Uỷ ban châu Âu và Microsoft

Thứ tư - 25/02/2009 06:48
The European Commission and Microsoft

By Mitchell Baker, chủ tịch của tổ chức Mozilla, cựu giám đốc điều hành của tập đoàn Mozilla.

Theo: http://blog.lizardwrangler.com/2009/02/06/the-european-commission-and-microsoft/

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/02/2009

Lời người dịch: Liên minh châu Âu lại vừa bắt đầu một vụ điều tra mới đối với sự độc quyền của Microsoft và lần này có liên quan tới trình duyệt web Internet Explorer. Bài viết này là của Mitchell Baker, chủ tịch của tổ chức Mozille, nơi quản lý trình duyệt nguồn mở nổi tiếng Mozilla Firefox, hiện đã chiếm được hơn 21% thị phần trình duyệt toàn cầu.

Tháng trước Uỷ ban châu Âu đã tuyên bố kết luận ban đầu của nó rằng “việc trói Internet Explorer của Microsoft vào hệ điều hành Windows gây tổn hại tới sự cạnh tranh giữa các trình duyệt web, phá hoại sự sáng tạo sản phẩm và cuối cùng là giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng”.

Trong đầu tôi, tuyệt đối không có nghi ngờ gì rằng tuyên bố trên là đúng. Không có mảy may chút xíu nào ngờ vực. Tôi đã từng liên quan trong việc xây dựng và xuất xưởng các trình duyệt web liên tục còn trước cả khi Microsoft bắt đầu phát triển IE, và sự tàn phá mà Microsoft đã thực hiện đối với sự cạnh tranh, sự đổi mới, và bước phát triển của bản thân web là hiển nhiên và đang diễn ra. Có những câu hỏi tách biệt nhau về việc liệu có một phương cách chữa trị tốt hay không, và phương thuốc chữa trị đó có thể là gì. Nhưng những câu hỏi liên quan tới một cách điều trị phù hợp sẽ không thay đổi được thực tế hiển nhiên này. Những thực tế kinh doanh của Microsoft đã thu hẹp đi về cơ bản (trên thực tế, đã rất gần tới việc hạn chế) sự cạnh tranh, sự lựa chọn và sự đổi mới sáng tạo trong cách mà mọi người truy cập Internet.

Hãy nghĩ ngược về một thời điểm đối với các hoạt động theo câu hỏi này. Vào giữa những năm 1990 Microsoft đã bắt đàu phát triển Internet Explorer để đáp lại sự thành công của sản phẩm được biết tới là Netscape Navigator. Trong khoảng thời gian này Microsoft đã phát triển một sản phẩm tốt (đặc biệt phiên bản được biết tới là IE 4). Vinh quang tới với Microsoft vì điều này. Microsoft cũng đã cải tiến IE thông qua các hoạt động mà Bộ Tư pháp Mỹ và Toà án Mỹ đã xác định là bất hợp pháp. Kết quả là, Internet Explorer kết thúc với hơn 90% thị phần. Khi điều này xảy ra, Microsoft đã chấm dứt phát triển trình duyệt; ngay cả giải tán đội phát triển trình duyệt của hãng. Sản phẩm này đã bị đình trệ và sau đó trở thành một vật chủ trung gian đầu tiên cho cho những người khó tin cậy châm các phần mềm gián điệp vào các máy tính của những người tiêu dùng. Đã không có câu trả lời hay sự đổi mới có ý nghĩa nào từ Microsoft. Mặc dù vậy, đã không có sự cạnh tranh hiệu quả nào từ thị trường, không một thực thể thương mại nào giành được thành công với các sản phẩm khác. Điều này không ngạc nhiên – Tôi không nghĩ đã từng có một ví dụ nào về bất kỳ ai từ trước tới nay giành lại được thị phần từ một kẻ độc quyền là Microsoft cho tới khi có Mozilla Firefox.

Last month the European Commission stated its preliminary conclusion that “Microsoft’s tying of Internet Explorer to the Windows operating system harms competition between web browsers, undermines product innovation and ultimately reduces consumer choice.”

In my mind, there is absolutely no doubt that the statement above is correct. Not the single smallest iota of doubt. I’ve been involved in building and shipping web browsers continuously since before Microsoft started developing IE, and the damage Microsoft has done to competition, innovation, and the pace of the web development itself is both glaring and ongoing. There are separate questions of whether there is a good remedy, and what that remedy might be. But questions regarding an appropriate remedy do not change the essential fact. Microsoft’s business practices have fundamentally diminished (in fact, came very close to eliminating) competition, choice and innovation in how people access the Internet.

Let’s think back for a moment to the activities in question. In the mid-1990s Microsoft began developing Internet Explorer in response to the success of the product known as Netscape Navigator. In this period Microsoft developed a fine product (particularly the version known as IE 4). Kudos to Microsoft for this. Microsoft also promoted IE through activities that the US Department of Justice and the U.S. Courts determined to be illegal. As result, Internet Explorer ended up with well over 90% market share. Once this happened, Microsoft stopped browser development; even disbanding its browser team. The product stagnated and then became a prime vector for bad actors to inject spyware onto consumers’ computers. There was no meaningful response or innovation f-rom Microsoft. Despite this, there was no effective competition f-rom the marketplace, no commercial entities gaining success with other products. This is not surprising — I don’t think there has been a single example of anyone ever regaining market share f-rom a Microsoft monopoly until Mozilla Firefox.

Khi nó xảy ra, Microsoft đã không thành công trong việc nghiền nát tất cả sự cạnh tranh. Firefox đã thực hiện được một xuyên phá trong sự độc quyền của Microsoft. Và, đưa ra như một lựa chọn, một phần đáng kể của các công dân của Liên minh châu Âu đã lựa chọn sử dụng Firefox. Điều này không có nghĩa là những hoạt động của Microsoft đã không gây tổn hại đáng kể, hoặc sẽ không còn có lợi cho Microsoft trên con đường làm giảm sự cạnh tranh, sự lựa chọn và sự đổi mới sáng tạo.

Quan trọng tương tự, sự thành công của Mozilla và Firefox không chỉ ra một thị trường lành mạnh cho các sản phẩm cạnh tranh. Mozilla là một tổ chức phi lợi nhuận, một phong trào trên thế giới của những người mà đấu tranh để xây dựng Internet mà chúng ta muốn sống trong đó. Tôi đã bị thuyết phục rằng chúng ta có thể đã không, và sẽ không trở nên thành công ngoại trừ như là một tổ chức có lợi ích chung sống bên ngoài những động cơ thương mại.

Và tôi thực sự hy vọng rằng cả Liên minh châu Âu và bất kỳ chính phủ nào đều không mong muốn duy trì một hệ thống tương trợ Internet lành mạnh dựa vào việc bước vào những thiếu hụt của thị trường đúng đắn theo cách phi lợi nhuận

Thứ hai, có là phi lợi nhuận hay không. Mozilla Firefox là một sự dị thường – sản phẩm duy nhất cho tới nay làm sứt mẻ ưu thế cạnh tranh mà Microsoft đã tạo ra cho bản thân hãng thông qua những hoạt động đồi bại của hãng. Chỉ một sự dị thường không chỉ ra một hệ thống lành mạnh, có tính cạnh tranh, hoặc có tính sáng tạo đổi mới.

Thứ ba, sự thiệt hại do những hoạt động của Microsoft gây ra là đang tiếp diễn. Mozilla Firefox đã thực hiện được sự đột phá trong sự độc quyền về trình duyệt của Microsoft. Nhưng ngay cả như vậy, hàng trăm triệu người sử dụng các phiên bản cũ của IE, thường không biết trình duyệt là gì hoặc họ có bất kỳ sự lựa chọn nào về chất lượng với kinh nghiệm của họ. Điều này làm cho nó rất khó khăn để mang lại sự đổi mới sáng tạo, sự lựa chonuj hoặc nâng cao kinh nghiệm của người sử dụng đối với những phần rộng lớn khổng lồ của Internet.

As it turns out, Microsoft hasn’t succeeded in stamping out all competition. Firefox has made a crack in the Microsoft monopoly. And, given a choice, a significant part of the European Uni-on citizens have opted to use Firefox. This does not mean Microsoft’s activities haven’t done significant damage, or aren’t still benefiting Microsoft in ways that reduce competition, choice and innovation.

Equally important, the success of Mozilla and Firefox does not indicate a healthy marketplace for competitive products. Mozilla is a non-profit organization; a worldwide movement of people who strive to build the Internet we want to live in. I am convinced that we could not have been, and will not be, successful except as a public benefit organization living outside the commercial motivations. And I certainly hope that neither the EU nor any other government expects to maintain a healthy Internet ecosystem based on non-profits stepping in to correct market deficiencies.

Second, non-profit or not, Mozilla Firefox is an anomaly — the only product so far to even dent the competitive advantage Microsoft cre-ated for itself through its tainted activities. A single anomaly does not indicate a healthy, competitive, or innovative system.

Third, the damage caused by Microsoft’s activities is ongoing. Mozilla Firefox has made a crack in the Microsoft browser monopoly. But even so, hundreds of millions of people use old versions of IE, often without knowing what a browser is or that they have any choice in the quality of their experience. This makes it very difficult to bring innovation, choice or improved user experience to vast parts of the Internet.

Sự mở rộng thiệt hại này là rất lớn mà nó làm cho khó có thể chỉ ra một phương cách chữa trị hữu hiệu và đúng lúc. Tôi tin tưởng nó đáng giá một số nỗ lực để cố gắng. Dễ dàng nhìn vào thị phần của Firefox và giả thiết vấn đề đó sẽ qua hoặc sự thiệt hại được làm lại. Nhưng đó không là trường hợp này. Sự ngáng trở về đổi mới sáng tạo và sự lựa chọn gây ra bởi những hành động của Microsoft vẫn còn nguyên. Tại Mozilla chúng tôi làm việc để giảm thiểu sự ngáng trở này thông qua hành động trực tiếp, và các kết quả sẽ làm vừa lòng. Nếu Liên minh châu Âu có thể xác định một phương pháp điều trị hữu hiệu mà nó cũng phục vụ cho việc cải thiện sự cạnh tranh, sự đổi mới sáng tạo và sự lựa chọn, thì tôi có thể chúc mừng nó nhất.

Tôi sẽ rất chú ý tới các hoạt động của Liên minh châu Âu, cả với tư cách cá nhân và thay mặt cho Mozilla. Mozilla có sự tinh thông khổng lồ trong lĩnh vực này. Đây là một lĩnh vực phức tạp cực kỳ, liên quan tới các trình duyệt, kinh nghiệm của người sử dụng, các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM và các kênh phân phối khác, và các tổ chức vì sự đổi mới sáng tạo đang diễn ra. Một phương pháp điều trị hữu hiệu có thể sẽ là một sự kiện phân dòng; một phương pháp điều trị kém xây dựng có thể gây ra sự thiệt hại không thể đoán trước được.

Tôi muốn đưa ra sự tinh thông của Mozilla như một tài nguyên để Liên minh châu Âu khi nó xem xét những gì một phương pháp điều trị có hiệu quả có thể đòi hỏi. Tôi sẽ chìa tay ra tới những người mà tôi biết với lịch sử, sự tinh thông và những ý tưởng đặc biệt có liên quan tới các chủ đề này. Nếu bạn có những ý tưởng hoặc quan tâm đặc biệt xin hãy đừng ngại liên hệ với tôi. Tôi sẽ đưa lên nhiều hơn khi mà cuộc tranh cãi sẽ phát triển.

The extent of the damage is so great that it makes it difficult to figure out an effective and timely remedy. I believe it’s worth some effort to try. It’s easy to look at Firefox market share and assume the problem is gone or the damage is undone. But that’s not the case. The drag on innovation and choice caused by Microsoft’s actions remains. At Mozilla we work to reduce this drag through direct action, and the results are gratifying. If the EC can identify an effective remedy that also serves to improve competition, innovation and choice, I would find it most welcome.

I’ll be paying close attention to the EC’s activities, both personally and on behalf of Mozilla. Mozilla has enormous expertise in this area. It’s an extremely complex area, involving browsers, user experience, the OEM and other distribution channels, and the foundations for ongoing innovation. An effective remedy would be a watershed event; a poorly constructed remedy could cause unfortunate damage.

I’d like to offer Mozilla’s expertise as a resource to the EC as it considers what an effective remedy would entail. I’ll be reaching out to people I know with particular history, expertise and ideas regarding these topics. If you’ve got specific ideas or concerns please feel free to contact me. I’ll post more as the discussion develops.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay40,775
  • Tháng hiện tại443,279
  • Tổng lượt truy cập36,501,872
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây