Microsoft lừa gạt những người Brazil vì 20% thu nhập

Thứ tư - 07/05/2008 06:40
Microsoft gouging Brazilians for 20 percent of income

May 3, 2008 11:15 AM PDT

Posted by Matt Asay

Theo: http://www.cnet.com/8301-13505_1-9934964-16.html?part=rss&tag=feed&subj=TheOp...

Bài được đưa lên Internet ngày: 03/05/2008

Lời người dịch: Đây là những tính toán về được, mất tại Brazil, một trong 4 quốc gia trong nhóm BRIC (Brazil, Russia, India, China), nơi có tổng thu nhập quốc gia theo đầu người là 4710 USD, gấp 7.25 lần so với Việt Nam chúng ta. Vậy mà: “Trong trường hợp của Brazil, Microsoft cướp bóc của các doanh nghiệp cỡ 20.1% và của những người tiêu dùng là 7.8% (thu nhập quốc gia theo đầu người)”. Giả sử với giá thành các giấy phép bản quyền các sản phẩm của Microsoft áp dụng ở Brazil là y hệt như tại Việt Nam thì Việt Nam sẽ cần phải trả bao nhiêu % thu nhập quốc gia theo đầu người đây? Và người Brazil đã có lời giải của họ: Phát triển và ứng dụng các phần mềm tự do nguồn mở thay thế cho các phần mềm sở hữu độc quyền của Microsoft, Oracle... Việt Nam sẽ chọn đi theo lối nào đây? Theo tác giả thì “Đây là sự hứa hẹn của nguồn mở: Sự phát triển kinh tế lành mạnh. Không theo cách của Microsoft, mà theo cách của Brazil. Và của Argentina. Và của Nga. Và cứ như thế”... Và của Việt Nam có được không?

Điều kỳ diệu từ trước tới giờ vì sao Brazil và các quốc gia BRIC khác (Brazil, Russia, India, China) lại rất nóng về nguồn mở, bao gồm cả Linux? Gustavo Duarte đã đưa ra các lý do, không có một tý gì trong đó là việc định giá trừng phạt mà Microsoft giáng lên các thị trường đang phát triển này.

Trong trường hợp của Brazil, Microsoft cướp bóc của các doanh nghiệp cỡ 20.1% và của những người tiêu dùng là 7.8%. Một số người đóng thuế thập phân (10%) cho nhà thờ của họ; Những người Brazil được yêu cầu trả thuế thập phân cho Microsoft. Có lẽ đây là biểu hiện của lòng tin tự quan trọng hoá của Microsoft chăng?



Mỹ

Brazil

Tổng thu nhập quốc gia (GDI) theo đầu người

44,710

4,710

Giá thành của Windows Vista Business

186

364

Giá thành của Microsoft Office 2007 Standard

289

587

Giá thành các giấy phép cho doanh nghiệp theo % GDI theo đầu người

1.06%

20.1%

Giá thành của Windows Vista Home Basic (dùng ở nhà)

116

252

Giá thành của Office Home/Student (dùng ở nhà và cho sinh viên)

109

117

Giá thành các giấy phép dùng ở nhà theo % GDI theo đầu người

0.5%

7.8%

Tất cả các con số đều theo đơn vị USD theo tỷ giá 1 USD = 1.70 BD được sử dụng để tính giá thành các giấy phép tại Brazil.

Việc cấp phép của Microsoft tính theo phần trăm của tổng thu nhập quốc gia GDI của Brazil

(Nguồn: Gustavo Duarte)

Ever wonder why Brazil and other BRIC countries are so hot on open source, including Linux? Gustavo Duarte gives several reasons, not the least of which is the punitive pricing that Microsoft inflicts on these developing markets.

In the case of Brazil, Microsoft pillages businesses to the tune of 20.1 percent and consumers at a 7.8 percent clip. Some people pay tithing to their church; Brazilians are asked to pay a tithe to Microsoft. Perhaps this is indicative of Microsoft's self-important belief?

Microsoft licensing as a percentage of Brazil Gross National Income

(Credit: Gustavo Duarte)

Thế nào, tốt, không tốt? Vâng, nó đặc biệt nguy hiểm khi bạn tính tới việc làm thế nào điều này so sánh với việc đặt giá của Microsoft tại các thị trường khác:

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng các giấy phép của Microsoft gần như đắt gấp đôi ở Brazil theo giá trị tuyệt đối... vì một tỷ lệ những thu nhập quốc gia, các giấy phép cho các doanh nghiệp là 19 lần đắt hơn đối với xã hội Brazil và những giấy phép để dùng ở nhà là 15 lần đắt hơn ... Nếu có bất kỳ hy vọng nào về sự truy cập máy tính rộng khắp, thì chắc chắn chúng ta không thể kỳ vọng các gia đình sẽ chi 7.8% thu nhập hàng năm của họ chỉ về các giấy phép phần mềm của Microsoft.

Nhưng sự ảnh hưởng của Brazil đối với nguồn mở không thuần tuý là về tiền. Nó cũng là một phản xung mang tính văn hoá dựa trên 3 vấn đề, theo Duarte: 1) Bất chấp hoàn toàn đối với bản quyền, 2) Cảm tưởng chống Microsoft một cách mạnh mẽ, và 3) Sự độc quyền của những người làm việc trí não chuyên nghiệp của Linux.

Sounds, bad, right? Well, it's particularly pernicious when you take into account how this compares to Microsoft's pricing in other markets:

You might be surprised to learn that Microsoft licenses are nearly twice as expensive in Brazil in absolute terms....As a proportion of national incomes, business licenses are nineteen times more expensive to Brazilian society and home licenses are fifteen times more expensive....If there's any hope of widespread computer access, then surely we can't expect families to spend 7.8% of their annual income on Microsoft software licenses alone.

But Brazil's affection for open source isn't purely about money. It's also a cultural backlash based on three issues, according to Duarte: 1) Utter disregard for copyright, 2) strong anti-Microsoft feelings, and 3) Linux alpha geek monopoly.

Theo sự quan sát của Duarte, tôi muốn gợi ý một lý do khác: Sự mong muốn giữ cho các giá trị thực tế của người Brazil tại Brazil, hơn là chuyển các đồng đô la ngược về Mỹ. Một phần của vấn đề này là từ sự chán ghét một cách lành mạnh đối với Mỹ, mà một phần của nó cũng chỉ là một nhận thức rằng khó mà không thể xây dựng một doanh nghiệp phần mềm thịnh vượng trên cơ sở các phần mềm của một ai đó.

Như tôi đã tranh cãi gần đây tại Maxcơva, nguồn mở cho phép các nền kinh tế phát triển và phồn thịnh theo các cách riêng của họ, chứ không theo cách của Microsoft, Oracle, .v.v. Brazil phải không được chi 20% doanh số kinh doanh của nó cho Microsoft. Làm như vậy sẽ làm què quặt khả năng của Brazil để đầu tư trong nước.

Đây là sự hứa hẹn của nguồn mở: Sự phát triển kinh tế lành mạnh. Không theo cách của Microsoft, mà theo cách của Brazil. Và của Argentina. Và của Nga. Và cứ như thế.

Sự tiến bộ của phong trào nguồn mở tại Brazil và các quốc gia BRIC khác tới nay còn chưa tuyệt vời, và có một vài biểu hiện rằng xung lượng của nó đã chậm lại tại Brazil, đặc biệt, nhưng nó là sự đánh cược còn tốt hơn nhiều so với các phần mềm sở hữu độc quyền được thiết kế để giữ các lợi nhuận và kiểm soát tại nước Mỹ.

In line with Duarte's observation, I'd also suggest another reason: A desire to keep Brazilian Reals in Brazil, rather than shipping dollars back to the United States. Part of this stems f-rom Brazil's healthy distaste for the United States, but part of it is also just a realization that it's difficult to impossible to build a thriving software business on the foundation of someone else's software [PDF].

As I recently argued in Moscow, open source enables economies to develop and flourish on their own terms, not Microsoft's, Oracle's, etc. Brazil should not be spending 20 percent of its business income on Microsoft. Doing so cripples its ability to invest at home.

This is the promise of open source: Healthy economic development. Not on Microsoft's terms, but rather on Brazil's. And Argentina's. And Russia's. And so on.

The open-source movement's progress in Brazil and other BRIC countries hasn't been perfect, and there are some signs that its momentum has slowed in Brazil, in particular, but it's a far better bet than proprietary software designed to keep the profits and control in the United States.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

ltnghia@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay18,005
  • Tháng hiện tại590,867
  • Tổng lượt truy cập37,392,441
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây