Một cựu binh của Microsoft ôm lấy nguồn mở

Thứ tư - 10/12/2008 07:08
A Microsoft Veteran Embraces Open Source

December 1, 2008, 7:15 am

By John Markoff

Keith Curtis vừa viết xong một cuốn sách về tương lai của phần mềm.

Keith Curtis has just written a book about the future of software.

Theo: http://bits.blogs.nytimes.com/2008/12/01/a-microsoft-veteran-embraces-open-so...

Bài được đưa lên Internet ngày: 01/12/2008

Bản thân nó không là duy nhất. Điều bất thường hơn là vì ngài Curtis, một cựu binh 11 năm trời của Microsoft, hãng phần mềm lớn nhất thế giới, lại tin tưởng một cách sâu sắc rằng nguồn mở là tương lai của phần mềm.

Tất nhiên, Microsoft đã từ lâu là kẻ thù không đội trời chung của cộng đồng nguồn mở, mà nó được xây dựng trên khái niệm về việc chia sẻ một cách tự do sở hữu trí tuệ vì sự tốt lành của cộng đồng. IBM và Sun Microsystems đã ôm lấy mục tiêu của nguồn mở, như là những người khổng lồ công nghệ nghệ khác. Ngay cả hệ điều hành OS X của Apple cũng là nguồn mở ở lõi của nó – một lãnh đạo của Apple đã nói rằng hơn 50% các dòng lệnh của OS X tới từ phát tán phần mềm Berkeley nguồn mở và các dự án có liên quan.

Ngược lại, Microsoft đã chỉ tiến hành việc điều tiết một cách miễn cưỡng đối với phong trào nguồn mở, đưa ra một vài mã nguồn của hãng cho các lập trình viên mà sử dụng công nghệ của hãng trong khi tranh cãi quyết liệt rằng các phần mềm phải trả tiền là rẻ hơn các phần mềm tự do khi bạn xem xét tới bức tranh lớn hơn.

That in itself isn’t unique. More unusual is that Mr. Curtis, an 11-year veteran of Microsoft, the world’s largest software company, believes deeply that open source is the future of software.

Microsoft, of course, has long been the archenemy of the open source community, which is built on the notion of freely sharing intellectual property for the good of the community. I.B.M. and Sun Microsystems have embraced the open source cause, as have other technology giants. Even Apple’s OS X operating system is at its core open source — an Apple executive has said that more than 50 percent of the lines of code in OS X come f-rom the open source Berkeley Software Distribution and related projects.

In contrast, Microsoft has made only grudging accommodations to the open source movement, offering some of its source code to programmers who use its technology while valiantly arguing that for-pay software is less expensive than free software when you consider the bigger picture.

Ngài Curtis, người đã ra nhập Microsoft trong năm 1993 và rời bỏ vào năm 2004, lại có ý kiến khác. Và trong khi ông nói ông không giữ mối ác cảm nào chống lại ông chủ cũ của mình, về lâu dài, hãng này “sẽ bị nướng”.

Cuốn sách của ông, “Sau các cuộc chiến tranh phần mềm”, đã được xuất bản vào tháng trước bởi Lulu.com, một dịch vụ xuất bản dựa trên web mà làm cho nó có thể đối với ngài Curtis để trao cho 1,000 độc giả đầu tiên sự lựa chọn tải về một phiên bản tự do của cuốn sách này (590 người đã tận dụng được lời chào này) hoặc mua một phiên bản đóng bìa mềm với giá 19,97 USD (cho tới nay ông đã bán được 11 bản, 5 trong số đó được mua bởi mẹ của ông).

Ông theo tiếp cận của một người lập trình trong “Các cuộc chiến phần mềm”, mong muốn xây dựng một cách có hệ thống một trường hợp mà phần mềm có thể giúp lát đường cho sự phục hưng của thế kỷ 21 trong nhiều lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo (ô tô tự lái) tới những chuyến du ngoạn của con người vào vũ trụ (thang máy vũ trụ). Đối với Curtis, sức mạnh của các phần mềm nguồn mở, và vì sao nó là tương lai, tất cả là việc thúc đẩy trí tuệ hợp tác của chúng ta.

Ông tranh luận rằng, theo cách hợp tác y như vậy mà hệ điều hành Linux đã được xây dựng và cải tiến, nhiều thứ cho tới bây giờ là mục tiêu của khoa học viễn tưởng – như những chiếc ô tô mà tự lái được – có thể đạt được.

Mr. Curtis, who joined Microsoft in 1993 and left in 2004, begs to differ. And while he says he holds no grudge against his former employer, in the long run, the company “is toast.”

His book, “After the Software Wars,” was published last month by Lulu.com, a Web-based publishing service that makes it possible for Mr. Curtis to give the first 1,000 readers the option of downloading a free version of the book (590 people have already taken advantage of the offer) or purchasing a paperback version for $19.97 (so far he has sold 11 copies, five of which were purchased by his mom).

He takes a programmer’s approach in “Software Wars,” attempting to systematically build a case that software can help pave the way for a 21st-century renaissance in many fields ranging f-rom artificial intelligence (cars that drive themselves) to the human journey into space (space elevators).
For Mr. Curtis, the strength of open source software, and why it’s the future, is all about leveraging our collective intelligence.

He argues that, in the same collaborative fashion that the Linux operating system has been built and improved, many things that are now science-fiction goals — such as those cars that drive themselves — can be achieved.

“Điều mấu chốt để thúc đẩy tiến bộ công nghệ là làm cho các phần mềm tự do”, ông viết. “Sự khác biệt giữa các phần mềm tự do, và không tự do hay sở hữu độc quyền, là tương tự như sự phân chia giữa khoa học và thuật giả kim. Truớc khoa học, đã có thuật giả kim, nơi mà mọi người bảo vệ những ý tưởng của họ vì họ muốn đút vào góc tường cái thị trường lên những cơ chế được sử dụng để biến chì thành vàng”.

Ông lưu ý rằng có một sự tương tự như nhau về sự kết thúc của Những ngày Đen tối, mà nó sẽ tới khi xã hội bắt đầu chia sẻ một cách tự do những tiến bộ trong toán học và khoa học.

Không có gì trong những lý lẽ của ông là mới cả. Những gì là hấp dẫn là nơi mà Curtis từ đó đi ra.

Ông nhớ lại cuộc gặp gỡ mà người đồng sáng lập ra Microsoft Bill Gates lần đầu tiên tại nhà của con người đầy quyền thế về phần mềm này ở Lake Washington. Ông Curtis khi đó là một học sinh nội trú 20 tuổi, và ông đã có kế hoạch cho cuộc gặp này từ lâu trước đó. Ông đã tiếp cận ngài Gates (người đang cầm một chai Coke và có một vết sốt cà chua nhỏ trên áo sơ mi của ông) với một vài câu hỏi bí mật. Những câu trả lời của ngài Gates đã thuyết phục Curtis rằng Microsoft có lẽ là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để học nghề lập trình máy tính. Trong thời gian ở đó, ông đã làm việc về các sản phẩm cơ sở dữ liệu của hãng, hệ điều hành Windows của hãng, Office, MSN và nghiên cứu.

“The key to faster technological progress is making software free,” he writes. “The difference between free, and non-free or proprietary software, is similar to the divide between science and alchemy. Before science, there was alchemy, whe-re people guarded their ideas because they wanted to corner the market on the mechanisms used to convert lead into gold.”

He notes that there is an important parallel to the end of the Dark Ages, which came when society began to freely share advancements in math and science.

None of his arguments are new. What is intriguing is whe-re Mr. Curtis comes f-rom.

He recalls meeting Microsoft co-founder Bill Gates for the first time at the software magnate’s Lake Washington home. Mr. Curtis was a 20-year-old college intern at the time, and he had planned for the meeting long in advance. He approached Mr. Gates (who was holding a Coke and had a small ketchup stain on his shirt) with several arcane questions. Mr. Gates’s answers convinced Mr. Curtis that Microsoft would be one of the best places in the world to learn the craft of computer programming. While there, he worked on the company’s database products, its Windows operating sytem, Office, MSN and in research.

Cuối cùng, ông đã rời bỏ vì ông đã thấy chán: “Số lượng mà tôi đã học được trong 11 năm của mình là ít hơn nhiều so với những gì tôi đã học được trong năm đầu tiên của tôi, và cái kho đó đã trở nên tù túng”.

Trong khi ông ở Microsoft, ông đã học được một ít về thế giới nguồn mở. Trong các cuộc đối thoại ở quán cafe, ông đã thường đưa ra quan điểm rằng các phần mềm sở hữu độc quyền có thể luôn duy trì được sự dẫn dắt công nghệ vượt nguồn mở. Ông đã nhớ lại một người bạn người đã cố thử cài đặt Linux vào năm 1999, nhưng đã bỏ đi vì phím xoá ngược đã không làm việc.

Sau khi ông rời Microsoft, ông đã cài đặt một bản sao của hệ điều hành Linux để giải trí. Thế giới của ông đã đảo lộn. Ông đã bỏ ra 3 năm khám phá thế giới nguồn mở – đọc, tham dự các hội nghị, xem mã nguồn và nói chuyện với các thành viên đáng kính của cộng đồng nguồn mở.

Ông Curtis nói ông không cay đắng về thời gian của ông tại Microsoft, nhưng thế giới đã tiến lên. “Tôi đã yêu làm việc ở đó, đã học được nhiều thứ, đã làm được ít tiền, và đã hưởng thụ được sự ưu tiên của công việc cùng với nhiều bộ óc sáng chói. Giống như nhiều thứ trong cuộc sống, nó là thú vị khi nó đã kéo dài được”.

Ultimately, he left because he was bored: “The amount I learned in my 11th year was much less than what I had learned in my first year, and the stock had become stagnant.”

While he was at Microsoft, he had learned little about the open source world. In cafeteria conversation, he had usually taken the position that proprietary software would always maintain a technology lead over open source. He recalled a friend who had tried to install Linux in 1999, but gave up because the backspace key didn’t work.

After he left Microsoft, he installed a copy of the Linux operating system on a lark. His world was turned upside down. He spent three years exploring the open source world — reading, attending conferences, looking at source code and talking to the rank-and-file members of the open source community.

Mr. Curtis says he’s not bitter about his time at Microsoft, but the world has moved on. “I loved working there, learned an enormous amount, made a few shekels, and enjoyed the privilege of working alongside many brilliant minds. Like many things in life, it was fun while it lasted.”

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập676
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm673
  • Hôm nay22,819
  • Tháng hiện tại472,260
  • Tổng lượt truy cập37,999,084
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây