods của chúng tôi.

Khi về tới nhà, tôi nhận được thư điện tử từ anh bạn có sử dụng Gnumeric cùng với tệp *.ods mà anh ta đã đóng góp ý kiến cho tôi. Thật là tuyệt!

Photobucket

Hình 5: Làm việc trở lại với OpenOffice.org Calc

Như vậy là bắt đầu từ một tệp *.ods được chuyển đổi từ một tệp *.xls, tệp tài liệu bảng tính của tôi đã lần lượt đi qua một chặng đường dài với vài ứng dụng bảng tính khác nhau, từ OpenOffice.org Calc sang Google SpreadSheet, sang KOffice KSpread, sang Gnumeric rồi lại trở về với OpenOffice.org Calc. Tất nhiên, nếu tôi muốn, tôi có thể lưu tệp *.ods này từ trong OpenOffice.org Calc sang Microsoft Office Excel được.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các ứng dụng văn phòng của Microsoft Office, trong trường hợp cụ thể này là Microsoft Excel, thì có lẽ bạn không thể mở được các tệp *.ods này, trừ phi bạn có cài đặt thêm các trình chuyển đổi trung gian nào đó. Sẽ khó khăn, tốn kém và nhiêu khê cho bạn đấy.

Câu chuyện trên đây là một ví dụ về tính tương hợp đối với một tệp tài liệu bảng tính. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có những ví dụ tương tự đối với các tệp tài liệu văn bản hoặc trình chiếu.

Nếu bạn sử dụng định dạng tài liệu mở ODF như tôi đang sử dụng, mà trong trường hợp tệp bảng tính này thì nó sẽ là các tệp *.ods, còn đối với các tệp văn bản và trình chiếu thì nó sẽ là *.odt và *.odp một cách tương ứng (Nếu bạn sử dụng Microsoft Office thì nó sẽ là các tệp *.doc và *.ppt một cách tương ứng), thì bạn có thể có khả năng trao đổi được một cách yên bình và dễ dàng mà không cần bất kỳ một trình chuyển đổi trung gian nào với tất cả các bộ phần mềm văn phòng khác nhau hoặc các ứng dụng văn phòng khác nhau có hỗ trợ ODF như những gì đã được liệt kê ở trên và còn có nhiều bộ phần mềm khác nữa cũng hỗ trợ như vậy mà bạn có thể tìm thấy trên http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_applications_supporting_OpenDocument.

Sở dĩ bạn làm được điều này, vì các bộ phần mềm văn phòng khác nhau hoặc các ứng dụng văn phòng khác nhau đó có một điểm chung, đó là vì chúng đều sử dụng chung một tiêu chuẩn quốc tế cho định dạng tài liệu văn phòng, tiêu chuẩn ODF ISO/IEC 26300:2006. Nói một cách khác, tính tương hợp ở đây đóng vai trò rất quan trọng, vì nó làm cho các tài liệu văn phòng có thể mở được, đọc được, sửa được, ghi lại được, trao đổi được trong bất kỳ bộ phần mềm văn phòng nào, trong bất kỳ ứng dụng văn phòng tương ứng nào hỗ trợ tiêu chuẩn được nêu ở trên, trong bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ môi trường làm việc nào có sử dụng các bộ phần mềm và/hoặc ứng dụng phần mềm đó.

Một ưu thế lớn nữa là, ngoại trừ Microsoft Office ra, thì việc bạn sử dụng (các) bộ phần mềm văn phòng và (các) ứng dụng văn phòng tự do nguồn mở được nêu ở trên là được tự do và bạn không phải trả chi phí bản quyền (các) bộ phần mềm và (các) ứng dụng đó. Bạn không bao giờ bị mang tiếng là “ăn cắp” bản quyền, bạn đã được tự do, được giải phóng.

Khi xây dựng chính phủ điện tử, các cơ quan hành chính của chính phủ sẽ cung cấp và trao đổi các dịch vụ thông tin tới mọi người dân, doanh nghiệp và cả cho các cơ quan chính phủ với nhau, thì tính tương hợp cần được đặc biệt chú ý, để sự lựa chọn của mọi tầng lớp nhân dân, mọi doanh nghiệp đối với những công cụ sản sinh ra các tài liệu văn phòng hàng ngày phù hợp được với khả năng kinh tế của đại đa số, tránh được càng nhiều càng tốt việc phải sử dụng những trình chuyển đổi từ tiêu chuẩn định dạng tài liệu văn phòng này sang tiêu chuẩn định dạng tài liệu văn phòng khác một cách không cần thiết, vừa tốn tiền, tốn công sức, tốn thời gian, mà hiệu quả thường không cao, mà bài học về việc chuyển đổi các tiêu chuẩn về bộ mã tiếng Việt từ TCVN 6909:2001 có hỗ trợ Unicode sang TCVN 9712:1993 với các bộ phông chữ như .VnTimes và ngược lại cho tới nay vẫn còn tươi nguyên đối với chúng ta dù cho tới nay đã có không dưới 2 quyết định của chính phủ về việc bắt buộc phải sử dụng TCVN 6909:2001 có hỗ trợ Unicode trong trao đổi các thông tin điện tử giữa các cơ quan chính phủ kể từ ngày 01/01/2003.

Trần Lê

PS: Bài này đã được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 05/2008, trang 58 với cùng đầu đề.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay14,831
  • Tháng hiện tại587,693
  • Tổng lượt truy cập37,389,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây