Thư ngỏ gửi Obama: Chú Sam phải đi theo nguồn mở

Thứ bảy - 21/02/2009 08:33
Open letter to Obama: Uncle Sam should go open source

Một nhóm các nhà cung cấp phần mềm nguồn mở nổi bật đã viết một thư ngỏ gửi chính quyền Obama ủng hộ việc áp dụng rộng rãi hơn các phần mềm nguồn mở.

A group of prominent open source software vendors have written an open letter to the Obama administration encouraging broader adoption of open source software.

By Ryan Paul | Last up-dated February 10, 2009 8:20

Theo: http://arstechnica.com/open-source/news/2009/02/software-vendors-encourage-ob...

Bài được đưa lên Internet ngày: 10/02/2009

Lời người dịch: Dù những người khởi thảo bức thư ngỏ gửi tới tổng thông Obama này là ai chăng nữa, thì sự việc vẫn là khẳng định những lợi ích của phần mềm tự do nguồn mở mà chính phủ mới của Mỹ sẽ áp dụng nhiều hơn nữa.

Ảnh Obama: http://static.arstechnica.com/obama-linux.jpg

Một nhóm các nhà cung cấp phần mềm đã xuất bản một thư ngỏ gửi tổng thống Obama ủng hộ chính quyền mới áp dụng các phần mềm nguồn mở trong hạ tầng công nghệ thông tin của chính phủ. Bức thư nói rằng phần mềm nguồn mở có thể giảm được giá thành khi triển khai các sáng kiến về công nghệ của chính phủ trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ và an ninh.

Phần mềm nguồn mở đã được sử dụng một cách rộng rãi bởi nhiều cơ quan khác nhau của chính phủ. Bộ Quốc phòng, mà nó đã và đang khai thác những lợi ích của phần mềm nguồn mở nhiều năm nay, đã sử du ngj Linux và công nghệ nguồn mở trong một loạt rộng lớn các dự án chủ chốt, bao gồm cả chương trình Hệ thống chiến đấu trong tương lai của Quân đội và chương trình Chiến binh mặt đất. Bộ Quốc phòng gần đây cũng đã tung ra một website trên đó nó trình bày các dự án nguồn mở của bộ.

Chính quyền Obama đã thể hiện mối quan tâm trong việc đánh giá những lợi ích tiềm tàng của sự áp dụng nguồn mở một cách rộng rãi trong công nghệ thông tin của chính phủ, nhưng còn chưa rõ liệu tiếp cận hiện hành của nó sẽ có khả năng tạo ra hướng dẫn về chính sách hay không. Bức thư ngỏ này, được xuất bản hôm thứ ba bởi một nhóm các nhà cung cấp nguồn mở, có thể giúp ghi dấu vào vị tổng thống mới những lợi ích tiềm tàng của việc tạo ra một chiến lược mạnh cho việc áp dụng nguồn mở.

“Thưa Tổng thống, chúng tôi tin tưởng nền công nghiệp nguồn mở đang thay đổi thế giới phát triển phần mềm theoe nhiều cách mà ngài đã hứa hẹn thay đổi nền chính trị của nước Mỹ”, bức thư tuyên bố. “Các giá trị của nguồn mở làm gương cho những người mà ngài đã bồi dưỡng trong chiến dịch của ngài: niềm hy vọng, sự thay đổi, và tính mở. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, hy vọng chân thành rằng ngài sẽ làm cho việc sử dụng phần mềm nguồn mở thành một thành phần chủ chốt của mọi sáng kiến mới về công nghệ mà chính phủ Mỹ tham gia trong nhiệm kỳ tổng thống của ngài”.

A group of software vendors has published an open letter to president Obama encouraging the new administration to adopt open source software in the government's IT infrastructure. The letter says that open source software can reduce costs when implementing government technology initiatives in areas like healthcare and security.

Open source software is already broadly used by many different branches of the government. The Department of Defense, which has been exploring the benefits of open source software for years, has used Linux and open source technology in a wide range of key projects, including the Army Future Combat Systems program and the Land Warrior program. The DoD also recently launched a Web site on which it hosts its open source projects.

The Obama administration has expressed interest in evaluating the potential benefits of broader open source adoption in government IT, but it's unclear if its current approach will be able to produce sound policy guidance. The open letter, published Tuesday by a group of open source vendors, could help to impress upon the new president the potential benefits of formulating a strong strategy for open source adoption.

"Mr. President, we believe the open-source industry is changing the world of software development in many of the ways you have promised to change American politics," the letter declares. "The values of open-source mirror those you promoted in your campaign: hope, change, and openness. We, the undersigned, sincerely hope that you will make the use of open-source software a key component of every new technology initiative the United States government enters into during your presidency."

Tuy nhiên, sự thực là bức thư này đã được viết bởi các nhà cung cấp phần mềm nguồn mở thương mại, làm cho nó dường như giống một sự quảng cáo hơn là một mong muốn chân thành để dẫn hướng cho chính sách về nguồn mở. Bức thư đặc biệt khuyến khích TriSano, “một hệ thống quản lý sự giám sát và bùng nổ hướng công dân và nguồn mở cho các bệnh truyền nhiễm, nguy hại về môi trường và các cuộc tấn công khủng bố sinh học”.

Sáng kiến phần mềm hợp tác (CSI), nhà cung cấp đứng đằng sau TriSano, có lẽ có trách nhiệm trong việc soạn bức thư ngỏ này. Hai chữ ký đầu tiêu trên bức thư này là của một nhà lập trình phát triển của CSI và giám đốc điều hành của CSI là Stuart Cohen.

Cohen là giám đốc điều hành của các phòng thí nghiệm phát triển nguồn mở OSDL những đã rời tổ chức này và đã thành lập ra CSI sau khi OSDL sát nhập với nhóm tiêu chuẩn tự do FSG. Cohen gần đây đã tạo ra một số tranh cãi với một bài báo ông đã viết cho BusinessesWeek trong đó ông đã lý luận rằng mô hình kinh doanh hướng dịch vụ đằng sau nhiều công ty phần mềm nguồn mở về cơ bản đã đổ vỡ.

Cohen và một số người đã ký lên bức thư này không phải là những người bảo vệ nguồn mở theo qui ước. Họ là những doanh nhân mà đánh giá hiệu quả về giá thành của sự phát triển hợp tác. Quan điểm của họ, như được phát biểu trong bức thư, là chính phủ phải xem xét một cách cẩn thận tới những lợi ích của tính sẵn sàng về mã nguồn và sự phát triển hợp tác trong quá trình mua sắm.

“Tôi tin tưởng rằng mã nguồn cộng đồng – một mô hình phát triển ứng dụng mà áp dụng các phương pháp của nguồn mở – phải luôn được xem xét tới vì nó dẫn tới sự phát triển với giá thành thấp hơn và chất lượng mã nguồn và sự minh bạch cao hơn trong các ứng dụng cho doanh nghiệp mà tất cả chúng ta sẽ mong đợi”, Cohen đã nói với chúng tôi trong một thư điện tử.

The fact that the letter has been authored by commercial open source software vendors, however, makes it seem a bit more like an advertisement than a sincere attempt to guide open source policy. The letter specifically promotes TriSano, "an open source, citizen-focused surveillance and outbreak management system for infectious disease, environmental hazards, and bioterrorism attacks."

The Collaborative Software Initiative (CSI), the vendor behind TriSano, is likely responsible for orchestrating the open letter. The letter's first two signatories are a CSI developer and CSI CEO Stuart Cohen.

Cohen used to be the CEO of the Open Source Development Labs (OSDL) but departed the organization and founded CSI after OSDL merged with the Free Standards Group. Cohen recently generated some controversy with an article he wrote for BusinessWeek in which he argued that the service-oriented business model behind many open source software companies is fundamentally broken.

Cohen and some of the other like-minded signatories on the open letter are not conventional open source advocates. They are entrepreneurs who appreciate the cost efficacy of collaborative development. Their position, as enunciated in the letter, is that the government should give careful consideration to the benefits of source code availability and collaborative development during the procurement process.

"I believe that community sourcing—an application development model that adapts open source methodologies—should always be considered because it results in lower cost development and deployments, higher quality code and the transparency in enterprise applications that we've all come to expect," Cohen told us in an e-mail.

Quả thực, khả năng sử dụng lại và định lại mục đích một cách rộng rãi mã mở có thể tạo ra một mô hình phát triển mở cực kỳ ưu việt cho chính phủ. Các công nghệ mở cũng có thể khuyến khích tính tương hợp và trao cho các cơ quan chính phủ tính mềm dẻo nhiều hơn trong trao đổi dữ liệu và các lĩnh vực sống còn khác.

Để thể hiện sự mở rộng về hỗ trợ công cộng cho việc áp dụng nguồn mở, các lãnh đạo công ty mà đã ký vào bức thư ngỏ này đang tìm kiếm các công dân và thành viên có quan tâm của cộng đồng phần mềm nguồn mở tham gia với họ trong việc khẳng định sự ủng hộ cho các nội dung của bức thư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, họ đã tung ra một website công cộng (xem đường liên kết bên dưới), nơi mà những người viếng thăm có thể thêm tên của họ vào bức thư.

Indeed, the ability to broadly reuse and repurpose open code could make an open development model extremely advantageous for the government. Open technologies could also boost interoperability and give government agencies more flexibility in data interchange and other critical areas.

To demonstrate the extent of public support for open source adoption, the corporate executives who have signed the open letter are asking for concerned citizens and members of the open source software community to join them in affirming support for the letter's contents. To facilitate this, they have launched a public Web site whe-re visitors can add their names to the letter.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập349
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay20,744
  • Tháng hiện tại470,185
  • Tổng lượt truy cập37,997,009
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây