Nước Anh tiếp tục lạc hậu về nguồn mở tại châu Âu

Chủ nhật - 04/01/2009 07:18
UK Continues to be Open Source Laggard in Europe

December 16, 2008

Third Open Source Barometer chỉ ra rằng Pháp, Đức và Tây Ban Nha dẫn đầu tại châu Âu

Third Open Source Barometer Shows France, Germany and Spain Lead in Europe

Posted by: Ian Howells

Theo: http://www.computerworlduk.com/toolbox/open-source/blogs/index.cfm?entryid=16...

Bài được đưa lên Internet ngày: 16/12/2008

Lời người dịch: “Vào thời buổi suy thoái kinh tế, như Lee Thompson chỉ ra các công ty cần tìm một con đường để làm được nhiều hơn với chi phí ít hơn, chỉ ra giá trị thu được của từng đồng xu mà họ đã chi ra và thực hiện các giải pháp thay thế để giảm giá thành. Trong môi trường này thì việc giảm giá thành của nguồn mở là không thể cưỡng lại được.” và “... nước Mỹ đã tiếp tục là người sử dụng lớn nhất về nguồn mở trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều thú vị để lưu ý là nguồn mở có một hiệu ứng “cái đuôi dài”, trong trường hợp này, hơn 180 quốc gia đang là các thành viên của cộng đồng này và cái đuôi của châu Âu gấp 2,5 lần kích thước của [cái đuôi ở] nước Mỹ.” Đó là những điều mà mỗi người Việt Nam chúng ta cần phải biết rất rõ, và luận điệu cho rằng phần mềm tự do nguồn mở chỉ dành cho các nước nghèo là luận điệu của những kẻ “loạn ngôn”.

Trong bài trước – (Gặm nhấm tín dụng) + (Nguồn mở) = Lo lắng cho Microsoft? (http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=2721) – tôi đã nhấn mạnh một trích đoạn từ Lee Thompson của E*Trade.

Sau sự nổ vỡ bong bóng công nghệ, người đứng đầu về công nghệ của E*Trade, Lee Thompson, đã cần phải tìm một con đường để làm được nhiều hơn với chi phí ít hơn. Vào những năm 2001 và 2002, công ty buôn bán chứng khoán trực tuyến này đã thu hẹp ngân sách cho công nghệ của hãng tới 1/3. “Chúng tôi đã phải vượt qua và chỉ ra mỗi đồng xu mà chúng tôi đã tiêu... và thực hiện những giải pháp thay thế để giảm giá thành”, Thompson nói, phó chủ tịch và là người đứng đầu về công nghệ của E*Trade (ETFC).

Vì thế ông đã bắt đầu sử dụng các phần mềm mà chúng có thể tải về miễn phí thông qua Internet. Vào cuối năm 2002, ông đã tiết kiệm được 13 triệu USD một năm nhờ sử dụng các ứng dụng có sẵn một cách tự do này được biết tới là các phần mềm nguồn mở, và thực tế là ông có thể chạy các phần mềm đó trên những phần cứng ít đắt tiền hơn.

Vào thời buổi suy thoái kinh tế, như Lee Thompson chỉ ra các công ty cần tìm một con đường để làm được nhiều hơn với chi phí ít hơn, chỉ ra giá trị thu được của từng đồng xu mà họ đã chi ra và thực hiện các giải pháp thay thế để giảm giá thành. Trong môi trường này thì việc giảm giá thành của nguồn mở là không thể cưỡng lại được.

Tổ chức The third Open Source Barometer (Hàn thử biểu cho nguồn mở thứ 3) đã thấy rằng nước Mỹ đã tiếp tục là người sử dụng lớn nhất về nguồn mở trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều thú vị để lưu ý là nguồn mở có một hiệu ứng “cái đuôi dài”, trong trường hợp này, hơn 180 quốc gia đang là các thành viên của cộng đồng này và cái đuôi của châu Âu gấp 2,5 lần kích thước của [cái đuôi ở] nước Mỹ.

Ảnh: http://blogs.alfresco.com/wp/ianh/files/2008/12/geography.jpg

In a previous post - (Credit Crunch) + (Open Source) = Worry for Microsoft? - I highlighted a quote f-rom Lee Thomspon of E*Trade

After the tech bubble burst, E*Trade’s technology chief, Lee Thompson, needed to find a way to do more with less. In 2001 and 2002, the online stock trading company shrank its tech budget by one-third. “We had to go through and figure out every penny that we were spending…and make al-ternatives to reduce those costs,” says Thompson, vice-president and chief technologist of E*Trade (ETFC).

So he began using software that can be downloaded at no cost via the Internet. By the end of 2002, he was saving $13 million a year thanks to use of these freely available applications known as open-source software, and the fact that he could run that software on less expensive hardware .

In times of recession, as Lee Thompson points out companies need to find a way to do more with less, figure out the value gained out of every penny they spend and make al-ternatives to reduce costs. In this environment the cost savings of open source are irresistible.

The third Open Source Barometer found that the US continued to be the largest adopter of open source globally. However, it is interesting to note that open source has a “long tail” effect with, in this case, over 180 countries being members of the community and the European tail being 2.5 times the size of the US.

Chúng ta tin tưởng rằng tại châu Âu, chính phủ đang điều khiển việc áp dụng, với những người dẫn đầu là Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Ấn Độ cũng đang gia tăng đáng kể việc sử dụng của mình về nguồn mở. Trong thời buổi suy thoái kinh tế thì mỗi công ty cần tìm một con đường để làm được nhiều hơn với ít chi phí hơn và vì thế mỗi chính phủ cũng như vậy. Nguồn mở tại phần còn lại của châu Âu đưa ra những thứ sau đây:

  • Trợ giúp nền kinh tế bản địa

  • Làm cho các công ty bản địa có tính cạnh tranh hơn

  • Tạo ra các công việc bản địa có thất lượng

Tôi có một vài câu hỏi về sự lạc hậu của chính phủ Anh về một chiến lược cho nguồn mở và mong muốn là chính phủ [Anh] công khai sẵn sàng những nhà cung cấp và tư vấn nào họ chi đa phần ngân sách của họ. Đặc biệt có đúng là:

  • Chính phủ trung ương của Anh chi nhiều hơn cho công nghệ thông tin so với chính phủ Đức mà Đức thì có dân số đông hơn nhiều để phục vụ cho 82 triệu so với 61 triệu (nguồn Wikipedia) hay không?

  • Chính phủ Anh chi hơn 80% ngân sách công nghệ thông tin của mình với ít hơn 20 nhà cung cấp (các nhà cung cấp và tích hợp phần mềm).

  • Thị trường giáo dục sinh lợi nhất thế giới cho Microsoft không phải là Mỹ mà là Anh mà Anh tạo ra hàng trăm triệu đô la cho Microsoft vì những vụ làm ăn độc quyền với chính phủ Anh mà chính phủ [Anh] tất nhiên đào tạo dân chúng bằng các công cụ của Microsoft.

Có thể sẽ thú vị để thấy liệu thông tin này là sẵn sàng theo Luật Tự do về thông tin hay không.

We believe that in Europe, government is driving adoption, with the leading exponents being France, Germany and Spain. India is also significantly increasing its use of open source. In times of recession every company needs to find a way to do more with less and so does every Government. Open source in the rest of Europe delivers the following:

      1. Helps the local economy

      2. Makes local companies more competitive

      3. Cre-ates quality local jobs

I have a few questions about the UK Government's lack of a strategy for open source and would like to the Government to make publicly available which vendors and consultants they spend the majority of their budget on. Specifically is it true that:

      • The UK Central Government spends more on IT than the German Government which has a much larger population to serve - 82m vs. 61m (Source Wikipedia)?

      • The UK Government spend over 80% its IT budget with less than 20 vendors (software vendors and integrators)

      • The most profitable educational market in the world for Microsoft is not the USA but the UK which generates hundreds of millions of dollars for Microsoft due to the exclusive deal with the UK Government which of course trains the population in Microsoft tools

It would be interesting to see if this information is available under the Freedom of Information Act

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay17,781
  • Tháng hiện tại590,643
  • Tổng lượt truy cập37,392,217
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây