Theo: http://www.openmalaysiablog.com/2008/03/icelands-strong.html
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/03/2008
Lời người dịch: Dưới đây là những nội dung được rút ra từ chính sách của một chính phủ châu Âu chứ không phải từ những ý kiến chủ quan của một số người (mà những người này có thể chưa từng bao giờ sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở và chưa từng bao giờ triển khai thực tế các dự án có liên quan tới các phần mềm tự do nguồn mở ở bất cứ đâu) thường nói về phần mềm tự do nguồn mở như những thứ gì đó yếu kém, về bản thân những người ủng hộ các phần mềm tự do nguồn mở như những người thiếu thực tế, đầy chất “yêu nước” mộng mơ và hy vọng vào tính tự chủ công nghệ “viển vông”!
Bài viết còn cho chúng ta biết được những tổ chức phe cánh với những lý lẽ được miêu tả trong bài viết này là “ngu xuẩn” và chỉ để bảo vệ “...cho vị thế sở hữu độc quyền của Microsoft mà không vì lợi ích của toàn bộ nền công nghiệp một cách tổng thể” như CompTIA và IASA.
Một vấn đề cơ bản nữa có liên quan tới việc đào tạo của các sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin là không được biến họ thành “... những nhà lập trình phát triển kiểu trỏ và nháy [chuột] (hãy nghĩ về Visual Basic)”.
Nguyên bản tiếng Anh của chính sách này tải về từ địa chỉ: http://eng.forsaetisraduneyti.is/media/English/Free_and_Open_Source_Software_...
The Prime Minister's Office of the Government of Iceland has released their policy on Free and Open Source Software. Reading it shows that the policy is well thought through. In the introduction itself, the policy states that:
Văn phòng Thủ tướng của Chính phủ Iceland đã đưa ra chính sách của họ về phần mềm tự do nguồn mở. Việc đọc nó chỉ ra rằng chính sách này là rất tốt. Trong phần tự giới thiệu, chính sách này nêu:
“Các phần mềm tự do nguồn mở đang bùng nổ một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, đang được thừa nhận như một lựa chọn thực tế khi chọn lựa các giải pháp công nghệ thông tin. Những phần mềm như vậy sẽ mang tới sự cạnh tranh cho một thị trường mà trước đó bị thống trị bởi một số lượng tương đối nhỏ các nhà cung cấp. Thay vì gây trở ngại cho xu thế này, điều quan trọng đối với các nhà chức trách chính phủ hãy hỗ trợ nó và cho phép sự phát triển của nó được tiếp tục, vì việc sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở có thể giảm sự trói buộc của các doanh nghiệp, các cơ quan và công chúng vào các nhà cung cấp hoặc các nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ, vì thế nuôi dưỡng được sự lựa chọn lớn hơn.
Có nhiều yếu tố, đặc biệt là chi phí của các phần mềm sở hữu độc quyền, mà nó kêu gọi sự chú ý về những khả năng có liên quan trong việc sử dụng các phần mềm tự do và nguồn mở. Những khả năng này sẽ bổ sung sức mạnh cho những khuyến cáo bắt nguồn từ các dự án hợp tác và các tổ chức đa quốc gia, như Liên minh châu Âu và Uỷ ban Bắc Âu, rằng sự cạnh tranh tự do sẽ được khuyến khích theo những cách như thế này. Các cơ quan nhà nước cùng một lúc được khuyến khích sử dụng sức mạnh của họ để thúc đẩy sử dụng các phần mềm tự do và nguồn mở. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia láng giềng của Iceland đã có các chính sách về các phần mềm như vậy.”
"Free and open-source software is expanding rapidly all over the world, having already earned recognition as a realistic option when se-lecting information technology solutions. Such software has brought competition to a market previously dominated by a relatively small number of suppliers. Rather than hindering this trend, it is important for governmental authorities to support it and allow for its continued development, since the use of free and open-source software can reduce the ties of businesses, the authorities and the public to individual suppliers or service providers, thereby cultivating greater choice.
There are numerous factors, particularly the expense of proprietary software, which call for noting the possibilities involved in using free and open-source software. These possibilities add weight to recommendations stemming f-rom cooperative projects and international organisations, such as the European Uni-on and Nordic Council, that free competition be promoted in these matters. Public bodies are at the same time encouraged to utilise the power of their size to push for the use of free and open-source software. In fact, most of Iceland's neighbouring countries have already formed policies on such software."
Bản thân chính sách này có 5 điều khoản hành động hiệu quả đơn giản như sau:
Điểm 1: Khi mua các phần mềm mới, các phần mềm tự do nguồn mở và các phần mềm sở hữu độc quyền sẽ được xem xét bình đẳng như nhau, với mục đích là luôn lựa chọn sự mua có lợi nhất.
Chú ý: Chính sách về nguồn mở của Cơ quan về Hiện đại hoá nền hành chính và Kế hoạch quản lý của Malaysia MAMPU (The Malaysian Administrative Modernization and Management Planning Unit) là tương tự như vậy trừ cái điều là nó có ý thức về ý nghĩa rằng nó đòi hỏi sự ưu tiên phải được đưa ra cho các phần mềm nguồn mở khi tất cả các xem xét khác đã được đo đếm như nhau. Chính sách này đã gặp phải sụ vận động hành lang mạnh mẽ để đảo ngược lại từ phía Microsoft Malaysia và hàng loạt các phe cánh của nó (như CompTIA và IASA) trong mối quan tâm về sự trung lập công nghệ, mà nó là một lý lẽ ngu xuẩn xét về tính trung lập công nghệ có lợi cho vị thế sở hữu độc quyền của Microsoft mà không vì lợi ích của toàn bộ nền công nghiệp một cách tổng thể.
The policy itself consists of five simple yet effective action items:
Point 1: When purchasing new software, free and open-source software and proprietary software are to be considered on an equal footing, with the object of always se-lecting the most favourable purchase.
Observation: The Malaysian MAMPU open source policy was similar in nature except that it was sensible in the sense that it required preference to be given to open source software when all other considerations were of equal merit. This policy was under intense lobbying to be overturned f-rom Microsoft Malaysia and its various fronts (such as CompTIA and IASA) in the interest of technology neutrality, which was a silly argument considering that technology neutrality benefited the proprietary Microsoft stack status quo and did not benefit the entire industry as a whole.
Điểm 2: Mọi nỗ lực sẽ phải được thực hiện để chọn ra các phần mềm dựa trên các tiêu chuẩn mở, bất kể các phần mềm đó được yêu cầu là tiêu chuẩn hay được thiết kế một cách tuỳ biến theo yêu cầu. Nói chung, các phần mềm mà chúng là tự do cho bất kỳ ai để sử dụng cũng là mẫu điển hình của các tiêu chuẩn mở.
Chú ý: Sự tập trung vào các tiêu chuẩn mở là đúng lúc và sáng suốt. Các tiêu chuẩn mở sẽ gia tăng sự lựa chọn cho người sử dụng và nhà cung cấp tương tự như nhau nên nó sẽ làm việc vì lợi ích của tất cả. Tuy nhiên, việc tham khảo định nghĩa về các tiêu chuẩn mở nên chứng minh ích lợi khi các nhà cung cấp nào đó đã được biết từ trước tới nay để gian lận định nghĩa về các tiêu chuẩn mở và gây nhầm lẫn cho tranh luận này.
Point 2: Every endeavour shall be made to choose software based on open standards, regardless of whether the software in question is standard or bespoke (custom-designed). Generally, software which is free for anyone to use is also typified by open standards.
Observation: The focus on open standards is timely and wise. Open standards increase choice for users and vendors alike so it works to the benefit of all. However, a reference to a definition of open standards would prove useful as certain vendors have been known to fudge the definition of open standards and confuse the debate.
Điểm 3: Các cơ quan nhà nước sẽ phải cố gắng tránh được bất kỳ sự phụ thuộc thái quá nào vào các nhà sản xuất hoặc cung cấp dich vụ phần mềm cụ thể nào. Việc sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở là một trong các cách thức của việc này.
Điểm 4: Một mục tiêu cho các phần mềm được thiết kế tuỳ biến được cung cấp tài chính từ các cơ quan nhà nước, bao gồm cả các phần mềm cho các dự án nghiên cứu phát triển, phải có tính sử dụng lại được. Việc giữ cho các phần mềm là tự do và nguồn mở là một cách để đạt được tính có thể sử dụng lại được. Các chiến lược phải được đặt ra ngay từ đầu đối với các dự án như thế này để đảm bảo sử dụng lại được các phần mềm đó.
Điều 5: Các sinh viên trong các cơ quan đào tạo của Iceland sẽ được trao cho cơ hội học về sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở ngang hàng với các phần mềm sở hữu độc quyền.
Chú ý: Tôi yêu điểm thứ 5. Ngày lại ngày, tôi bắt gặp những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, những người đã được đào tạo trên các nền tảng phần mềm sở hữu độc quyền và biết rất ít về những thứ cơ bản của khoa học máy tính. Họ thực sự là những nhà lập trình phát triển kiểu trỏ và nháy (hãy nghĩ về Visual Basic), những người chỉ biết từ chối học về những điều cơ bản nhờ vào giao diện mờ đục của các nền tảng của sở hữu độc quyền. Để so sánh, mỗi sinh viên tốt nghiệp với nền tảng nguồn mở ban đầu đều chói sáng vì anh/chị ta có khả năng dọi thẳng vào đống phần mềm này tới tận nội dung gốc của chúng. Việc có khả năng học thông qua các phần mềm nguồn mở là một thắng lợi lớn lớn và sẽ gặt được những lợi ích cho nền công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của Iceland cho những năm sắp tới.
Trên hết tất cả, đây là thứ tốt lành từ chính phủ Iceland. Hãy hy vọng nhiều chính phủ hơn nữa của châu Âu noi theo tấm gương này!
Point 3: Public bodies shall endeavour to avoid any undue dependence on particular software manufacturers or service providers. The utilisation of free and open-source software is one means of this.
Point 4: One goal for bespoke (custom-designed) software financed by public bodies, including software for research and development projects, should be its reusability. Keeping the software free and open-source is one way to achieve reusability. Strategies shall be devised at the outset of such projects for ensuring reuse of the software.
Point 5: Students in Icelandic educational institutions shall be given the opportunity of learning about and using free and open-source software on a par with proprietary software.
Observation: I love point no 5. Day in and day out, I encounter fresh university graduates who have been trained on proprietary software platforms and know very little about the fundamentals of computer science. They are really point-and-click developers (think Visual Basic) who are just denied f-rom learning about the fundamentals thanks to the opaque interface provided by the proprietary platforms. By comparison, every single graduate with an open source background shines primarily because he/she has been able to grok and plumb the software stack to their hearts content. Being able to learn through open source software is a big big win and will reap benefits for the Iceland ICT industry for years to come.
All in all, good stuff f-rom the Icelandic government. Let's hope more European governments follow suit!
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...