Lịch sử ngắn gọn của máy tính và phần mềm tự do: tiền ở đâu? (Phần 4 và hết)

Thứ sáu - 03/10/2008 06:45
A brief history of computers and free software: whe-re is the money?

Tony Mobily , 2008-09-25

Theo: http://www.freesoftwaremagazine.com/columns/brief_history_computers_and_free_...

Bài được đưa lên Internet ngày: 25/09/2008

Chào mừng bạn đến với kỷ nguyên không máy tính và không phần mềm

Welcome to the non-computer and non-software era

Trong 2 năm qua, mọi người đã nhận thức được rằng họ đã không cần một máy tính to và mạnh để làm những gì mà họ luôn làm: một chiếc điện thoại (có thể một chiếc trên một thứ hữu cơ ảo hoá) có thể làm việc một cách dễ chịu. Khá thú vị, sự ngăn trở chính lại đã là (và có thể đang là) trong các thiết bị đầu vào và đầu ra: bàn phím và màn hình.

Công nghệ đang để tâm tới các vấn đề này bằng các màn hình lớn (hãy nghĩ về các điện thoại di động/thiết bị trợ giúp cá nhân HTC) và bằng các phương thức đầu vào sáng tạo (hãy nghĩ về bàn phím của iPhone, và giao diện của Android). Ngay bây giờ, trong khi rất dễ dàng sử dụng một bàn phím ngoài trên các thiết bị này, thì tôi ngờ sẽ sớm có một tiêu chuẩn nổi lên mà nó sẽ cho phép người sử dụng kết nối các thiết bị điện tử cá nhân PDA của họ với các màn hình bên ngoài theo một cách dễ dàng và tiện dụng.

Theo kịch bản này, người sử dụng máy tính không còn tồn tại nữa, nói một cách nghiêm túc. Mỗi người sẽ có đủ năng lượng và không gian lưu trữ để làm bất kỳ thứ gì họ muốn bằng việc sử dụng các thiết bị di động của họ (hoặc PDA, dù nó nghe có vẻ rất giống từ viết tắt khác của công nghệ thông tin...). Các máy tính để bàn có thể sẽ kết thúc bằng việc thu hút bụi bẩn lên bàn làm việc của người sử dụng, trong khi một thế giới được kết nối với nhau một cách dày đặc sẽ tập trung vào mạng xã hội, đa phương tiện, giao tiếp và các thông tin trực tuyến.

Over the last two years, people realised that they didn’t need a big powerful computer to do what they always did: a phone (maybe one on virtual steroids) could do the job nicely. Amazingly enough, the main barrier was (and probably still is) in the input and output devices: the keyboard and the monitor. Technology is taking care of these issues with large screens (think about HTC’s personal assistants/mobile phones) and with innovative input methods (think of the iPhone’s keyboard, and Android’s interface). Right now, while it’s very easy to use an external keyboard on these devices, I suspect there will soon be an emerging standard which will allow users to connect their PDAs to external monitors in an easy, convenient way.

In this scenario, computer users don’t exist anymore, strictly speaking. Everybody will have enough power and storage space to do whatever they like using their mobile devices (or PDAs, although it sounds too much like yet another IT acronym…). Desktop computers might end up collecting dust on the users’ desks, while an intensely interconnected world will focus on communication, multimedia, social networking and online information.

Điều này đang xảy ra khi chúng ta nói: người sử dụng đang bỏ ra ngày càng nhiều thời gian lên các điện thoại di động và PDA của họ cho thư điện tử và các ứng dụng gửi nhận thông điệp, trong khi việc bán các máy tính xách tay và máy netbook (thiết bị kết nối Internet) đang vượt lên các máy tính để bàn. Sau này (trên thực tế, chính là năm nay), một dạng thiết bị mới đã được tạo ra gần như ngẫu nhiên bởi Asus: các netbook, với Asus EeePC như ông vua của nền công nghiệp. EeePC là một máy tính giá thành đặc biệt thấp với một màn hình nhỏ và ổ cứng flash thay vào chỗ của một ổ cứng truyền thống. Các netbook là bước mới thứ 2 trong sự hội tụ này giữa các thiết bị di động và các máy tính đứng một mình. Chúng cũng là bằng chứng cho việc các máy tính đã tiến hoá thành những thiết bị cầm tay bé xíu mà chúng sẽ quản lý sự giao tiếp và các dữ liệu của người sử dụng. (Nếu bạn nghi ngờ, thì bước mới nhất này sẽ xảy ra khi sẽ không có sự khác biệt nào giữa điện thoại và máy tính của bạn nữa).

This is already happening as we speak: users are spending more and more time on their mobile phones and PDAs for email and messaging applications, while laptop and netbook sales are overtaking the ones of desktop computers. As of lately (in fact, this very year), a new class of devices has been cre-ated by near-accident by Asus: the netbooks, with the Asus EeePC as the industry’s king. The EeePc is an extremely low-cost computer with a small screen anda solid flash drive in place of the traditional hard drive. Netbooks are the second-last step in this convergence between mobile devices and stand alone computers. They are also the evidence that computers have evolved to tiny, portable appliances that will manage the user’s communication and data. (If you are wondering, the last step is when there is no difference between your phone and your computer).

Tương lai trực tuyến – hôm nay

The online future — today

Thị trường phần mềm đang chuyển dịch hoàn toàn sang các ứng dụng trực tuyến hướng tới việc quản lý và chia sẻ thông tin. Mô hình kinh doanh có thể thay đổi (doanh thu sẽ được tạo ra bằng việc quảng cáo trực tuyến hoặc bởi những người sử dụng trả tiền), nhưng khái niệm chính luôn là như nhau: nó cần phải là trực tuyến, nó cần phải truy cập được, nó cần phải đưa thứ gì đó cho người sử dụng, và nó cần phải nhìn là đẹp. Từ năm ngoái, các công ty có thể viết các ứng dụng nhỏ của bên thứ 3 cho Facebook mà nó sẽ được chọn sau đó và được cài đặt bởi những người sử dụng của Facebook; các ứng dụng này thực sự trú ngụ trên máy chủ của bên thứ 3, và có thể hiển thị bất kỳ thứ gì – bao gồm cả các quảng cáo của bên thứ 3 (doanh thu sẽ đi về người sản xuất phần mềm, hơn là về Facebook). Chỉ các phần mềm chống virus dường như sẽ chống lại xu thế này, chủ yếu vì chúng là một công cụ mà có liên quan quá chặt tới bản thân chiếc máy tính.

Android của Google sắp ra đời. Với nó, rất nhiều các “điện thoại lớn” hoặc “máy tính nhỏ” sẽ xâm nhập thị trường (Android hay không Android). Điều này đã đang xảy ra như chúng ta nói về iPhone.

Những thiết bị này sẽ luôn được kết nối tới Internet, và mọi người sẽ duyệt. Các công ty phần mềm ngày nay cần tập trung vào những ứng dụng trực tuyến nào mà đội quân nhỏ này của những người sử dụng sẽ muốn. Các ứng dụng web mà cần một màn hình 19 inch để trở thành có thể sử dụng được sẽ bị bỏ qua trên tất cả những thiết bị di động này của người sử dụng – và đó đơn giản không phải là một lựa chọn.

Mô hình kinh doanh (và vì thế cả nguồn doanh thu) sẽ phụ thuộc vào ứng dụng, như một thứ là chắc chắn: sẽ có tiền để kiếm.

The software market is shifting completely towards online applications aimed at managing and sharing information. The business model may vary (revenues are generated by online advertising or by paying users), but the main concept is always the same: it needs to be online, it needs to be accessible, it needs to give something to the user, and it needs to look good. Since last year, companies can write small third-party Facebook applications which are then picked and installed by Facebook users; the applications actually reside on the third-party server, and can display anything — including third-party ads (the revenues will go to the software maker, rather than Facebook). Only antivirus software seems to be resisting this trend, mainly because they are a tool that is so tightly related to the computer itself.

Google’s Android is about to come out. With it, a whole lot of “big phones” or “small computers” will invade the market (Android or not). This is already happening as we speak with the iPhone. These devices will be constantly connected to the Internet, and people will browse. Software companies today need to focus on which online applications this small army of users will want. Web applications that need a wide 19” screen in order to be usable will miss out on all those mobile users — and that’s simply not an option.

The business model (and therefore the revenue source) will depend on the application, but one thing is sure: there is money to be made.

Giấy phép GPL

The GPL

GPL là một giấy phép phàn mềm được tạo ra bởi Ric-hard Stallman cho dự án GNU, mà nó có mục đích để tạo ra một hệ điều hành hoàn chính và tự do.

Trong những điều kiện thông thường (và có thể quá đơn giản hoá), một chương trình được tung ra theo GPL có thể được sửa đổi, bán lại, phân phối lại bởi bất kỳ ai, một cách tự do. Nhưng, nếu bạn viết một chương trình và muốn sử dụng một vài mã nguồn của GPL, thì bạn cần đưa ra toàn bộ những thứ đó theo GPL. Vì thế, giả sử rằng bạn đang viết một chương trình quản lý ảnh (như Photoshop). Chương trình của bạn cần có khả năng đọc và hiểu các tệp GIF. Để làm việc đó, sẽ có một thành phần dễ chịu sẵn sàng để sử dụng, nhưng nó được tung ra theo giấy phép GPL. Bây giờ, bạn có 3 sự lựa chọn: bạn có thể tự viết chức năng (mà nó là rất đắt về công việc và sự duy trì). Bạn có thể trả tiền cho ai đó cho một giấy phép sử dụng mã nguồn của họ (nhưng bạn về cơ bản là nằm trong tay của họ; họ có thể nâng giá lên sau này). Hoặc bạn có thể sử dụng thư viện GPL (nhưng, nếu bạn làm như vậy, bạn có thể cần tung ra toàn bộ chương trình của bạn theo GPL!). Đây là vì sao GPL là thứ gì đó được gọi là một giấy phép“virút”. Một số người tranh luận rằng nó quá khắt khe, trong đó ép bạn tung ra phần mềm của riêng bạn theo GPL nếu bạn sử dụng bất kỳ thành phần GPL nào. Những người khác còn cố gắng làm mất hiệu lực của GPL trong hệ thống toà án, với mục đích kết hợp các mã GPL (được viết bởi những người tình nguyện) trong các phần mềm thương mại của họ. Cuối cùng, sự thật là các nhà lập trình phát triển phần mềm có thể chọn bất kỳ giấy phép gì mà họ thích, và mọi người cần tuân thủ những gì giấy phép này nói.

The GPL is a software license cre-ated by Ric-hard Stallman for the GNU project, which aimed at creating a complete, free operating system.

In simple (and maybe oversimplifying) terms, a program released under the GPL can be modified, resold, redistributed by anybody, freely. But, if you write a program and wants to use some GPL code, you need to release the whole thing under the GPL. So, suppose that you are writing an image manipulation program (like Photoshop). Your program needs to be able to read and understand GIF files. To do that, there is a nice component ready to use, but it’s released under the GPL. Now, you have three choices: you can write the functionality yourself (which is very expensive in terms of work and maintenance). You can pay somebody for a license to use their code (but you are basically in their hands: they might raise the prices later, etc.). Or you can use a GPL library (but, if you do that, you would need to release your whole program under the GPL!). This is why the GPL is sometimes called a “viral” license. Some argue that it is too restrictive, in that it forces you to release your own software under the GPL if you use any GPL component. Other people even tried to invalidate the GPL in the court system, with the goal of incorporating GPL code (written by volunteers) in their commercial software. In the end, the truth is that software developers can pick whichever license they like, and everybody needs obey what the license says.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay13,106
  • Tháng hiện tại585,968
  • Tổng lượt truy cập37,387,542
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây