Câu chuyện phát triển phần mềm nguồn mở ( PMNM) tại Cuba

Chủ nhật - 05/04/2009 07:31
Từ vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia tới chiến lược phát triển phần mềm nguồn mở

Giống như các quốc gia có nhận thức sâu sắc về chủ quyền và an ninh quốc gia, chính phủ Cuba có quan điểm rất rõ ràng về chiến lược làm chủ công nghệ, làm chủ hệ thống, nhất là đối với các hệ thống thông tin. Cuba coi yếu tố làm chủ hệ thống là điều kiện tiên quyết, yếu tố then chốt góp phần đẩy khai thác tốt hệ thống thông tin cũng như bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Lựa chọn của Cuba chính là phát triển giải pháp dựa trên nền tảng PMNM. Với nguồn mở, các chuyên gia tin học của Cuba có khả năng tìm hiểu rõ, làm chủ các công nghệ ứng dụng bên trong các phần mềm. Tự do lựa chọn những tính năng có lợi, tường minh, rõ ràng và thoải mái tuỳ biến, thay đổi của phần mềm đáp ứng theo yêu cầu sử dụng, phục vụ mục đích xây dựng hệ thống thông tin. Rõ ràng, với chiến lược đó, PMTDNM chính là lựa chọn đúng đắn và chính xác nhất đối với Cuba.

Từ vấn đề làm chủ công nghệ tới câu chuyện xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (đẳng cấp thế giới)

Làm chủ công nghệ như thế nào? Rõ ràng, câu chuyện này không chỉ phụ thuộc vào ý chí và mong muốn của những nhà chính trị. Đó là câu chuyện về chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu về làm chủ công nghệ. Đơn giản, chúng ta không thể làm chủ công nghệ nếu chỉ biết sao chép và sử dụng y nguyên một phần mềm nguồn mở tải về từ Internet. Mà nói cho cùng, kể cả nếu mã nguồn đã tự do truy cập, bản thân mỗi kỹ sư cũng phải có trình độ nhất định mới đọc hiểu được từng dòng lệnh, cũng như nắm bắt kiến trúc hệ thống của phần mềm nguồn mở. Đó là điều hiển nhiên ai cũng thấy rõ. Như lời của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Tin học của Cuba phát biểu: “Chúng tôi lựa chọn phần mềm nguồn mở như một giải pháp để đảm bảo hệ thống thông tin phát triển và có tính tới yếu tố đảm bảo an ninh quốc gia.”

Để thực hiện chiến lược này, Cuba đã đầu tư có trọng điểm vào trường đại học CNTT (UCi – University of Computer Science and Informatics) với hơn 10,000 sinh viên tham gia học tập. Lực lượng chính tham gia vào các dự án tin học hoá của chính phủ Cuba cũng như các dự án phục vụ cho quốc tế đều do xuất thân từ trường đại học UCi. Theo năm tháng, đây là một chiến lược đúng đắn đầu tư vào con người thay vì quá quan tâm tới những công nghệ cao mà Cuba chỉ có cách là nhập khẩu từ nước ngoài. Yếu tố con người cộng với chiến lược làm chủ công nghệ một cách khôn ngoan ứng dụng vào lĩnh vực CNTT đã góp phần không nhỏ xây dựng nên nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển các hệ thống tin học.

Từ nguồn nhân lực chất lượng cao (đẳng cấp thế giới) tới câu chuyện xuất khẩu tri thức

Dẫu xác định dựa trên nguồn mở để phát triển, dựa vào nguồn nhân lực và khuyến khích khả năng làm chủ công nghệ của các chuyên gia trong nước, song họ vẫn hiểu rằng, để thực sự phát triển không thể thiếu các yếu tố hợp tác chuyển giao công nghệ từ quốc tế. Đó cũng là cách vươn lên tiếp thu, hội nhập và tiến tới làm chủ công nghệ không chỉ cốt lõi mà ngay cả các công nghệ liên quan. Với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, các chuyên gia của Cuba có điều kiện tham gia hợp tác với rất nhiều đối tác chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển từ Châu Âu như: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha... Thông qua các cuộc trao đổi và hợp tác đó, các chuyên gia của Cuba có dịp làm quen, nắm bắt và tiếp cận với rất nhiều công nghệ hàng đầu thế giới.

Ở đây, sự lựa chọn chiến lược nguồn mở với đặc trưng là tuân thủ các tiêu chuẩn mở đã tạo điều kiện để các chuyên gia Cuba dễ dàng thâm nhập vào lĩnh vực tích hợp hệ thống. Bản thân các dự án nguồn mở đã là một mảnh đất màu mỡ cho các tiêu chuẩn mở ứng dụng, nay lại theo yêu cầu đa dạng hoá, quốc tế hoá nên tiêu chuẩn mở làm cho việc tích hợp hệ thống phức tạp trở nên tường minh và rõ ràng hơn. Đó cũng là cách giúp cho các chuyên gia của Cuba hoàn toàn làm chủ cách thức tích hợp hệ thống, một kỹ năng then chốt giúp họ thành công tận dụng các phần mềm nguồn mở sẵn có của thế giới để xây dựng nên hệ thống cho riêng mình, phục vụ mục đích sử dụng của quốc gia.

Từ câu chuyện xuất khẩu tri thức tới những thành tựu về kinh tế và khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế

Một trong những ứng dụng được coi là thành công nhất của Cuba, thể hiện qua doanh số xuất khẩu phần mềm năm 2008 của họ lên tới hơn 200 triệu $USD. Một quốc gia vẫn còn bị cấm vận về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhờ có chiến lược đầu tư đúng đắn vào hướng phát triển công nghệ và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đã có tên trên bản đồ xuất khẩu dịch vụ CNTT. Cho dù họ chưa phải là một địa chỉ cung cấp dịch vụ thuê ngoài (out source) nổi trội trên bản đồ CNTT thế giới. Song chỉ với chừng đó, Cuba cũng đã cho thấy tiềm năng to lớn của chiến lược tận dụng và khai thác kho báu khổng lồ là PMNM thế giới và phong trào PMTDNM.

Hoàng Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay14,233
  • Tháng hiện tại587,095
  • Tổng lượt truy cập37,388,669
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây