Mua Yahoo! sẽ cho Microsoft sở hữu thư điện tử, các dự án, mã nguồn nguồn mở.

Thứ hai - 04/02/2008 09:11
Yahoo! buy would give Microsoft ownership of open source e-mail, projects, code, Ugh.

Theo: http://blogs.zdnet.com/open-source/?p=1962

Bài được đưa lên Internet ngày: 01/02/2008

Lời người dịch: Vậy là ÔNG TỔ của phần mềm nguồn đóng là Microsoft cuối cùng cũng phải chạy tháo thân sang nguồn mở. Chắc sẽ có người sẽ nói rằng Microsoft mua Yahoo rồi sẽ biến nguồn mở thành nguồn đóng chăng? Với tôi, đó CÓ THỂ SẼ lại là một SỰ NHẢM NHÍ nữa vì bản chất của sự phát triển phần mềm nguồn mở là theo một mô hình khác so với mô hình phát triển phần mềm sở hữu độc quyền cùng với những luật lệ, nguyên tắc và đặc biệt là các mô hình kinh doanh đi kèm với nó! Đúng là Microsoft sẽ PHẢI TRỞ THÀNH một hãng nguồn mở nếu không muốn bị DIỆT VONG! Có điều, nền công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam có chọn việc phát triển phần mềm tự do và nguồn mở là CON ĐƯỜNG PHẢI ĐI hay không lại là một câu chuyện khác! Nó phụ thuộc vào toàn bộ giới công nghệ thông tin và nhất là các nhà hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin Việt Nam!

Hãy quên việc tìm kiếm một lúc, và nhu cầu rõ ràng của Microsoft mua một công ty trực tuyến hàng đầu hoặc sẽ phải đối mặt với sự diệt vong.

Việc Microsoft đã đề xuất mua Yahoo với giá 45 tỷ USD có thể sẽ cho công ty ở Redmond, Washington này kiểm soát được công ty thư điện tử nguồn mở hàng đầu, các dự án nguồn mở và hạ tầng cơ sở nguồn mở. Vào ngày 17/11/2007, Yahoo đã mua Zimbra với giá 350 triệu USD. Hạ tầng cơ sở của Yahoo được xây dựng trên BSD (một hệ điều hành nguồn mở). Yahoo đã tung ra vô số các phần mềm cho cộng đồng nguồn mở và thậm chí tài trợ cho một số dự án nguồn mở.

Vì thế cuộc mua bán này có thể sẽ đặt Microsoft trực tiếp vào công việc kinh doanh các phần mềm nguồn mở.

Let’s forget about search for a moment, and Microsoft’s obvious need to buy a leading online company or face extinction.

Microsoft’s proposed $45 billion buy of Yahoo would give the Redmond, Wash company control over a top open source e-mail company, open source projects and an open source infrastructure. On September 17 of 2007, Yahoo bought Zimbra for $350 million. Yahoo’s infrastructure is built on BSD. Yahoo has released a myriad of software to the open source community and even sponsors some open source projects.

So this deal would put Microsoft directly into the open source software business.

Không nghi ngờ rằng những cổ đông của Yahoo! sung sướng với một siêu giao dịch như thế này. Nhưng còn đối với những nhà lập trình phát triển nguồn mở mà họ đã xây dựng Zimbra thì sao? Còn tất cả những khách hàng của Zimbra, những người đã mua cổ phần của hãng thư điện tử nguồn mở này một cách đặc biệt chỉ vì nó là một giải pháp thay thế cho Outlook và các chào mời khác của (các phần mềm) sở hữu độc quyền thì sao? Liệu Microsoft sẽ có nghiền nát Zimbra để nó không còn tồn tại nữa hay không? Hay sẽ đưa các tính năng của Zimbra vào trong Outlook?

Gần đây chúng ta đã thấy dòng chảy điên cuồng của M&A sang khu vực nguồn mở, và nhận thức được rằng nguồn mở không chỉ dẫn hướng cho sự gia tăng của các công ty mới thành lập như Zimbra và XenSource, mà còn là việc chuyển dịch một cách cơ bản các mô hình kinh doanh của các công ty sở hữu độc quyền lớn như Sun, Oracle, IBM, Citrix... và bây giờ là Microsoft.

Tôi cho rằng đó chỉ còn là vấn đề của thời gian.

There’s no doubt that Yahoo! shareholders would delight in such a mega transaction. But what about the open source developers who built Zimbra? What about all the Zimbra customers who bought into the open source e-mail specifically because it was an al-ternative to Outlook and other proprietary offerings? Will Microsoft crush Zimbra into non-existence? Feed the Zimbra features into Outlook?

Recently we’ve examined the M&A craze sweeping the open source sector, and acknowledged that open source is not only driving the rise of innovative startups like Zimbra and XenSource, but essentially transforming the business models of large traditional proprietary companies such as Sun, Oracle, IBM, Citrix .. and now Microsoft.

I suppose it was only a matter of time.

Việc Citrix mua lại XenSource cuối năm ngoái đưa Microsoft vào việc kinh doanh nguồn mở theo cách không còn phảng phất nữa. Microsoft và Citrix quan hệ chặt chẽ với nhau tới mức Citrix được xem là hầu như là một bộ phận của Microsoft. (Hãy đừng quên rằng Citrix là một trong những ISV cuối cùng mà nó từ chối chuyển sản phẩm chính của họ sang Linux).

Đây có lẽ là một động thái tốt cho tập đoàn Microsoft, cho các cổ đông của Microsoft, các nhân công của Microsoft và tất nhiên, cả các cổ đông của Yahoo. Và có thể nó là hiển nhiên của xu hướng mới mà Ray Ozzie – người nối nghiệp của Gates – đang thực hiện với công ty. Nhưng điều này có tốt cho nguồn mở hay không? Tôi nghi ngờ nó.

Citrix’s purchase of XenSource late last year got Microsoft into the open source business in not so subtle fashion. Microsoft and Citrix are so tightly bound that the latter is viewed aalmost as quasi subsidiary of Microsoft. (Let’s not forget that Citrix was one of the last ISVs that refused to move their flagship product to Linux).

It’s probably a good move for Microsoft corporate, Microsoft shareholders, Microsoft employees and, of course, Yahoo shareholders. And perhaps it is evidence of the new direction that Ray Ozzie — Gates’ named successor — is taking the company. But it’s good for open source? I doubt it.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

ltnghia@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm197
  • Hôm nay24,831
  • Tháng hiện tại504,457
  • Tổng lượt truy cập31,982,783
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây