Liệu Microsoft Windows có đang “Sụp đổ”?

Thứ bảy - 19/04/2008 07:15
Is Microsoft Windows "Collapsing"?

April 15, 2008

By James Maguire

Ảnh 1: Tác giả bài viết: http://itmanagement.earthweb.com/img/2008/01/james-maguire.jpg

Theo: http://itmanagement.earthweb.com/entdev/article.php/3740876

Lời người dịch: Trong số 267.000 đường link có chứa cụm từ “Windows collapsing” (Windows đang sụp đổ) trong ngày 18/04/2008 – nghĩa là sau ngày đầu tiên có cụm từ này 09/04/2008 có đúng 09 ngày, tôi đã tình cờ chọn được bài này để được tiếp tục mạch bài viết. Tôi thực sự mong muốn các nhà ra quyết sách chiến lược, các giám đốc công nghệ thông tin của Việt Nam cả khu vực trong cũng như ngoài nhà nước xem xét kỹ bài viết này và những bài có liên quan về vấn đề này vì lợi ích của chính mình và của cộng đồng. Tôi tin rằng không ai muốn có sự đổ vỡ mang tính hệ thống khi Windows thực sự sụp đổ. Mà điều này có thể là đã cận kề. Điểm bước ngoặt được dự đoán là vào năm 2011!

Việc các hệ thống thông tin của chúng ta phụ thuộc hoàn toàn và chỉ biết tới có Windows mà không có bất kỳ phương án dự phòng nào có thể là sai lầm lớn nhất mà chúng ta phải trả giá trong vài năm tới!

Nếu Windows thực sự sụp đổ, với tư duy “dùng thứ ăn sẵn” của chúng ta, liệu chúng ta có gào vào mặt Microsoft mà nói rằng “Windows phải sống để chúng tôi còn có chỗ dựa” hay không?

Tư duy “sáng tạo lại bánh xe” mà nhiều người trong chúng ta thường mỉa mai với những ai muốn “tự lập” trên cơ sở các hệ điều hành tự do nguồn mở GNU/Linux, lại chính là tư duy mà các nhà phân tích của Gartner khuyến cáo cho Microsoft ở đây: “Những gì chúng tôi nói là, đã tới lúc đối với Microsoft phải làm gì đó một cách cơ bản tận gốc, hãy trở lại với tấm bảng vẽ, hãy phát minh lại (reinvent) hệ điều hành này trong một kỷ nguyên khi mà mạng máy tính là gần như ở đâu cũng có”. Và như vậy, nếu chúng ta có phát minh lại hệ điều hành cho chúng ta thì vấn đề thực sự vẫn chưa muộn và hoàn toàn không đáng buồn cười tí nào!

Bài được đưa lên Internet ngày: 15/04/2008

Như nhà phân tích của Gartner Neil MacDonald đã phát biểu trong phòng đầy các nhà quản lý công nghệ thông tin về tương lai của Windows, ông ta đã hỏi 2 câu hỏi chủ chốt. Để hiểu được quan điểm về Windows của những người chuyên nghiệp về kỹ thuật này, ông ta đã yêu cầu giơ tay:

Đầu tiên, ông ta đã hỏi có bao nhiêu người trong căn phòng cảm thấy rằng tiến trình và tốc độ hiện nay của Windows là có thể chấp nhận được: Liệu nó có cố thủ được, liệu có gì đó mà chúng ta có thể thực sự sống được với nó hay không?

Không có ai đã giơ tay”, MacDonald nói với tôi.

Rồi thì, đưa ra câu trả lời đó, ông đã hỏi: Liệu thay đổi tận gốc có là cần thiết không?

“Và một nửa căn phòng đã giơ tay”.

MacDonald, người cùng với nhà phân tích khác của Gartner là Michael Silver là tác giả của “Windows đang sụp đổ: Làm thế nào và làm gì để cải thiện nó tiếp theo”, đã không ngạc nhiên bởi sự hoài nghi mạnh mẽ.

As Gartner analyst Neil MacDonald spoke with a roomful of IT managers about the future of Windows, he asked two key questions. To learn how these tech professionals view Windows, he requested a show of hands:

First, he asked how many in the room felt that the current Windows course and speed is sustainable: Is it tenable, is it something we can actually live with?

No one raised their hand,” MacDonald tells me.

Then, given that response, he asked: is radical change is necessary?

“And half the room raised their hand.”

MacDonald, who along with Gartner analyst Michael Silver authored “Windows is Collapsing: How What Comes Next Will Improve,” wasn’t surprised by the robust skepticism.

Như ông nói về nó, sự không thoả mãn với hệ điều hành thống trị nền công nghiệp Windows này là sâu sắc và tràn ngập khắp nơi. “Chúng ta nghe thấy điều này từ những khách hàng hàng ngày. Một vài dạng vấn đề: Quá khó để bảo an, quá khó để quản lý. Việc vật lộn với những nâng cấp lên Windows Vista – là đau đớn”.

Vấn đề cốt lõi, MacDonald nói, là vì nền tảng mã nguồn một cách nguyên khối, to khổng lồ của Windows sẽ làm cho nó khó sử dụng, ít khả năng thích nghi được với những đòi hỏi hiện nay. Trang bị của di sản lâu năm của nó làm cho nó còn lâu mới nhanh và lanh lợi được như thế giới ngày nay.

Khi Windows được thiết kế lần đầu tiên, việc được kết nối là một loại trừ; bây giờ thì việc không được kết nối là một loại trừ. Khi Windows đã được phát triển, các phần mềm độc hại (malware) đã hầu như không được biết tới một cách rộng rãi và nền công nghiệp chống virus hầu như không tồn tại. “Bây giờ chúng ta đã nhận thức được rằng có rất nhiều những chàng trai tồi tệ cố gắng có được thứ gì đó của chúng ta. Và an ninh phải được hỗ trợ từ bên trong từ ngay thủa ban đầu, chứ không phải sàng sẩy theo như một thứ để nghĩ sau”, ông nói.

Để trụ lại như người chơi dẫn đầu trong nhiều năm trước mắt, Microsoft cần phải thay đổi – một cách lớn lao đáng kể. “Những gì chúng tôi nói là, đã tới lúc đối với Microsoft phải làm gì đó một cách cơ bản tận gốc, hãy trở lại với tấm bảng vẽ, hãy phát minh lại (reinvent) hệ điều hành này trong một kỷ nguyên khi mà mạng máy tính là gần như ở đâu cũng có”.

As he tells it, dissatisfaction with the industry-dominant Windows OS is deep and pervasive. “We hear this f-rom clients every day. Same types of problems: too hard to secure, too hard to manage. Struggling with the upgrades to Windows Vista – it’s painful.”

The core problem, MacDonald says, is that Windows’ gargantuan, monolithic code base makes it unwieldy, less able to adapt to current demands. The baggage of its long legacy makes it far f-rom quick and nimble in today’s world.

When Windows was first designed, being connected was the exception; now being disconnected is the exception. When Windows was developed, malware was largely unknown and the anti-virus industry hardly existed. “Now we realize that there’s a lot of bad guys trying to get our stuff. And security should be baked in f-rom the very beginning, not bolted on as an afterthought,” he says.

To remain a top player in the years ahead, Microsoft needs to change – considerably. “What we’re saying is, it’s time for Microsoft to do something radical, to go back to the drawing board, to reinvent the operating system in an era when network computing is nearly ubiquitous.”

The Ideal Windows OS

Hệ điều hành Windows lý tưởng

Một hệ điều hành Windows lý tưởng có thể phải theo module, có mục tiêu hướng tới môi trường đặc thù mà nó sống trong đó. Không ai bò lan ngổn ngang với cơ sở của mã nguồn, mà là các phiên bản khác nhau mà chúng hoàn toàn tối ưu hoá được cho các máy tính khác nhau.

MacDonald chỉ ra ví dụ của Apple, hệ điều hành OS X của nó phù hợp một cách tuyệt vời trong một thế giới bị hạn chế của các thiết bị di động. Bởi thế, iPhone đã chộp giữ được thị trường di động trong một quãng thời gian ngắn đáng kể.

“Đó là lợi ích của việc có một hệ điều hành có thể thích nghi được. Bạn có thể làm mỏng nó xuống khi cần thiết – mà không phải là thứ mà bạn có thể làm ngày hôm nay với Windows”.

Tất nhiên, vì Apple có một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt. Các phần mềm và phần cứng của nó là hoàn toàn như cậu với mợ, ngược lại so với Windows khi ngồi trên đỉnh của các máy dạng được hàng hoá hoá ( commoditized). Liệu MacDonald có thực sự nói rằng Microsoft làm thứ không thể nghĩ ra được – là chào một sự kết hợp phần cứng – phần mềm trong thế giới máy tính cá nhân PC hay sao?

Ông không nói ra như thế. “Liệu Apple, với sự sáng tạo của mình, có chỉ ra rằng bạn có thể làm ra một kinh nghiệm cho những người sử dụng nếu bạn tự làm phần cứng và phần mềm hay không?”, ông hỏi.

Microsoft khăng khăng rằng đó không phải là mô hình kinh doanh mà hãng muốn, rằng lợi nhuận của Xbox 360 của hãng là từ đó. “Họ đã chỉ ra ở đó: khi Microsoft làm phần cứng và phần mềm, họ làm ra thứ gì đó thật tuyệt”, Zune của Microsoft cũng đưa ra một sự tổng hợp phần mềm – phần cứng, mặc dù với ít thành công hơn là máy tính iPod.

Ảnh 2: Độ phức tạp của Windows trên máy trạm theo thời gian: http://itmanagement.earthweb.com/img/2008/04/windows-complexity.jpg

An ideal Windows OS would be modular, targeted for the specific environment it lives in. Not one sprawling code base, but different versions that are fully optimized for different machines.

MacDonald points to the example of Apple, whose OS X system fits perfectly in the limited world of mobile devices. Consequently, the iPhone grabbed hold of the mobile market in a remarkably short period.

“That’s the benefit of having an adaptable operating system. You can thin it down as needed – which is not something you can do today with Windows.”

But Apple, of course, has a completely different business model. Its software and hardware are fully married, as opposed to Windows, which sits on top of commoditized machines. Is MacDonald actually saying that Microsoft do the unthinkable – offer a hardware-software combination in the PC world?

He’s not ruling it out. “Has Apple, with its innovation, shown that you can produce a better experience for users if you do the hardware and software yourself?” he asks.

Microsoft insists that this isn’t the business model its wants, yet the company’s Xbox 360 benefits f-rom it. “There they’ve shown: when Microsoft does hardware and software, they do something cool.” Microsoft’s Zune also offers a software-hardware synthesis, though with less success than the competing iPod.

One Size Fits All?

Một cỡ vừa cho tất cả chăng?

Khi MacDonald tham chiếu tới nhu cầu đối với Microsoft để phát triển một tiếp cận theo module, ông không tham chiếu tới vô khối các phiên bản của Vista. Danh sách này là dài: Ultimate, Home Premium, Home Basic, Business, Enterprise.

Đó là một bài tập đóng gói từ trên xuống khá là thiển cận”, ông nói. “Điều đó còn hơi lố bịch đáng buồn cười nữa”. Thách thức thực tế đi sâu hơn. Những gì hãng này đang chiến đấu là: làm thế nào bạn làm ra một mô hình kinh doanh ngoài những thứ đỏng đảnh hay thay đổi của bức tranh máy tính hôm nay ư? Một thế giới trong đó một đội quân các thiết bị di động giao tiếp với một đội quân các máy tính để bàn, mà chúng giao tiếp với một trung tâm dữ liệu hỗn tạp không đồng nhất ư?

Trong thế giới này, một nền tảng mã nguồn đơn độc một mình, ỳ ạch lê lết – được tưởng tượng ra đầu tiên của một thế hệ trước đó – phải đấu tranh là tất yếu.

Những thay đổi có thể được có thể có nhiều dạng thức. Ví dụ: “Có thể họ xem xét việc chia nhánh nền tảng mã nguồn chuyên nghiệp từ nền tảng mã nguồn của người tiêu dùng”, MacDonald nói. “Như vậy thì các doanh nghiệp đó cuối cùng sẽ có thứ gì đó mà chúng có thể quản lý được và tuỳ biến được hơn đối với những gì họ cần. Nếu một tập hợp những công nhân chỉ chạy một tập hợp các ứng dụng đặc thù nào đó, vì sao tôi không thể nghĩ nó cần hạ xuống và cấu hình nó thật giống như một kiosk?”

“Thứ một kích cỡ vừa cho tất cả này – nó được thiết kế cho tất cả mọi người, nhưng làm việc tuyệt vời tốt thì không đối với ai cả vì nó cố trở thành mọi thứ cho tất cả mọi người”.

When MacDonald refers to the need for Microsoft to develop a modular approach, he’s not referring to, say, the umpteen versions of Vista. The list is long: Ultimate, Home Premium, Home Basic, Business, Enterprise.

“That’s a fairly superficial top down packaging exercise,” he says. “That had gotten a little ridiculous.”

The real challenge goes deeper. What the company is struggling with is: how do you make a business model out of something that’s as fluid as today’s computing landscape? A world in which a legion of mobile devices communicates with an army of desktops, which communicates with a heterogeneous data center?

In this world, a single, lumbering code base – first conceived of a generation ago – necessarily struggles.

The possible changes could take many forms. For instance: “Maybe they consider forking the enterprise code base f-rom the consumer code base,” MacDonald says. “So that enterprises ultimately get something that’s more manageable and customizable to what they need. If one set of workers only runs a specific set of applications, why can’t I thin it down and configure it much more like a kiosk?”

“This one size fits all – it’s designed for everyone, but works perfectly well for no one because it’s trying to be all things to all people.”

Liệu Microsoft sẽ thay đổi trước thời điểm bước ngoặt chăng (Tipping Point – điểm đỉnh)?

Mặc dù MacDonald (và những nhà quản lý công nghệ thông tin và ông trình bày) cảm thấy rằng Windows cần một sự sửa cho đúng tiến trình, vẫn không rõ liệu Redmond có cùng quan điểm như vậy không.

Microsoft có khả năng, nếu hãng cảm thấy bị đe doạ, để thực hiện những thay đổi này, ông nói. Tuy nhiên, “Không có gì nghiêm trọng hiên này mà nó đe doạ vị thế của họ trên máy tính để bàn, hoặc vị thế củ họ với Office, và vì thế họ không được thúc đẩy ở mức cao để lao vào sự sáng tạo tận gốc rễ như vậy”.

Trong khi hãng cảm thẩy một vài sức ép phải thay đổi, đó là bề chìm của sự thay đổi đang được đòi hỏi. “Microsoft nhận thức được về những xu hướng mà chúng ta đã nói, họ hiểu rằng các xu hướng đó đang tồn tại”, MacDonald nói. “Họ không đồng ý về việc liệu thay đổi tận gốc là cần thiết hay không... Tôi nghĩ họ cảm thấy họ có thể chịu được điều này, bằng những cải tiến bổ sung tiếp tục trong sự phân thành module của những gì nằm sâu bên trong hệ điều hành này, đóng gói lại các SKU khác nhau”.

Nhưng tôi nghĩ có sự không kết nối được giữa Microsoft và các khách hàng của hãng về việc điều đó là tồi tệ làm sao”.

Về bản chất, sự khó khăn là một thứ của mô hình kinh doanh mang tính di sản. “Tôi nghĩ vấn đề này là, họ giữ chính họ làm con tin cho mô hình kinh doanh này, nơi mà họ phải xuất các phần cứng, và bất kỳ thứ gì mà chúng làm gián đoạn thứ đá nguyên khối này [của họ] là một sự đe doạ”.

Vì thế phiên bản chính tiếp sau, Windows 7, đang trên vệt trở thành “hơn nữa của cùng – những thay đổi bổ sung”.

Vâng hãng này có thể không có thời gian không hạn chế để thay đổi tiến trình. Cát đang rung chuyển ngay dưới chân họ. “Dự đoán của chúng tôi là, năm 2011, sẽ có một điểm bước ngoặt nơi mà nhiều tổ chức hơn sẽ có các ứng dụng mà chúng được thiết kế để không biết hệ điều hành là gì cả. Và nó thực sự làm thay đổi cán cân này, vì thế tính tương thích ngược không còn là một vấn đề lớn như nó đã là, vì chúng ta sẽ thử cho cai sữa đối với bản thân chúng ta một cách chậm chạp khỏi các ứng dụng Win32”.

Will Microsoft Change Before the Tipping Point?

Although MacDonald (and the IT managers he addressed) feel that Windows needs a course correction, it’s unclear whether Redmond is of the same opinion.

Microsoft has the ability, if it felt threatened, to make these changes, he says. However, “There is currently nothing serious that threatens their position on the desktop, or their position with Office, and therefore they are not highly motivated to embark on such radical innovation.”

While the company feels some pressure to change, it’s the depth of the change that’s in question. “Microsoft is aware of the trends that we talked about, they acknowledge that the trends exist,” MacDonald says. “They disagree about whether radical change is necessary…I think they feel they can contain this, with continued incremental improvements in the modularity of the underlying operating system, repackaging different SKUs.”

“But I think there’s a disconnect between Microsoft and its customers on how bad it’s gotten.”

The difficulty, in essence, is one of legacy business model. “I think the problem is, they hold themselves hostage to the business model, whe-re they have to ship with the hardware, and anything that breaks up this monolithic stack is a threat.”

So the next major release, Windows 7, is on track to be “more of the same – incremental changes.”

Yet the company may not have unlimited time to change course. The sands are shifting underneath its feet. “Our projection is, 2011, there’s a tipping point whe-re more organization have applications that are designed to be OS agnostic. And it really does change the equation, so backward compatibility is not the big issue that it was, because we’re trying to wean ourselves slowly off Win32 apps.”

Who Gains if the Giant Fal-ters?

Ai sẽ được nếu người khổng lồ vấp ngã?

Nếu quả thực Microsoft đã lép vế trong thị trường, ít nhất 3 tay chơi có thể hưởng lợi:

Google: Người khổng lồ về tìm kiếm này đã làm xong thứ gì đó một cách thông minh sâu sắc bằng việc phát triển nền tảng điện thoại di động Android của hãng. “Nó thông minh và họ đi trước đối với thị trường di động, và tăng trưởng trong các thiết bị siêu di động”, MacDonald nói. “Và cuối cùng, vì sao không nhảy vào môi trường máy tính cá nhân PC chung hơn nhỉ?” Trong tương lai (và ngay cả bây giờ) ranh giới là đang mờ ảo giữa máy tính di động và máy tính để bàn cá nhân – tất cả chúng đều là một môi trường. Vì thế việc nhảy vào lĩnh vực di động trước (mà nó không phải là thế mạnh của Windows) là hiểu biết khôn khéo.

Apple: “Apple tiếp tục tăng trưởng trong thị phần các doanh nghiệp”, ông nói.

Linux: “Bạn không thể bỏ qua các máy tính để bàn Linux. Chúng tiếp tục tiến hoá và ngày một tốt hơn”, MacDonald nói. OpenOffice, một giải pháp thay thế nguồn mở cho con bò sữa tiền mặt hàng đầu của Microsoft Office, vẫn đang được cải tiến, và đã phù hợp một cách tuyệt vời cho hầu hết mọi người sử dụng, ông nói.

Khuyến cáo cho người sử dụng doanh nghiệp

Bài trình bày của MacDonald và Silver đưa ra một số các khuyến cáo cho các khách hàng doanh nghệp vì họ xem xét quan hệ trong tương lai của họ với Microsoft:

Trên cơ sở ngay lập tức, hãy xem xét tới sự mở rộng của các cài đặt hệ điều hành Windows trong hạ tầng của bạn. Hãy tạo ra một dự báo cho “điểm bước ngoặt” của bạn, ở đó bạn sẽ có lẽ trở thành không thể biết là hệ điều hành nào.

Qua năm sau, hãy xem xét ở các công nghệ ảo hoá và các ứng dụng không phụ thuộc hệ điều hành có thể cho bạn một ưu thế cạnh tranh và giá thành. Cùng lúc đó, MacDonald khuyến cáo việc hành động với những triển khai cài đặt của Vista; ngay cả nếu Microsoft có thay đổi tiến trình, thì nó cũng cần vài năm để đi xuống đường.

Về lâu dài, hãy theo dõi lịch trình của Microsoft. Dựa trên việc bạn cảm thấy thoả mãn thế nào, “hãy biểu quyết theo túi tiền của bạn”, họ khuyến cáo. Đừng ngại ngần xem xét các mô hình máy tính có thể thay thế. Và nếu bạn muốn mở rộng cuộc sống của những cài đặt Windows hiện hành của bạn, hãy sử dụng sự ảo hoá để giảm thiểu hơn những vụ nổ lớn cho những đồng đô la của bạn.

Ảnh 3: Yếu tố được thiết kế lại: Các ứng dụng máy trạm trong tương lai của bạn sẽ không cần biết tới hệ điều hành nào: http://itmanagement.earthweb.com/img/2008/04/windows-tipping-point.jpg

If indeed Microsoft were to suffer in the marketplace, at least three players would benefit:

Google: The search giant has done something deeply intelligent by developing its Android mobile phone platform. “It’s smart that they go first for the mobile market, and grow up into ultra-mobile devices,” MacDonald says. “And ultimately, why not get into the more general PC environment?” In the future (and even now) the line is blurring between mobile computing and the desktop PC – it’s all one environment. So entering the mobile arena first (which is not Windows’ strength) is savvy.

Apple: “Apple continues to grow in enterprise market share,” he says.

Linux: “You can’t rule out desktop Linux. It continues to evolve and get better,” MacDonald says. OpenOffice, a free, open source al-ternative to leading Microsoft cash cow Office, keeps on improving, and is already perfectly suitable for most uses, he says.

Advice for Enterprise Users

MacDonald and Silver’s presentation offers a number of recommendations for enterprise clients as they consider their future relationship with Windows:

On an immediate basis, take a look at the extent of Windows OS instances in your infrastructure. Cre-ate a forecast for your “tipping point,” at which you’ll likely become OS-agnostic.

Over the next year, take a look at whe-re virtualization technologies and OS-independent applications can give you a competitive or cost advantage. At the same time, MacDonald recommends proceeding with Vista deployments; even if Microsoft were to change course, it would be a couple years down the road.

Longer term, keep track of Microsoft’s road map. Based on how satisfied you are, “vote with your wallet,” they advise. Don’t hesitate to consider al-ternative computing models. And if you want to extend the life of your current Windows instances, use virtualization to squeeze more bang for your buck.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

ltnghia@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay7,522
  • Tháng hiện tại580,384
  • Tổng lượt truy cập37,381,958
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây