NASA tạo không gian cho phần mềm nguồn mở

Thứ hai - 25/05/2009 06:51
NASA Makes Space for Open Source Software

by Lisa Hoover - May. 11, 2009Comments(0)

Theo: http://ostatic.com/blog/nasa-makes-space-for-open-source-software

Bài được đưa lên Internet ngày: 11/05/2009

Lời người dịch: Không rõ những người phản đối phần mềm tự do nguồn mở có thể đưa ra được lý do nào để giải thích cho 4 nguyên nhân lựa chọn phần mềm nguồn mở để ứng dụng và phát triển trong cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ – NASA hay không?

Tàu vũ trụ con thoi Atlantis đã phóng hôm nay trên con đường của nó tới nhiệm vụ cuối cùng là sửa chữa kính viễn vọng Hubble.

Có một chuyện đùa đã cũ được trang bị ban đầu bởi phi hành gia Wally Schirra rằng phi thuyền của NASA thực sự là một vật kỳ diệu hiện đại, đặc biệt khi bạn nói tới việc nó được xây dựng bởi những nhà thầu thấp nhất. Tuy nhiên, đây là túi tiền căng như dây đàn của chính phủ, mà đã giúp phần mềm nguồn mở đặt dấu vân tay của nó tất cả lên cơ quan vũ trụ này.

NASA nói họ có 4 lý do chính cho việc thúc đẩy sử dụng và phát triển các phần mềm nguồn mở:

  • Để nâng cao chất lượng phần mềm của NASA thông qua cộng đồng xem xét bởi nhiều người đồng hàng

  • Để gia tăng sự phát triển phần mềm thông qua những đóng góp của cộng đồng

  • Để tối đa hoá nhận thức và ảnh hưởng của nghiên cứu của NASA

  • Để gia tăng sự phổ biến các phần mềm của NASA trong sự hỗ trợ của nhiệm vụ giáo dục của NASA

Chương trình CosmosCode của NASA, được tung ra vào năm 2007, mang những lập trình viên nguồn mở lại cùng nhau để tạo ra phần mềm khai phá không gian. Nó cũng mở cửa cho những nhà lập trình độc lập để tham gia được vào nền công nghiệp vũ trụ và đưa ra một cách thức cho các công ty vũ trụ đối tác với NASA để phát triển các phần mềm đôi bên cùng có lợi. Dự án CosmosCode hiện mở cho thử nghiệm nội bộ Alpha và tìm kiếm các tình nguyện viên. (xem đường link bên dưới).

Để giúp trong phát triển phần mềm, NASA đã tạo ra CoLab, một sự pha trộn của các môi trường ảo và vật lý cùng làm việc được với nhau. Vì các thành viên cộng đồng nằm rải trên khắp thế giới, nhiều hoạt động hợp tác diễn ra trên một hòn đảo tư nhân trong Second Life (Cuộc sống Thứ 2), một thế giới ảo được xây dựng xung quanh một khung công việc nguồn mở. NASA còn có riêng giấy phép phần mềm được phê chuẩn bởi tổ chức Sáng kiến Nguồn mở (OSI), Thoả thuận Nguồn mở của NASA (xem đường link bên dưới), để áp dụng cho các phần mềm được tạo ra cho cơ quan này.

Space Shuttle Atlantis launched today on its way to the final Hubble telescope repair mission. There's an old joke originally quipped by astronaut Wally Schirra that NASA spacecraft really is a modern marvel, especially when you consider it's built by the lowest bidders. It's the government's tight purse strings, however, that has helped open source software put its fingerprints all over the space agency.

NASA says it has four main reasons for promoting the use and development of open source software:

  • To increase NASA software quality via community peer review

  • To accelerate software development via community contributions

  • To maximize the awareness and impact of NASA research

  • To increase dissemination of NASA software in support of NASA's education mission

NASA's CosmosCode program, launched in 2007, brings open source developers together to cre-ate space exploration software. It also opens the door for individual coders to get involved in the space industry and a offers a way for space companies to partner with NASA to develop mutually beneficial software. The CosmoCode project is currently open for internal alpha testing and looking for volunteers.

To aid in software development, NASA cre-ated CoLab, a blend of virtual and physical coworking environments. Since community members are spread out all over the globe, a lot of collaboration activity takes place on a private island in Second Life, a virtual world built around an open source framework. NASA even has its own OSI-approved software license, the NASA Open Source Agreement, to apply to software cre-ated for the agency.

Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA gần đây đã phát triển một trình theo dõi lỗi được viết với các công cụ Bugzilla nguồn mở. Hệ thống Phân tích Báo cáo Lỗi và Hành động Chỉnh đúng (PRACA) cung cấp một cơ sở dữ liệu thẻ báo lỗi duy nhất mà có sẵn cho mọi người có liên quan tới chương trình phi thuyền này, rõ ràng là một giải pháp tốt hơn so với 40 cơ sở dữ liệu khác mà nó đã tích cóp được hơn 30 năm qua.

Phần mềm nguồn mở đã đóng một vai trò mang tính sống còn trong chương trình Mars Rover (Người đi lang thang trên sao Hoả), và Red Hat Enterprise Linux đã thay đổi tất cả trong NASA, từ video phi thuyền của các máy tính tới máy chủ quản lý đồng hồ đếm ngược nhiệm vụ của nó. Trên thực tế, kỹ sư Cộng đồng của Red Hat là Jack Aboutboul chỉ nhìn từ sau cánh gà cách mà nguồn mở thịnh hành tại NASA. Sự cẩn thận của những người nghiện vũ trụ, thì các hình ảnh sẽ làm cho bạn thèm muốn ghen tị.

NASA's Ames Research Center recently developed a bug tracker written with open source Bugzilla tools. The Problem Reporting Analysis and Corrective Action (PRACA) system provides a single trouble ticket database that's available to everyone involved in the Shuttle program, clearly a better solution than the 40 different databases it has amassed over the last 30 years.

Open source software played a critical role in the Mars Rover program, and Red Hat Enterprise Linux turns up all over NASA, f-rom the computers streaming spacecraft video to the server managing its mission countdown clock.In fact, Red Hat Community Engineer Jack Aboutboul got a behind the scenes look at just how prevalent open source is at NASA. Space junkies beware, the photos will make you green with envy.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay1,101
  • Tháng hiện tại73,617
  • Tổng lượt truy cập36,875,191
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây