Liên minh châu Âu sẽ đánh giá những lợi ích của nền kinh tế tri thức mở

Thứ tư - 13/05/2009 07:05
'EU should estimate benefits of open knowledge economy'

by Gijs Hillenius — last modified Apr 30, 2009 01:22 PM

filed under: [T] General Topic, open source, [GL] EU and Europe-wide

Theo: http://www.osor.eu/news/eu-should-estimate-benefits-of-open-knowledge-economy

Bài được đưa lên Internet ngày: 30/04/2009

Lời người dịch: Châu Âu cho rằng: “Một nền kinh tế mở đòi hỏi tính tương hợp và các tiêu chuẩn mở, Soete nói. Ông đã cảnh báo rằng một nhà độc quyền trong công nghệ được kết hợp với các quyền sở hữu trí tuệ trên các tiêu chuẩn sở hữu độc quyền của nó, sẽ gây ra một sự độc quyền gấp đôi về công nghệ. Các tiêu chuẩn mở có thể đảm bảo sự cạnh tranh trong các thị trường bị thống trị bởi một nhà độc quyền.” Liệu Việt Nam thì quan niệm thế nào???

Liên minh châu Au sẽ lượng hoá những lợi ích kinh tế của một nền kinh tế tri thức mở, Luc Soete, một chuyên gia về kinh tế và đổi mới sáng tạo và một trong những diễn giả tại Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn mở châu Âu đã diễn ra tại Brussels thứ sáu tuần trước.

Soete, một trong những người tham gia trong thảo luận về các chuẩn mở và sự cạnh tranh, muốn Liên minh châu Âu tiến hành một nghiên cứu tương tự như một thứ mà Liên minh đã làm vào năm 1988 về những thứ giành được như mong đợi của việc thống nhất thị trường châu Âu, cái gọi là báo cáo Cecchini. “Trong giai đoạn này chúng ta có thể đưa ra những gợi ý như giá thahf của tính không mở”.

Một nền kinh tế mở đòi hỏi tính tương hợp và các tiêu chuẩn mở, Soete nói. Ông đã cảnh báo rằng một nhà độc quyền trong công nghệ được kết hợp với các quyền sở hữu trí tuệ trên các tiêu chuẩn sở hữu độc quyền của nó, sẽ gây ra một sự độc quyền gấp đôi về công nghệ. Các tiêu chuẩn mở có thể đảm bảo sự cạnh tranh trong các thị trường bị thống trị bởi một nhà độc quyền.

Trước đó, một nhân viên dân sự tại Uỷ ban châu Âu tham dự hội thảo đã hỏi liệu sự phụ thuộc của Uỷ ban vào hệ điều hành của Microsoft và bộ phần mềm ứng dụng văn phòng có là một nhà độc quyền mà Uỷ ban phải quan tâm tới hay không. Diễn giả bài nói chính Žiga Turk, Tổng thư ký của Nhóm Phản ánh về Tương lai của châu Âu, đã trả lời một cách bỡn cợt: “Tôi tin các chính phủ phải không quá lớn, và không quá mạnh”.

Ông ta sau đó đã bổ sung: “Nếu các cơ quan hành chính nhà nước nơi mà đã cho phép sử dụng các công cụ mà Internet hiện này đưa ra, thì họ có thể trở thành mạnh hơn nhiều. Điều đó có thể trở nên mạo hiểm một chút”.

The European Uni-on should quantify the economic benefits of an open knowledge economy, said Luc Soete, a specialist in the economics of innovation and one of the speakers at the Openforum Europe Summit that took place in Brussels last Friday.

Soete, one of the participants in the discussion on open standards and competition, wants the EU to conduct a study similar to the one it did in 1988 on the expected gains of unifying the European Market, the so-called Cecchini report. "At this stage we can only provide hints as to the cost of non-openness."
An open economy requires interoperability and open standards, Soete says. He warned that a monopoly in technology combined with intellectual property rights on its proprietary standards, result in a double monopoly on the technology. Open standards can ensure competition in markets dominated by a monopoly.

Earlier, a civil servant at the European Commission attending the conference had asked whether the Commission's dependence on the Microsoft operating system and its suite of office applications was a monopoly the Commission should be concerned about. Keynote speaker Žiga Turk, Secretary General at the Reflection Group on the Future of Europe, replied jokingly: "I believe governments should not be too big, and not too strong."

He later added: "If public administrations whe-re allowed to use the tools the Internet now offers, they would become much more powerful. That could become a bit risky."

----------

Soete là giám đốc của UNU-Merit, một dự án hợp tác của viện Đại học Liên hợp quốc và Đại học Maastricht tại Hà Lan. UNU-Merit là một trong những đối tác trong nhóm, mà nhân danh Uỷ ban châu Âu, đã được thành lập, hoạt động và duy trì Đài Quan sát và Kho phần mềm nguồn mở OSOR.

Soete is director of UNU-Merit, a joint project by the institute of the United Nations University and Maastricht University in The Netherlands. UNU-Merit is one of the partners in the consortium, that on behalf of the European Commission, has set up, operates and maintains the Open Source Software Observatory and Repository (Osor).

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay43,959
  • Tháng hiện tại446,463
  • Tổng lượt truy cập36,505,056
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây