ISO/IEC và OOXML: thẩm phán, bồi thẩm đoàn và kẻ phạm tội

Thứ năm - 31/07/2008 06:45
ISO/IEC and OOXML: The judge, the jury and the hangman

Theo: http://osindia.blogspot.com/2008/07/isoiec-and-ooxml-judge-jury-and-hangman.html

Bài được đưa lên Internet ngày: 18/07/2008

Lời người dịch: Sự can thiệp quá xá của Microsoft đối với ISO trong vụ OOXML đã dẫn tới việc kháng án của 4 quốc gia là các nền kinh tế đang nổi lên là Nam Phi, Brazil, Ấn Độ và Venezuela. Tiếc rằng những người có chức trách của ISO/IEC lại bỏ qua những nội dung kháng án của các quốc gia này. Nay thì một khuynh hướng còn đáng lo ngại hơn đã nảy sinh, đó là ý tưởng về việc tạo ra cơ quan tiêu chuẩn mở cho các quốc gia có các nền kinh tế đang nổi lên nhằm tránh khỏi ách “thực dân số” của các tập đoàn “tham lam và hám lợi một cách trần trụi” với mưu toan cướp bóc họ thông qua “tụi mafia mà họ điều hành ISO”.

Những người cho tới nay đã từng theo dõi vấn đề OOXML có thể đã lưu ý rằng Ấn Độ là một trong số 4 quốc gia đã kháng án chống lại sự chấp thuận OOXML của ISO/IEC. Bước tiếp sau trong màn kịch này (trò chơi đố chữ?) là việc những người đứng đầu của ISO và IEC đã trả lời cho 4 quốc gia này. Các câu trả lời về cơ bản bỏ qua những khiếu nại được 4 quốc gia này thực hiện với sự thờ ơ có chủ tâm. Tôi không ngạc nhiên. Sau tất cả, nếu tôi được hỏi để thông qua việc xét xử ý kiến cá nhân tôi, thì có lẽ tôi sẽ không tự treo cổ mình. Đủ để được nói về làm cách nào mà Microsoft đã thoả hiệp với ISO trên blog này và những blog khác và tôi sẽ không bổ sung thêm cho điều này. Tổng thư ký ISO, ngài Alan Bryden đã ở Ấn Độ vào tháng 12/2007 và tôi đã hỏi ông ấy là ông ta đã nghĩ gì về những thứ gây tranh cãi xung quanh quá trình của OOXML. Câu trả lời của ông ta là ISO là một tổ chức dân chủ và nó sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn từ sự gây tranh cãi này. Câu trả lời rất lém lỉnh nhưng là một sự lừa dối tuyệt đối không biết ngượng. Chỉ 2 tháng sau phát biểu sai trái của ngài Bryden ISO đã chủ toạ cuộc họp quyết định có biểu quyết BRM theo các tình huống như vậy mà chúng ta (uỷ ban LITD15 của cơ quan tiêu chuẩn Ấn Độ) đã bị ép phải gửi một tập các đề xuất lên ISO về làm thế nào cuộc họp BRM phải được dẫn dắt. Vì chúng tôi những người Ấn Độ sẽ không làm, bức thư đó là cực kỳ lịch sự, nhưng hồi tưởng lại, thì sự lịch sự này bị bỏ phí đối với tụi mafia mà họ điều hành ISO.

Those who have been following the OOXML issue would have noted that India was among the four countries that had appealed against the ISO/IEC approval of OOXML. The next step in this drama (c-harade?) is that the heads of ISO and IEC have replied to the four countries. The replies
essentially dismiss the claims made by the four countries with studied nonchalance. I am not surprised. After all, if I was asked to pass judgment on my own goofups, I am not likely to hang myself. Enough has been said on how Microsoft has compromised ISO on this blog and others and I will not add to this. The ISO Secretary General, Mr Alan Bryden was in India in December 2007 and I had asked him what he thought of the controversy surrounding the OOXML process. His answer was that ISO is a democratic organization and it will emerge stronger f-rom this controversy. Very glib answer but an absolute and shameful lie. Just two months after Mr. Bryden's false statement ISO held a Ballot Resoution Meeting held under such apalling circumstances that we (the LITD15 committee of Bureau of Indian Standards) were forced to send a set of suggestions to ISO on how the BRM should be conducted. As we Indians are wont to do, the letter was exceedingly polite, but in retrospect, this politeness is wasted on the mafia that runs ISO.

Câu hỏi lớn hơn cho những nhà ra quyết định chính sách trong các thị trường đang nổi lên là: Ai thực sự là ISO/IEC có thể trả lời được đây. Nếu họ giải thích các luật lệ và trò chơi mà hệ thống này điều tiết một mối quan tâm của các tập đoàn lớn và mạnh, thì có thể đã tới lúc mà các nền kinh tế đang nổi lên tạo ra một cơ quan tiêu chuẩn của riêng họ với cấu trúc điều hành minh bạch và một cam kết chắc chắn cho các tiêu chuẩn mở tự do về phí bản quyền. Cách duy nhất mà các quốc gia đang nổi lên có thể bảo vệ được chính họ chống lại sự tham lam và hám lợi một cách trần trụi của một thực thể tập đoàn trong việc truy lùng những siêu lợi nhuận và những tổ chức mà họ đã bắt giữ là để hợp tác với nhau để đảm bảo công lý. Chúng ta cũng phải gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho các tập đoàn tham lam đó rằng chúng ta không có bất kỳ lòng khoan dung nào cho những mưu toan như vậy trong chế độ thực dân số.

Chúng tôi những người Ấn Độ đã có đủ các công ty Đông Ấn đang cướp bóc đất nước chúng tôi, và để lại một vệt dài của sự đổ máu chết chóc, nghèo đói và bệnh tật đằng sau. Chúng tôi đã có đủ về Ấn Độ là một bang mềm. Nếu các công ty này muốn bán hàng tại Ấn Độ, họ tốt hơn là phải tuân thủ các luật lệ của Ấn Độ và chấp hành các bộ luật của Ấn Độ và dừng việc hành động chống lại những lợi ích của nhân dân Ấn Độ. Nếu bạn nghĩ những thứ đó là những lời thô bỉ cục cằn, thì tôi khuyến cáo đọc blog của giáo sư Phatak (xem đường liên kết bên dưới) và bình luận chi tiết của ông về những hoạt động của Microsoft xung quanh OOXML. Như người ta nói, không có khỏi lấy đâu ra lửa và nếu một giáo sư đáng kính như giáo sư Phtak lại giận dữ đến thế, hãy tưởng tượng điều gì đã gây ra nó.

Việc tạo ra một cơ quan tiêu chuẩn thay thế sẽ là một nhiệm vụ cực kỳ bền bỉ, nhưng các tiêu chuẩn không phải là một lĩnh vực nơi mà các công ty có thể được tha thứ. Các tiêu chuẩn cai trị cuộc sống của chúng ta theo hàng triệu cách khác nhau và những người đàn ông và đàn bà bình thường sẽ có các tiêu chuẩn của họ được tạo ra theo một cách mở, minh bạch mà có lợi cho tất cả mọi người.

Hãy cho tôi biết những gì bạn nghĩ về ý tưởng tạo ra một tổ chức tiêu chuẩn mở vì lợi ích của những nền kinh tế đang nổi lên.

The larger question for for policy makers in emerging markets is : Who exactly is ISO/IEC answerable to? If they interpret the rules and game the system to accommodate a big, powerful corporate interest, then maybe it is time that emerging economies cre-ated a standards body of their own with transparent governance structures and a firm commitment to royalty-free open standards. The only way that emerging countries can protect themselves against naked greed and avarice of a corporate entity in quest of super-profits and the institutions they have captured is to collaborate with each other to ensure justice. We must also send out a strong message to these greedy corporations that we have zero tolerance for such attempts at digital colonization.

We Indians have had enough of the East India Companies looting our country, and leaving a trail of bloodshed, poverty and famine behind. We have had enough of India being a soft state. If these companies want to sell in India, they better follow Indian rules and obey Indian laws and stop acting against the interests of the people of India. If you think those are harsh words, I'd recommend reading Prof.DB Phatak's blog and his detailed commentary on Microsoft's activities around OOXML. As they say, there is no smoke without fire and if a respected professor like Prof.Phatak is so furious, imagine what caused it.

Creating an al-ternate standards organization will be an exceedingly tough task, but standards are not an area whe-re compromises can be tolerated. Standards govern our lives in a million different ways and the common man and woman deserve to have their standards cre-ated in an open, transparent manner that benefits everyone.

Let me know what you think of the idea of creating an open standards organization for the benefit of the emerging economies.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay555
  • Tháng hiện tại640,784
  • Tổng lượt truy cập37,442,358
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây